Hành trình cuộc đời, trên vùng đất Châu Mỹ Latinh

1. Đt nước Uruguay

Uruguay thuộc vùng châu Mỹ La-tinh, hiền hoà nằm giữa Ắc-hen-ti-na và Bra-xin, được bao bọc bởi Đại Tây dương, một miền đất của những thảo nguyên bát ngát với hơn 3 triệu dân. Với diện tích lãnh thổ là 176.215 km, đất nước Uruguay gồm 19 tỉnh thành, phía bắc giáp Bra-xin, phía đông giáp Đại tây dương, phía tây giáp Ắc-hen-ti-na và phía nam giáp với dòng sông bạc Rio de la Plata. Nửa dân số quốc gia tập trung  tại thủ đô Montevideo, một trong những hải cảng đẹp của vùng Nam Mỹ; nửa còn lại nằm rải rác tại các vùng biên giới tiếp giáp với Ắc-hen-ti-na và Bra-xin tạo nên những khu đô thị và du lịch sầm uất. Còn một số rất ít dân tạo thành những ngôi làng nằm rải rác trên các thảo nguyên xanh và những dòng sông thơ mộng.

Khí hu. khí hậu tai Uruguay gồm 4 mùa rõ rệt, Xuân, Hạ Thu và Đông. Đẹp nhất vẫn là lúc giao mùa, mọi người đều có thể cảm nhận được sự chuyển mình của cây cỏ và thiên nhiên. Uruguay hiền hoà lắm, có thể nói đây là vùng “đất khách”. Đây đó những con đường, những góc phố, với những kiến trúc cổ, người ta dễ dàng nhận ra một Châu Âu thu nhỏ, vì người Tây Ban Nha và người Ý đã hiện diện tại đây từ nhiều thế kỷ trước.

Tôn giáo. Không khó để nhận ra Uruguay là một đất nước Công giáo và tự do tín ngưỡng. Hầu hết khi kết thúc một cuộc đối thoại, người ta đều nói trên đầu môi: “Nos vemos si Dios quiere” nghĩa là “Chúng ta s gặp li nhau nếu Chúa mun”. Ngoài ra, tại Uruguay, người ta nhận thấy hầu như nơi đâu cũng có những ngôi thánh đường cổ kính, tuyệt đẹp. Tuy nhiên, Giáo hội Uruguay hiện nay đang gặp nhiều thách đố của vùng châu Mỹ La-tinh: một Giáo hội lâu đời với các cử hành tôn giáo đang dần bị lãng quên và thay vào đó là những giá trị trần thế; ít người đến nhà thờ, ít người tham dự thánh lễ và các cử hành mục vụ; đặc biệt giới trẻ chẳng hề tha thiết đến ơn gọi thánh hiến.

Giáo Dc. Uruguay nổi tiếng với một nền giáo dục mở, tiên tiến, nhưng gần gũi với đời sống thực tế và miễn phí. Sở dĩ tôi gọi nơi đây là “miền đất khách” cũng vì lý do đó. Tại Uruguay, người ta dễ dàng bắt gặp những du học sinh từ các quốc gia lận cận, và tại Montevideo còn có một trường học dành riêng cho người nước ngoài.

Nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ cho ngành giáo dục, nên từ những thập kỉ trước, UNESCO đã công nhận Uruguay là một  quốc gia “Giáo dục cho mọi người”. Các tiêu chí của danh hiệu này gồm: phổ cập giáo dục cấp tiểu học, xóa nạn mù chữ nơi người lớn tuổi, bình đẳng giới và bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong năm 2009, Chính phủ Uruguay đã lên kế hoạch đầu tư 4,5% GDP cho ngành giáo dục. Thông qua dự án One Laptop Per, năm 2009, Uruguay đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp máy tính xách tay cho tất cả các học sinh tiểu học.

Tng thng ca người dân. Jose Mujica, Tổng Thống của Uruguay. Người ta quen gọi ông với tên gọi rất thân thương: Don Pepe. Ông đảm trách cương vị tổng thống từ năm 2010-2015. Từ một quốc gia chịu ảnh hưởng chung bởi guồng máy suy thoái kinh tế toàn cầu, Uruguay trở thành một quốc gia tăng trưởng mạnh trong khối Châu mỹ La-tinh, vươn lên trong thị trường xuất khẩu thịt và năng lượng cho các nước. Ông đưa Uruguay từ một quốc gia có tỉ lệ 40% nghèo, giảm còn 10% . Một vị Tổng Thống của hoạt động, một vị Tổng Thống xắn tay áo lên và đồng hành cùng người dân. Ông dùng 90% tiền lương của mình cho các công tác xã hội và người nghèo. Người dân Uruguay đã quen nhìn thấy cảnh một vị Tổng Thống xếp hàng tại bệnh viện; cũng chẳng xa lạ gì khi nhìn thấy ông tại các cửa hàng bán nông cụ. Ông nói “người ta gi tôi là v tng thng nghèo nht, nhưng tôi không cm thy mình nghèo. Người nghèo đích thực là người làm vic chỉ đ duy trì mt li sng tn kém và ham mun có nhiu tin hơn. Đây là vn đ thanh thoát: nếu bn không có nhiu của cải, bn s chẳng phi làm vic qun qut c đi như mt tên nô l đ gi đng tài sn đó. Lúc ấy bn s có nhiu thi gian hơn dành cho bn thân, gia đình và nhng người xung quanh”. Vài lần được vinh dự gặp ông tại các trường Sa-lê-diêng, và tôi chưa bao giờ dám nghĩ một vị nguyên thủ quốc gia lại gần gũi và bình dị đến thế.

