Thứ Ba – Mùa Giáng Sinh

LECTIO DIVINA THỨ 3 MÙA GIÁNG SINH
NGÀY 2-1-2018 : Ga 1, 19-28

‘I baptise with water; but standing among you – unknown to you – is the one who is coming after me; and I am not fit to undo the strap of his sandal.’ “Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết.  Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”
1) Opening prayer 1) Kinh khai mạc
All-powerful Father, you sent your Son Jesus Christ to bring the new light of salvation to the world. May he enlighten us with his radiance, who lives and reigns with you and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. Lạy Chúa Cha toàn năng, Chúa đã sai Con Chúa là Đức Giêsu Kitô Đến mang lại ánh sáng mới của ơn cứu độ cho thế gian. Nguyện xin Người soi sáng chúng con với vẻ rạng rỡ của Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.  Amen.
2) Gospel Reading – John 1,19-28 2) Bài Tin Mừng : Ga 1, 19-28
This was the witness of John, when the Jews sent to him priests and Levites from Jerusalem to ask him, ‘Who are you?’ He declared, he did not deny but declared, ‘I am not the Christ.’ So they asked, ‘Then are you Elijah?’ He replied, ‘I am not.’ ‘Are you the Prophet?’ He answered, ‘No.’ So they said to him, ‘Who are you? We must take back an answer to those who sent us. What have you to say about yourself?’ So he said, ‘I am, as Isaiah prophesied: A voice of one that cries in the desert: Prepare a way for the Lord. Make his paths straight!’ Now those who had been sent were Pharisees, and they put this question to him, ‘Why are you baptising if you are not the Christ, and not Elijah, and not the Prophet?’ John answered them, ‘I baptise with water; but standing among you – unknown to you – is the one who is coming after me; and I am not fit to undo the strap of his sandal.’ This happened at Bethany, on the far side of the Jordan, where John was baptising. Đây là chứng của Gioan, khi những người Do Thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông:  “Ông là ai?” 

Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng:  “Tôi không phải là Đấng Kitô”.  Họ liền hỏi:  “Như vậy là thế nào?  Ông có phải là Êlia chăng?”  Gioan trả lời:  “Tôi không phải là Êlia”. – “Hay ông là một đấng tiên tri?” – Gioan đáp:  “Không phải”.  Họ liền bảo:  “Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi.  Ông tự xưng là ai?”  Gioan đáp:  “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa:  Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo”.  Và những người đã được sai đến đều thuộc nhóm Biệt Phái.  Họ hỏi Gioan rằng:  “Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?” 

Gioan trả lời:  “Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết.  Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”.  Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

3) Reflection 3) Suy ngắm
• Today’s Gospel speaks about the witness of John the Baptist. The Jews sent “priests and Levites” to question him. In the same way, some years later, they sent persons to control the activity of Jesus (Mk 3, 22). There is a very great resemblance between the responses of the people regarding Jesus and the questions which the authority addresses to John. Jesus asks the Disciples: Whom do people say that I am?” They answered: “Elijah, John the Baptist, Jeremiah, one of the Prophets” (cf. Mk 8, 27-28).   Bài Tin Mừng hôm nay nói về lời chứng của ông Gioan Tẩy Giả.  Người Do Thái đã sai “các vị tư tế và các thầy Lêvi” đến để chất vấn ông.  Trong cùng một cách, vài năm sau đó, họ đã sai người đến để kiểm soát các hoạt động của Đức Giêsu (Mc 3:22).  Có một sự tương đồng rất lớn giữa phản ứng của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu và những câu hỏi mà nhà đương cuộc đã hỏi ông Gioan.  Chúa Giêsu hỏi các Môn Đệ:  “Người ta nói Thầy là ai?”  Các ông đáp:  “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó” (xem Mc 8:27-28). 
The authority address the same questions to Jesus: Are you the Messiah, or Elijah, the Prophet?” John responds by quoting the Prophet Isaiah: “I am a voice of one who cries in the desert: Prepare a way for the Lord”. The other three Gospels contain the same affirmation concerning John: he is not the Messiah, but he has come to prepare the coming of the Messiah (cf. Mk 1, 3; Mt 3,3; Lk 3, 4). The four Gospels give great attention to the activity and the witness of John the Baptist. Which is the reason that they insist so much in saying that John is not the Messiah? Nhà cầm quyền đã hỏi cùng câu hỏi với Chúa Giêsu:  “Ông có phải là Đấng Kitô, hay là Êlia, hay là một đấng tiên tri nào khác?”  Ông Gioan Tẩy Giả trả lời bằng cách trích dẫn lời Ngôn Sứ Isaia:  “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa:  Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi”.  Ba sách Tin Mừng kia cũng có điều khẳng định tương tự về ông Gioan:  ông không phải là Đấng Cứu Thế, nhưng ông đến để dọn đường cho Đấng Cứu Thế sắp đến (xem Mc 1:3; Mt 3:3; Lc 3:4).  Bốn sách Tin Mừng chú trọng rất nhiều đến hoạt động và lời chứng của ông Gioan Tẩy Giả.  Đâu là lý do mà các sách ấy nhấn mạnh quá nhiều khi nói rằng ông Gioan không phải là Đấng Cứu Thế?
• John the Baptist was put to death by Herod around the year 30. But up to the end of the first century, the time when the Fourth Gospel was written, John continued to be considered a leader among the Jews. And also after his death, the souvenir of John continued to have a strong influence in the living out of the faith of the people. He was considered a prophet (Mk 11,32). He was the first great prophet who appeared after centuries of the absence of prophets. Many considered him as the Messiah. When in the year 50, Paul passed through Ephesus, in Asia Minor, he found a group of persons who had been baptized with the baptism of John (cf. Acts 19, 1-4). Because of this, it was important to spread the witness of John the Baptist himself saying that he was not the Messiah and instead to indicate Jesus as the Messiah. And thus, John himself contributed to radiate better the Good News of Jesus.   Ông Gioan Tẩy Giả đã bị vua Hêrôđê xử tử vào khoảng năm 30.  Nhưng cho đến cuối thế kỷ thứ nhất, lúc mà sách Tin Mừng Thứ Tư được viết, ông Gioan tiếp tục được coi là một nhà lãnh đạo trong số những người Do Thái.  Và cũng sau khi ông chết đi, kỷ niệm về ông Gioan tiếp tục có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống đức tin của người ta.  Ông được xem như là một ngôn sứ (Mc 11:32).  Ông là vị tiên tri khả kính xuất hiện sau nhiều thế kỷ vắng bóng các tiên tri.  Nhiều người coi ông là Đấng Cứu Thế.  Vào thập niên 50, thánh Phaolô đi ngang qua thành Êphêsô, tại miền Tiểu Á, ông đã gặp nhóm người đã được lãnh phép rửa của ông Gioan (xem Cv 19:1-4).  Bởi vì điều này, thật là quan trọng để truyền bá lời chứng của chính ông Gioan Tẩy Giả nói rằng ông không phải là Đấng Cứu Thế và thay vào đó lại chỉ ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.  Và do đó, bản thân ông Gioan đã đóng góp hữu hiệu hơn vào việc truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu.
• “How is it that you baptize if you are neither the Messiah, nor Elijah, nor the prophet? The response of John is another affirmation with which he indicates that Jesus is the Messiah: “ I baptize with water, but standing among you, unknown to you, is one who is coming after me; and I am not fit to undo the strap of his sandal”. And a bit ahead (Jn 1, 33), John refers to the prophecies which announced the effusion of the Spirit in the Messianic times: “The one on whom you will see the Spirit descend and rest upon him, is the one who is to baptize with the Holy Spirit” (cf. Is 11, 1-9; Ez 36, 25-27; Joel 3, 1-2).   “Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không là Êlia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?”  Câu trả lời của ông Gioan là một lời khẳng định khác mà trong đó ông chỉ ra rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế:  “Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết.  Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”.  Và không lâu sau đó (Ga 1:33), ông Gioan đề cập đến những lời tiên tri đã nói về việc tràn đầy Thần Khí Chúa trong thời Đấng Cứu Thế:  “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần” (xem Is 11:1-9; Êd 36:25-27; Ge 3:1-2).  
4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
62.  A particular sign of God’s presence

