
(ANS – Roma) – Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã chọn Đức Tổng Giám Mục Raffaele Farina lên hàng Hồng Y. Ngài là tu sĩ Salêdiêng, một học giả lỗi lạc và chăm chỉ, một người hiền lành và khiêm tốn, một người kín cẩn và đúng giờ nên ngài đã giành được sự quý trọng của ba Đức Thánh Cha.
Hồng Y Raffaele Farina sinh ngày 24 tháng 9 năm 1933 ở Buonalbergo, Thành Phố Benevento, Ý. Ngài nhận ra ơn gọi của mình khi được thôi thúc trong lòng và bị hình ảnh của Don Bosco thu hút. Ngày 15 Tháng 8 năm 1947, ngài đã gia nhập tập viện Salêdiêng ở Portici, gần Naples. Ngài khấn lần đầu ngày 25 tháng 9 năm 1949, khấn trọn đời ngày 25 tháng 9 năm 1954, tại Naples, và được thụ phong linh mục tại Tôrino vào ngày 1 tháng 7 năm 1958.
Năm 1958, ngài lấy bằng thần học của Đại học Giáo hoàng Salêdiêng ở Tôrino. Năm 1961, ngài giảng dạy lịch sử và triết học ở các trường trung học và cao đẳng tại Khoa Lịch sử và Triết học của Đại học Naples. Từ 1962-1963, ngài dạy môn Lịch sử Giáo hội và Giáo phụ học tại học viện thần học Salêdiêng ở Castellammare di Stabia. Năm 1965, ngài tiếp tục việc học của mình và lấy bằng Tiến sĩ Lịch sử Giáo hội tại trường Đại học Giáo hoàng Gregorian, với luận án về Eusebio de Cesarea (Eusebio thành Cesarê), đã được trao Huy chương Vàng.
Năm 1965, ngài dạy môn Lịch sử Giáo hội Cổ đại và Phương pháp Phê bình tại khoa thần học của trường Đại học Giáo hoàng Salêdiêng ở Roma. Năm 1969, nhờ có học bổng, ngài tiếp tục học và thực hiện nghiên cứu kéo dài hai năm về nhà thần học Kitô giáo Origen với đề tài: “Vương quyền của Chúa Kitô theo bình giải của Thánh Mátthêu”, được thực hiện tại Đại học Bonn.
Với tư cách là một học giả với niềm đam mê giảng dạy và với phong thái của một Salêdiêng, ngài đã giảng dạy hơn hai mươi năm môn Lịch sử Giáo hội tại Khoa Thần học, từ 1976 – 1997 – sau đó, ngài được phong là giáo sư danh dự.
Năm 1973-1975, ngài là trưởng khoa Thần học của Đại học Giáo hoàng Salêdiêng (UPS), ngài đã không bỏ qua những cam kết về hành chính và thể chế. Ngài còn đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Magnificus trong 11 năm, trong nhiều giai đoạn khác nhau (1977 – 1983 và 1992 – 1997).
Đại học Giáo hoàng Salêdiêng (UPS). Ảnh Vatican Media.
Ngoài những hoạt động về giáo dục và xuất bản, ngài còn là thành viên Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử từ năm 1981 (thư ký: 1981 – 1989), là thành viên chỉ đạo khoa học của “Corona Patrum” Hiệp hội Xuất bản Quốc tế Tôrino (1979 – 1997), là Giám đốc tạp chí “Salesianum” trong những năm ngài làm Hiệu trưởng tại UPS.
Trong bản lý lịch trích ngang của ngài, cũng bao gồm việc phục vụ tại các văn phòng của Tu hội Salêdiêng, nơi ngài là Giám đốc Văn khố Salêdiêng Trung ương trong những năm từ 1984 đến 1990.
Toàn cảnh Đại Học Giáo Hoàng Saledieng UPS. Ảnh: Posy McDonald
Năm 1986, ngài được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, chức vụ này ngài giữ cho đến năm 1991. Từ năm 1992 đến năm 2006, ngài là Chủ tịch Ủy ban Biên tập Nhà xuất bản Vatican và từ năm 1992 đến năm 1997, ngài là Chủ tịch ủy ban sinh động của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Ngoài ra, ngài là Hiệu trưởng các trường Đại học Giáo hoàng ở Rôma. Trong cùng thời gian, ngài cũng giữ vai trò đại diện Tòa thánh tại CRE – Hiệp hội các trường đại học châu Âu.
Nhân dịp Lễ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu vào ngày 24 tháng 5 năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Giám đốc Thư viện Vatican, một nhiệm vụ được trao “độc quyền” cho các tu sĩ Salêdiêng. Ngài đã làm một cuộc trùng tu vĩ đại, làm thay đổi diện mạo, chức năng và phong cách lâu đời của Thư viện và Văn Khố Tòa thánh.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI thăm Văn Khố Tòa Thánh. Ảnh Vatican Media
Năm 2006, cùng với Đức Bênêđíctô XVI, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa của Oderzo, và vào ngày 25 tháng 6 năm 2007, ngài trở thành lưu trữ Viên và Thủ thư của Giáo hội Rôma, đồng thời được nâng lên hàng tổng giám mục Ad Personam (Tổng giám mục ad Personam là Giám mục nhận tước hiệu và phẩm giá danh dự cá nhân từ Đức Thánh Cha, ngài không được giao một thẩm quyền cụ thể, nghĩa là ngài không có thẩm quyền đối với một Tổng giáo phận. Ngài cũng không có quyền sử dụng dây Pallium, phù hiệu chính tương ứng với Tổng giám mục), với một thông báo do chính Đức Thánh Cha đưa ra trong chuyến viếng thăm Thư viện Vatican và Văn Khố Vatican.
Trong công nghị ngày 24 tháng 11 năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI đã tấn phong ngài làm Hồng Y.
Ngài là thành viên của một số học viện văn hóa có uy tín và nổi bật nhất cấp quốc tế, được vinh danh với nhiều giải thưởng văn hóa khác nhau từ các nước lớn ở Châu Âu. Ngài cũng đã phục vụ một cách kín cẩn cho Đức Thánh Cha Phanxicô khi đã trở thành Nhà lưu trữ và Thủ thư danh dự của Giáo Hội Roma. Ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng chịu trách nhiệm về Viện Công trình Tôn giáo (Ngân hàng Vatican).
Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Thư Viện Vatican nhân ngày giới thiệu sách “Lịch sử loan báo Tin Mừng ở Nhật Bản”. Ảnh Vatican Media.
Nguồn: https://www.infoans.org/es/component/k2/item/19007
Chuyển ngữ: Ban Truyền Thông SDB Việt Nam