2. Salêdiêng tại Uruguay

Con cái Don Bosco đến với đất nước Uruguay từ rất sớm vào cuối tháng 12 năm 1876. Tỉnh dòng Uruguay mang Thánh hiệu Giuse đã phát triển mạnh mẽ, rồi trải qua bao thăng trầm và hiện diện đến ngày nay. Hiện tại Tỉnh dòng gồm 12 cộng đoàn và 4 điểm hiện diện trải dài từ Bắc chí Nam. Tổng số hội viên gồm 83 người, trong đó 1/2 là hội viên lớn tuổi, và gồm nhiều quốc tịch: Uruguay, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và non trẻ nhất là Việt Nam.

Với nền giáo dục hướng mở và tiên tiến, phần lớn anh em Sa-lê-diêng Uruguay làm việc tại các trường học, trường nghề và các trung tâm xã hội. Số ít còn lại phục vụ tại các giáo xứ và giáo họ. Trăn trở lớn nhất của Tỉnh dòng Uruguay là vấn đề ơn gọi, vấn đề hôn nhân gia đình và nền văn hoá thế tục. Uruguay là một quốc gia thế tục nhất tại châu Mỹ La-tinh.

3. Đôi dòng cm nghiệm

“…ao ước ca tôi là ra đi đ được vi Đc Kitô.” (Pl 1,23)

Cuối thu, trời xe lạnh những chiếc lá đã rời cành để lại những hàng cây cổ thụ thêm trơ trọi, sương mù ôm trọn miền Thủ đô.  Đâu đây những thảm hoa vàng như ngoi lên từ mặt đất, ẩn hiện nét đẹp của sự bình an.

Đã gần 4 năm trên mảnh đất Uruguay, không ngắn cũng chưa dài, vừa đủ để biết mình khó có thể rời xa. Bốn năm, giờ ôn lại những miền kí ức. Bốn năm qua, tôi dong mình trong các miền truyền giáo, các khu rừng, những ngôi làng trên các thảo nguyên xanh tươi, những ngôi làng nhỏ ven sông, vùng biên giới, giờ tôi neo mình lại vùng Thủ đô cùng với những đứa trẻ và người dân của mình.

Bốn năm để cảm nghiệm về bản thân, sự cô đơn khó khăn và những thao thức trong ơn gọi của mình. Một cuộc sống mới đúng nghĩa. Tôi phải tập nói, tập nghe, tập viết một ngôn ngữ mới. Tập ăn những món ăn bản địa, tập thích nghi với thời tiết và tập hoà mình với nền văn hoá châu Mỹ La-tinh. Tập xa gia đình, bạn hữu và những người thân quen. Tập sự cô đơn đời tu sĩ và tập để lắng nghe Chúa nói với bản thân tôi. Đây cũng là thời gian để tôi sống  chậm lại, sống “người” hơn, nhân bản hơn, sống với đam mê của tuổi trẻ. Tôi cậy nhờ sự hướng dẫn của Chúa và  phó thác cuộc đời mình trong tay Ngài.

Người dân cũng đã quen dần với ông thầy châu Á, ít nói cười nhiều, hay đi thăm những khu ổ chuột, đem thức ăn cho những người vô gia cư và là bạn của những đứa trẻ.  Họ quen dần một ông thầy cuối tuần đi chợ, họ vẫn hay cân thừa hoặc dúi thêm chút đồ mỗi khi gặp, chắc là thương cảm bọn trẻ, rồi thương luôn ông thầy nghèo. Những hạnh phúc nhỏ nhoi .

Thời gian tới, tôi tạm gác lại những công việc của mình để tập trung hoàn tất giai đoạn đào luyện ban đầu. Tạm rời xa những nồi thức ăn vào mùa đông cùng những kẻ vô gia cư, rời xa những ngôi làng truyền giáo, lìa xa những đứa trẻ mình trần hay dong mình trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, lìa xa những chuyến  xe thồ thức ăn mỗi cuối tuần.

Cuộc sống là vậy, gắn kết rồi lìa xa, giống như đã 4 năm rời xa gia đình, bạn hữu, quê hương mình. Tôi còn cả cuộc đời phía trước để lìa xa, nhớ lắm, thương lắm.

Tôi chỉ biết cố gắng, cố gắng giữ cho mình ngọn lửa tình mến, thao thức với thân phận làm người, cố gắng hoàn thiện những bất toàn của bản thân, sống một đời sống ngày một giản dị hơn, chân thành hơn.

Chưa có gì chắc chắn để nói rằng đây là miền đất Chúa dành cho tôi, nhưng hiện tại tôi cảm được sự bình an và biết mình còn có thể cố gắng hơn được nữa, biết mình còn lửa với những thao thức, những thách đố đang đối diện.

Khó khăn đấy, gian truân đấy, nhưng “vừa sức” mình. Và điều quan trọng hơn là trên mảnh đất này trong sự cô đơn và công việc, tôi cảm được Thiên Chúa và Đức Maria hiện diện trong đời sống tôi. Xin luôn đồng hành cùng tôi trong lời cầu nguyện để dù tôi có là ai và là gì đi nữa khi đến cuối hành trình của mình, tôi luôn hạnh phúc với thao thức là “ra đi đ được li vi Đc Kitô“. (Pl 1,23)

Thày Đaminh Trần Đức Thành SDB


Visited 32 times, 1 visit(s) today