Giám mục Luy Versiglia (1873-1930)

Chân Phước ngày 15.05.1983
Phong Thánh ngày 01.10.2000
Thánh Giám Mục tử đạo Lui Versiglia


Một Chuyên Viên Thú y hay Linh Mục?

Luy sinh ngày 05.06.1873 tại Oliva Gessi (Pavia). Ngày từ nhỏ, cậu đã từng phục vụ trong ban giúp lễ, và nhiều người nghĩ rằng ngài cậu sẽ trở thành một linh mục. Tuy nhiên, Lui không thích nghe nói tới chuyện đó, vì cậu muốn trở thành một bác sĩ thú y.

Là Sa-lê-diêng

Năm lên 12 tuổi, Don Bosco đã lưu ý tới cậu và hấp dẫn cậu đến độ cậu đã thay dổi ý định. Năm 1888, sau khi Don Bosco qua đời, Lu-I đã bị đánh động rất mạnh khi tham dự nghi lễ nhận thánh giá truyền giáo của 7 nhà truyền giáo Sa-lê-diêng, và cậu đã quyết định trở thành một người Sa-lê-diêng với ước mơ sẽ đi truyền giáo.

Linh Mục

Thày Lu-I đã đạt được văn bằng triết học, và không lâu sau đó, thày đã lãnh nhận chức linh mục vào năm 1895. Cha Rua đã bổ nhiệm Lu-I làm Giám đốc tập viện khi ngài mới chỉ 23 tuổi tại Genzano ở Roma, một trách nhiệm mà ngài đã thực thi trong suốt 10 năm với sự hiền dịu, cương quyết và kiên nhẫn.

Truyền Giáo tại Trung Hoa

Theo lời yêu cầu rất khẩn khoản của vị Giám Mục Macao, 6 Sa-lê-diêng truyền giáo đã đến Trung Hoa vào năm 1906, với cha Lui Versiglia làm trưởng nhóm. Như thế, lời tiên tri của Don Bosco đã trở thành sự thật. Tại Macao, ngài đã thiết lập “nhà mẹ” và cũng mở một điểm truyền giáo tại Heughchow.  Cha Lu-I đã dấn thân làm việc như Don Bosco đã từng làm, lập một đội kèn để có sức thu hút, mở các nhà mồ côi và nguyện xá.

Một Vị Giám Mục Gương Mẫu

Năm 1918, các Sa-lê-diêng đã nhận điểm truyền Giáo tại Shiuchow từ vị Đại Diện Tông Tòa tại Canton, và vào ngày 09.01.1921, cha Versiglia đã được tấn phong Giám mục. Với sự khôn ngoan, làm việc không mỏi mệt và lối sống đơn sơ nghèo khó, ngài thường xuyên đến thăm và khích lệ các hội viên cũng như các Ki-tô hữu trong địa phận của ngài. Bất cứ nơi đâu ngài tới, các làng đã như một ngày hội, đặc biệt các trẻ em.

Ngài thực sự là một vị mục tử tốt lành, hoàn toàn hiến mình cho đoàn chiên. Ngài đã kiện cường giáo phận với một cơ cấu tổ chức vững chắc với đại chủng viện, nhà đào luyện, lên kế hoạch xây dựng những khu nhà ở và bệnh viện cho những người già và người nghèo.

Ngài rất quana tâm tới việc huấn luyện các giáo lý viên. Ngài đã viết: “Một nhà truyền giáo mà không kết hợp với Thiên Chúa, thì tựa như một con kênh chẳng còn thông với mạch nguồn của nó”. “Nhà truyền giáo càng cầu nguyện nhiều, thì càng thu lượm được nhiều”. Giống như Don Bosco, ngài đã trở thành một gương mẫu về sự làm việc và tiết độ.

Trong khi đó tại Trung Hoa, hoàn cảnh chính trị đã trở nên rất căng thẳng, đặc biệt đối với các người Ki-tô hữu và các nhà truyền giáo ngoại quốc. Việc bắt bớ đã bắt đầu diễn ra.

Tử Đạo

Vào ngày 13.02.1930, vị Giám mục của Shiuchow đi thăm viếng điểm truyền giáo tại Linchow cùng với cha Caravario. Một số các bạn trẻ nam và nữ cùng đi với các ngài; họ đã từng học ở Shiuchow. Vào ngày 25.02, một bọn cướp Bôn-sê-vích đã chặn thuyền của ngài lại, và đòi bắt các bạn trẻ nữ.  Vị Giám Mục và cha Caravario đã kháng cự lại với tất cả sức lực của mình.

Bọn cướp đã bắn các ngài. Trước khi chết, các ngài đã giải tội cho nhau. Các ngài đã dâng hiến cuộc đời đến hơi thở cuối cùng cho đất nước Trung Hoa thân yêu.

Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã tuyên phong các ngài là những vị Tử Đạo. Đức Gio-an Phao-lô II đã tuyên phong Chân phước cho các ngài năm 1983, và phong thánh vào ngày 01.10.2000.

Văn Chính, SDB chuyển ngữ


 

Visited 4 times, 1 visit(s) today