Thứ Ba – Tuần 1 – Mùa Chay

LECTIO DIVINA THỨ BA TUẦN 1 MÙA CHAY
NGÀY 20-02-2018 : Mt 6,7-15

1) Opening prayer 1)  Kinh khai mạc

Lord God, you speak your mighty word to us, but we cannot hear it unless it stirs our lives and is spoken in human terms. Keep speaking your word to us, Lord, and open our hearts to it, that it may bear fruit in us when we do your will and carry out what we are sent to do. We ask you this through your living Word, Jesus Christ our Lord.

Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa phán lời oai hùng của Chúa với chúng con, Nhưng chúng con không thể nghe được Trừ phi lời ấy khuấy động đời sống chúng con Và được nói bằng ngôn ngữ loài người. Lạy Chúa, xin Người hãy tiếp tục nói Lời của Chúa với chúng con, Và xin mở lòng chúng con ra với Lời ấy, Để cho nó có thể đơm bông kết trái trong chúng con Khi chúng con làm theo thánh ý Chúa Và thực hiện những điều chúng con được sai đi để làm. Chúng con cầu xin điều này nhờ Ngôi Lời Hằng Sống của Chúa, Là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

2) Gospel Reading : Matthew 6, 7-15 2)  Tin Mừng : Mátthêu 6, 7-15 
‘In your prayers do not babble as the gentiles do, for they think that by using many words they will make themselves heard. Do not be like them; your Father knows what you need before you ask him.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, các ngươi đừng nhiều lời như dân ngoại:  họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các ngươi biết rõ điều các ngươi cần, ngay cả trước khi các ngươi xin. 