The practice of the counsels, lived in the spirit of the beatitudes, makes our proclamation of the Gospel more convincing.

In a world tempted by atheism and the idolatry of pleasure, possessions and power, our way of life bears witness, especially to the young, that God exists, that his love can fill a life completely, and that the need to love, the urge to possess, and the freedom to control one’s whole existence, find their fullest meaning in Christ the Saviour.

Our way of life also affects our manner of dressing, which is meant to be an external sign of this witness and service.  The clerics follow the dispositins of the particularl Churches in the countries in which they reside, and the lay memnbers adopt the simple style which Don Bosco recommended.

HL 62. Dấu riêng biệt biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa   

Việc thi hành các Lời Khuyên Phúc Âm đúng theo tinh thần các mối phúc làm cho lời rao giảng Tin Mừng của chúng ta có sức thuyết phục hơn.

Trong một thế giới bị quyến rũ bởi thuyết vô thần và việc sùng bái các ngẫu tượng khoái lạc, của cải và quyền lực, lối sống của chúng ta làm chứng, đặc biệt cho thanh thiếu niên rằng Thiên Chúa hiện hữu và tình yêu Ngài có thể lấp đầy một cuộc sống. Nó cũng làm chứng rằng nhu cầu yêu thương, sự ham muốn sở hữu và quyền tự do để định đoạt về cuộc sống mình đạt được ý nghĩa tột đỉnh nơi Đức Kitô Cứu Chúa.

Cách sống của chúng ta cũng tác động đến cách ăn mặc : nghĩa là y phục phải là dấu chỉ bên ngoài biểu lộ chứng tá về việc phục vụ của chúng ta1: y phục người giáo sĩ mặc sẽ tuân theo những qui định của Giáo Hội địa phương nơi họ ở, y phục của các tu sĩ giáo dân sẽ đơn giản như Don Bosco khuyên nhủ.

5) Personal questions 5) Câu hỏi cá nhân
• In your life have you had a John Baptist who has prepared the way in you to receive Jesus? *  Trong cuộc sống của bạn, bạn đã có một Gioan Tẩy Giả dọn đường trong bạn để nhận lãnh Chúa Giêsu chưa?
• John was humble. He did not try to make himself greater than what he was. Ireality: Have you been a Baptist for someone? *  Gioan là một người khiêm nhường.  Ông đã không cố làm cho mình thành cao trọng hơn con người ông.  Trong thực tế:  Bạn có đã là một Gioan Tẩy Giả cho ai đó chưa?
6) Concluding prayer 6) Kinh kết
The whole wide world has seen the saving power of our God. Acclaim Yahweh, all the earth, burst into shouts of joy! (Ps 98,3-4) Toàn cõi đất này đã xem thấy Ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Tung hô CHÚA, hỡi toàn thể địa cầu, Mừng vui lên, reo hò đàn hát! (Tv 98:3-4)

Về Tác Giả và Dịch Giả: 

Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.


 

Visited 1 times, 1 visit(s) today