(ANS – Beirut) – Để hiểu được tình hình hiện tại của các Salêdiêng ở Liban, thiết yếu phải có một bản trình bày tóm tắt về tình hình xã hội, chính trị và quân sự hiện tại của đất nước. Thông cáo được gửi từ cộng thể Salêdiêng ở Liban.
Từ ngày 8 tháng 10 năm 2023, sau cuộc tấn công đột ngột và tàn bạo của Hamas vào Israel, bắt đầu từ dải Gaza, và phản ứng bạo lực của nhà nước Israel, mặc dù không mong muốn nhưng Liban đã bị cuốn vào cuộc xung đột này, thông qua Hezbollah (“Party of God”), một đảng chính trị Liban, nhưng đồng thời cũng là một lực lượng dân quân Shiite hùng hậu, tự xem mình là mũi nhọn trong “trục kháng chiến” Hồi Giáo chống lại Israel, vốn thuộc về Đảng Cộng Hoà Hồi Giáo của Iran.
Từ đó, Liban vốn đã bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, tài chính, thể chế và chính trị nghiêm trọng, và cũng đã ở trong tình trạng không có Nguyên thủ Quốc gia (đã hai năm nay) cùng với một chính phủ đang thoái vị, phụ trách các vấn đề hiện tại. Hiện tại, Liban đang bị Hezbolla chi phối. Đảng này bất chấp nhà nước và nguyện vọng của đa số nhân dân, đã đơn phương quyết định mở mặt trận chống Israel như một hành động thể hiện sự liên đới với Gaza và sẽ tiếp tục cho đến khi Israel đóng mặt trận Gaza. Với việc mặt trận này vẫn đang mở, chắc chắn tình hình ở mặt trận Liban sẽ tiến triển xấu đi. Thực tế, gần đây tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn và chúng tôi đang ở ngưỡng cửa của một cuộc chiến tranh toàn diện, chỉ trừ có phép màu xảy ra. Các vụ ám sát có chủ đích, các cuộc không kích ngày càng dữ dội và quy mô, sự chế giễu thảm khốc của Israel khi đồng loại kích nổ hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm làm cho hàng trăm người chết và bị thương, đã khiến giọt nước tràn ly.
Từ tuần trước, một vòng xoáy trả đũa và chống trả đũa đã bắt đầu mà không có dấu hiệu dừng lại và làm cho hơn 600 người chết, 2000 người bị thương ở Liban chỉ trong vài ngày, cũng như 600,000 người phải di tản, cùng với sự tàn phá khủng khiếp ở miền Nam, gần biên giới giáp với Israel, và viễn cảnh về một cuộc đổ bộ sau khi đã tàn phá, giống hệt như ở Gaza. Ngay cả lệnh ngừng bắn, vừa được Pháp, Hoa Kỳ và các nước Ả Rập yêu cầu, ít nhất cho đến nay, vẫn hoàn toàn không chắc chắn, do sự ngoan cố của hai bên tham chiến.
Tất cả những điều này gây ra cho người dân Liban rất nhiều sợ hãi và lo lắng, đặc biệt nơi những người trẻ, những người một lần nữa phải đối diện với tương lai đầy bất an và nguy hiểm. Các gia đình phải trải qua cuộc khủng hoảng này với cảm giác hoang mang và khó chịu cùng cực.
Nhằm đối phó với tất cả những điều này, các Salêdiêng đang cố gắng mang đến cho người dân một sự gần gũi có hương vị hy vọng và tình bạn theo phong cách của Don Bosco. Trong bối cảnh chiến tranh ngầm và tình hình bất ổn của năm qua, họ đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau và cố gắng tiếp tục làm điều đó cách đều đặn. Chỉ có Phong Trào Giới Trẻ Salêdiêng (SYM) tụ họp ở vùng Trung Đông vừa rồi đã bị hoãn lại. Nó dự tính sẽ được diễn ra vào Tháng 9 này tại nhà EL Houssoun, ở Liban.
Hiện tại có một sự bất trắc: Việc mở các trường học đang bị hoãn lại, một làn sóng khổng lồ những người di tản từ miền Nam, hầu hết là người Shiite và phần lớn ủng hộ Hezbollah, tại các khu vực của người Kitô giáo phía Bắc Beirut, và sự khởi đầu của các cuộc không kích của Israel cũng ở khu vực này, nơi có các làng Shiite. Mới hôm qua, nhà EL Houssoun nằm ở quận Jbeil-Biblo, nơi cũng có trường tiểu họ và trung học, tiếp đón khoảng 60 người di tản, giống như nhiều trường học khác trong khu vực, hai làng Shiite gần đó đã bị lực lượng không quân Israel tấn không, gây ra thương vong; và các làng khác sống trong nỗi lo sợ sẽ gặp phải số phận tương tự.
Các hoạt động nguyện xá thường bao gồm hàng trăm Kitô hữu, người Hồi Giáo, và đặc biệt ở El Houssoun, dự kiến bắt đầu sớm, giờ đây sẽ phải chờ cho đến khi tình hình ổn định trở lại.
Việc mở cửa trở lại trường trung học nghề “Kỹ Thuật Don Bosco” nằm ở Al Fidar, trên bờ biển cùng quận, và trường Các Sứ Thần Hoà Bình cho những người Kitô giáo Iraq tị nạn, nằm ở Beirut, cũng phụ thuộc vào sự tiến triển của tình hình.
Tóm lại, điều thú vị để lưu ý là nhà Salêdiêng ở El Houssoun luôn đóng vai trò đặc biệt như một dấu chỉ của hy vọng trong các sự kiện chiến tranh đã ảnh hưởng đến Liban trong suốt 50 năm qua.
Trong suốt thời kỳ nội chiến (1975-1990), khi trường Salêdiêng ở Beirut đang phát triển rực rỡ bị đóng cửa vĩnh viễn vì các lực lượng bên ngoài kiểm soát, nhà El Houssoun bị chiếm đóng và chuyển thành một doanh trại, nhưng trong nhiều năm, nó cũng trở thành nơi trú ẩn an toàn cho hàng trăm người Kitô giáo tị nạn. Và trong cuộc chiến đầu tiên giữa Israel và Hezbollah năm 2006, nó tạm thời tiếp nhận khoảng một trăm người di tản, cả Hồi Giáo và Kitô giáo, từ những làng mạc phía Nam.
Sự xuất hiện hiện tại của những người di tản, con số có thể tăng thêm trong những ngày tới, do đó chứng tỏ đây là lần thứ ba mà ngôi nhà này, nằm trên núi nhưng không ở khu vực đông dân cư, được coi là một nơi tương đối an toàn.
Những ngày tới sẽ là bước ngoặt của sự kiện và do đó sẽ hướng dẫn hành động của các Salêdiêng trong tương lai gần: trở về với một sự bình thường nhất định hay tiếp tục sống và hoạt động trong tình trạng cấp bách. Đây là một thách thức mà các con cái tinh thần của Don Bosco sẵn sàng đối mặt.