So you should pray like this: Our Father in heaven, may your name be held holy, your kingdom come, your will be done, on earth as in heaven. Give us today our daily bread. And forgive us our debts, as we have forgiven those who are in debt to us. And do not put us to the test, but save us from the Evil One. ‘Yes, if you forgive others their failings, your heavenly Father will forgive you yours; but if you do not forgive others, your Father will not forgive your failings either. Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen. Vì nếu các ngươi có tha thứ cho người ta những lỗi lầm của họ, thì Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các ngươi. Nếu các ngươi không tha thứ cho người ta, thì Cha các ngươi cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các ngươi.”
3) Reflection 3)  Suy Ngắm
• There are two versions of the Our Father: Luke (Lk 11, 1-4) and Matthew (Mt 6, 7-13). In Luke the Our Father is shorter. Luke writes for the communities which came from Paganism. In Matthew the Our Father is found in the Discourse on the Mountain, in the part where Jesus orientates the disciples in the practice of the three works of piety: alms (Mt 6, 1-4), prayer (Mt 6, 5-15) and fasting (Mt6, 16-18). The Our Father forms part of a catechesis for the converted Jews. They were accustomed to pray, but had some vices which Matthew tries to correct.   Có hai phiên bản của Kinh Lạy Cha:  Trong sách Tin Mừng Luca (Lc 11:1-4) và Tin Mừng Mátthêu (Mt 6:7-13). Trong Tin Mừng Luca, Kinh Lạy Cha thì ngắn hơn. Thánh Luca viết cho các cộng đoàn đến từ Dân Ngoại. Trong Tin Mừng Mátthêu, Kinh Lạy Cha được tìm thấy trong Bài Giảng Trên Núi, trong phần mà Chúa Giêsu giới thiệu cho các môn đệ trong việc thực hành ba việc lành phúc đức:  bố thí (Mt 6:1-4), cầu nguyện (Mt 6:5-15), và ăn chay (Mt 6:16-18). Kinh Lạy Cha tạo nên một phần của nền giáo huấn cho những người Do Thái cải đạo. Họ đã quen thuộc với việc cầu nguyện, nhưng đã có một số thiếu sót mà thánh Mátthêu cố gắng cải sửa.
• Matthew 6, 7-8: The faults to be corrected. Jesus criticizes the persons for whom prayer was a repetition of magic formulae, of strong words, addressed to God to oblige him to respond to our needs. The acceptance of our prayer by God does not depend on the repetition of words, but on God‟s goodness, on God who is Love and Mercy. He wants our good and knows our needs even before we pray to him. – Mt 6:7-8: Các lỗi lầm sẽ được sửa chữa.  Chúa Giêsu chỉ trích những người mà đối với họ cầu nguyện là một việc lặp lại của hình thức ma thuật, của các lời lẽ cứng rắn, được nói với Thiên Chúa để buộc Người phải cung ứng cho nhu cầu của chúng ta. Việc Thiên Chúa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta không tùy thuộc vào những lời lặp đi lặp lại, mà tùy thuộc vào lòng nhân lành của Thiên Chúa, tùy thuộc vào Thiên Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu và đầy Lòng Thương Xót.  Người muốn lòng thành của chúng ta và Người biết rõ các nhu cầu của chúng ta ngay cả trước khi chúng ta cầu nguyện với Người.
• Matthew 6, 9a: The first words: “Our Father” Abba Father, is the name which Jesus uses to address himself to God. It reveals the new relationship with God which should characterize the life of the communities (Ga 4, 6; Rm 8, 15). We say “Our Father” and not “My Father”. The adjective “our” places the accent on the awareness or knowledge that we all belong to the great human family of all races and creeds. To pray to the Father is to enter in intimacy with him, it also means to be sensitive to the cry of all the brothers and sisters who cry for their daily bread. It means to seek in the first place the Kingdom of God. The experience of God as our Father is the foundation of universal fraternity. – Mt 6:9a: Những ngôn từ đầu tiên: “Lạy Cha” (Abba, Cha ơi), là tên mà Chúa Giêsu đã dùng để nói với Thiên Chúa.  Nó mặc khải mối quan hệ mới với Thiên Chúa phải là đặc trưng cho đời sống cộng đoàn (Gl 4:6; Rm 8:15).  Chúng ta nói “Lạy Cha chúng con” mà không là “Lạy Cha của con”. Tĩnh từ “chúng con” nhấn mạnh vào ý thức hay việc hiểu biết rằng tất cả chúng ta thuộc về đại gia đình nhân loại của mọi chủng tộc và tín ngưỡng. Cầu nguyện với Chúa Cha là bước vào sự mật thiết với Người, nó cũng có nghĩa là phải cảm thông với tiếng kêu cầu của tất cả các anh chị em đang cầu xin cho lương thực hằng ngày của họ. Nó có nghĩa là đi tìm kiếm chỗ trọng nhất trong Vương Quốc Thiên Chúa. Kinh nghiệm về Thiên Chúa là Cha của chúng ta là nền tảng cho tình huynh đệ trên thế giới.  
• Matthew 6, 9b-10: Three requests for the cause of God: The Name, the Kingdom, the Will. In the first part we ask that our relationship with God may be re-established again. To sanctify his Name: The name JAHVE means I am with you! God knows. In this NAME of God he makes himself known (Ex 3, 11-15). The name of God is sanctified when it is used with faith and not with magic; when it is used according to its true objective, that is not for oppression but for the liberty or freedom of the people and for the construction of the Kingdom. The coming of the Kingdom: The only Lord and King of life is God (Is 45, 21; 46, 9). The coming of the Kingdom is the fulfilment of all the hopes and promises. It is life in plenitude, the overcoming of frustration suffered with human kings and governments. This Kingdom will come when the Will of God will be fully accomplished. To do his Will: The will of God is expressed in his Law. His will be done on earth as it is in Heaven. In Heaven the sun and the stars obey the laws of their orbit and create the order of the universe (Is 48, 12-13). The observance of the law of God will be a source of order and well-being for human life. –  Mt 6:9b-10: Ba điều cầu nguyện vì Thiên Chúa:  Danh Thiên Chúa, Nước Trời, Ý Thiên Chúa. Trong phần đầu, chúng ta cầu xin rằng mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa được tái lập. Thánh hóa Danh Thiên Chúa: Danh xưng Đức GIAVÊ có nghĩa là Ta sẽ ở với các ngươi! Chúa biết. Trong DANH XƯNG này của Thiên Chúa, Người mặc khải chính mình (Xh 3:13-15). Danh xưng của Thiên Chúa được thánh hóa khi nó được xử dụng với đức tin và không phải với sự mê tín; khi nó được xử dụng theo mục đích thật sự của nó, có nghĩa là không phải vì bị đàn áp mà là vì sự tự do của loài người và vì xây dựng Nước Trời. Nước Cha trị đến: Thiên Chúa duy nhất là Chúa và là Vua của đời sống (Is 45:21; 46:9). Nước Trời trị đến là sự viên mãn của tất cả mọi niềm hy vọng và lời hẹn ước. Đó là đời sống sung mãn, khắc phục được nỗi thất vọng phải chịu đựng với vua chúa và chính quyền thế gian. Nước Trời này sẽ đến khi Thánh Ý của Thiên Chúa được hoàn thành mỹ mãn. Làm theo Ý Thiên Chúa: Ý muốn của Thiên Chúa được thể hiện trong Lề Luật của Ngài. Ý muốn của Thiên Chúa sẽ được thực hiện dưới đất cũng như trên Trời. Trên Trời, mặt trời và tinh tú tuân theo quy luật quỹ đạo của chúng và tạo ra quy luật vũ trụ (Is 48:12-13). Việc tuân giữ lề luật Thiên Chúa sẽ là nguồn gốc của sự trật tự và hạnh phúc cho đời sống nhân loại.   
• Matthew 6, 11-13: Four petitions for the cause of the brothers: Bread, Pardon, Victory, Liberty. In the second part of the Our Father we ask that the relationship among persons may be restored. The four requests show how necessary it is to transform or change the structures of the community and of society in order that all the sons and daughters of God may have the same dignity. The daily bread. In Exodus the people received the manna in the desert every day (Ex 16, 35). Divine Providence passed through the fraternal organization, the sharing. Jesus invites us to live a new Exodus, a new fraternal way of living together which will guarantee the daily bread for all (Mt 6, 34-44; Jo 6, 48-51). Forgive us our debts: Every 50 years, the Jubilee Year obliged people to forgive their debts. It was a new beginning (Lv 25, 8-55). Jesus announces a new Jubilee Year, “a year of grace from the Lord” (Lk 4, 19). The Gospel wants to begin everything anew! Do not lead us into temptation, do not put us to the test: In Exodus, people were tempted and fell (Dt 9, 6-12). The people complained and wanted to go back (Ex 16, 3; 17, 3). In the new Exodus, the temptation will be overcome by the force which people receive from God (I Co 10, 12-13). Deliver us from evil: The Evil One is Satan, who draws away from God and is a cause of scandal. He succeeds in entering in Peter (Mt 16, 23) and to tempt Jesus in the desert. Jesus overcomes him (Mt 4, 1-11). He tells us: “Courage, I have conquered the world!” (Jn 16, 33). – Mt 6:11-13: Bốn điều cầu khẩn vì anh em:  Lương Thực, sự Tha Thứ, Vinh Quang, sự Tự Do. Trong phần thứ hai của Kinh Lạy Cha, chúng ta xin rằng mối quan hệ giữa loài người có thể được phục hồi.  Bốn lời cầu xin cho thấy sự cần thiết cải đổi hoặc thay đổi cấu trúc của cộng đoàn lẫn của xã hội như thế nào để tất cả con cái Thiên Chúa có thể có cùng một phẩm giá. Lương thực hằng ngày. Trong cuộc Xuất Hành khỏi đất Ai Cập, người ta nhận được bánh manna trong sa mạc mỗi ngày (Xh 16:35). Sự Quan Phòng của Thiên Chúa được chuyển qua các đoàn thể anh em, việc san sẻ.  Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống cuộc sống Xuất Hành mới, một cách sống chung mới trong tình huynh đệ bảo đảm sẽ có lương thực hằng ngày cho mọi người (Mt 6:34-44; Ga 6:48-51). Tha nợ chúng con: Mỗi 50 năm là Năm Thánh buộc người ta phải xóa nợ của họ. Đó là một sự khởi đầu mới (Lv 25:8-25). Chúa Giêsu loan báo một Năm Thánh mới, “một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4:19). Tin Mừng muốn mọi thứ bắt đầu mới lại! Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, xin đừng để cho chúng con bị thử thách: Trong thời kỳ Xuất Hành, người ta đã bị cám dỗ và đã sa cám dỗ (Đnl 9:6-12). Dân chúng đã phàn nàn và muốn quay trở lại (Xh 16:3; 17:3). Trong cuộc Xuất Hành mới, mọi cám dỗ sẽ được khắc phục bởi sức mạnh người ta nhận được từ Thiên Chúa (1Co 10:12-13). Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ: Sự dữ là Satan, là kẻ đã rời xa khỏi Thiên Chúa và là nguyên do của tội lỗi.  Hắn ta đã thành công trong việc thâm nhập vào người ông Phêrô (Mt 16:23) và cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu đã vượt thắng hắn (Mt 4:1-11). Người nói với chúng ta: “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian!” (Ga 16:33).

• Matthew 6, 14-15: Anyone who does not forgive will not be forgiven. In praying the Our Father, we pronounce the phrase which condemns us or absolves us. We say: “Forgive our trespasses as we forgive those who trespass us” (Mt 6, 12). We offer God the measure of pardon that we want. If we forgive very much, He will forgive us very much. If we forgive little, he will forgive little. If we do not forgive, he will neither forgive us. 

  Mt 6:14-15:  Bất cứ ai không tha thứ thì sẽ không được tha thứ. Khi cầu nguyện Kinh Lạy Cha, chúng ta nói lên câu mà sẽ tha thứ cho chúng ta hay là sẽ kết án chúng ta.  Chúng ta nói:  “Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6:12). Chúng ta dâng lên Thiên Chúa đo lường của sự tha thứ mà chúng ta muốn. Nếu chúng ta tha thứ rất nhiều, thì Người sẽ tha thứ cho chúng ta rất nhiều. Nếu chúng ta tha thứ ít, thì Người sẽ tha thứ cho chúng ta ít. Nếu chúng ta không tha thứ, thì Người sẽ không tha thứ cho chúng ta.

4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
86.  Salesian prayer

Docile to the Holy Spirit, Don Bosco lived an experience of humble, trusting and apostolic prayer in which praying and living were spontaneiously united.

We learn from him to recognise the action of grace in the lives of the young;  we pray for them so that the design of the Father may be fulfilled in each of them, and we pray with them that we may witness to our own faith and share the same hope of salvation.

Salesian prayer is joyful and creative, simple and profound.  It lends itself to community participation, is drawn from life experience and flows back into it.

HL 86. Cầu nguyện Salêdiêng

Dễ dạy đối với Chúa Thánh Thần, Don Bosco đã sống một kinh nghiệm cầu nguyện khiêm cung, tín thác và tông đồ, kinh nghiệm ấy liên kết cách tự nhiên việc cầu nguyện với cuộc sống.

Nơi ngài, chúng ta học nhận ra ân sủng đang hoạt động trong đời sống thanh thiếu niên: chúng ta cầu nguyện cho chúng để kế hoạch của Cha được hoàn tất nơi mỗi người trong chúng. Chúng ta cầu nguyện cùng với chúng để làm chứng về lòng tin của ta và để chia sẻ cũng một niềm cậy trông ơn cứu độ.

Việc cầu nguyện Salêdiêng vui tươi và sáng tạo, đơn sơ và thâm sâu, hướng tới tham dự cộng đồng, phát sinh từ kinh nghiệm sống và đi vào cuộc sống.

5) Personal questions 5) Câu hỏi cá nhân
• Jesus prayer says “forgive our debts”. In some countries it is translated as “forgive our offenses”. What is easier to forgive, the offenses or to forgive the debts?   Chúa Giêsu cầu nguyện rằng “xin tha nợ chúng con”. Ở một số quốc gia, câu này được phiên dịch là “xin tha thứ cho các việc phiền lòng do chúng con đã phạm”.  Điều nào thì dễ dàng tha thứ hơn, các việc làm phiền lòng hay là các món nợ?
• Christian nations of the Northern Hemisphere (Europe and USA) pray everyday: “Forgive our debts as we forgive those who are in debt with us!” But they do not forgive the external debt of poor countries of the Third World. How can we explain this terrible contradiction, source of impoverishment of millions of persons? –  Các quốc gia Kitô giáo của Bắc Bán Cầu (Âu Châu và Hoa Kỳ) cầu nguyện hằng ngày: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con!” Nhưng họ không xóa các khoản nợ cho các nước nghèo khó thuộc thế giới thứ ba. Chúng ta có thể giải thích mâu thuẫn lớn lao này, nguồn gốc sự túng nghèo của hàng triệu người, như thế nào đây?    
6) Concluding Prayer 6)  Kinh kết
Proclaim with me the greatness of Yahweh, let us acclaim his name together. I seek Yahweh and he answers me, frees me from all my fears. (Ps 34,3-4) Hãy cùng tôi ngợi khen ĐỨC CHÚA, Ta đồng thanh tán tụng danh Người. Tôi đã tìm kiếm CHÚA, và Người đáp lại, Giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng. (Tv 34:3-4)

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.


 

Visited 6 times, 1 visit(s) today