CHUYẾN VIẾNG THĂM NGOẠI THƯỜNG CỦA CHA TỔNG CỐ VẤN TRUYỀN GIÁO, CHA ALFRED MARAVILLA TỚI VÙNG TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN.

Việt Nam, ngày 15 tháng 11 năm 2023- Cha Tổng Cố vấn Truyền giáo, cha Alfred Maravilla, đã có chuyến kinh lý ngoại thường đến vùng đất truyền giáo Tây Nguyên. Sự hiện diện của cha Tổng cố vấn Truyền giáo đã quy tụ tất cả các Salêdiêng đang làm việc tại tỉnh Gia Lai gặp nhau tại cộng thể IA PIA, đánh dấu kết thúc chuyến viếng thăm ngoại thường tại khu vực này.

Trên thực tế, Chư Prong và Đức Cơ là hai huyện rộng lớn của Tỉnh Gia Lai, đã được Đức Giám mục Danh dự Giáo phận Kon Tum giao phó cho các Salêdiêng thông qua một hợp đồng kéo dài 20 năm với mong muốn các Salêdiêng sẽ truyền giáo cho người đồng bào J’Rai và truyền bá đặc sủng Salêdiêng vào hai huyện này.

Hiện tại, các Saledieng ở hai huyện Chư Prong và Đức Cơ có hai cộng thể và có hai điểm hiện diện. Các Saledieng phục vụ trong sáu giáo xứ, 26 nhà nguyện trong các làng và 15 nguyện xá. Có ba trung tâm bán trú dành cho học sinh tiểu học.

Trong cuộc họp này, Cha Tổng Cố vấn Truyền giáo đã vạch ra những hướng dẫn cụ thể cho các truyền giáo Salêdiêng giữa người bản địa.

Các Saledieng cần phải thúc đẩy việc truyền giáo một cách toàn diện cho người địa phương, đây là lựa chọn cơ bản. Tương tự như vậy, cần phải


Tumore prostatico: la prognosi in base a stadio, grado e rischio

Tumore prostatico: la prognosi in base a stadio, grado e rischio

xây dựng cộng đồng Công giáo địa phương bằng cách chọn những người lãnh đạo là người bản địa và xây dựng cơ cấu sơ cấp Giáo hội địa phương. Điều này được ưu tiên hơn việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu cần thiết, các công trình phải đơn giản và có đầy đủ chức năng, tránh các công trình to lớn.

Cha Alfred nhấn mạnh rằng, các nhà truyền giáo cần học hỏi và thực hành văn hóa cũng như ngôn ngữ bản địa J’Rai, mặc dù phần lớn người dân có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. “Người J’Rai học tiếng Việt để tìm việc làm và sinh sống trong Xã hội. Tuy nhiên, các Saledieng truyền giáo cần phải học ngôn ngữ và văn hóa bản địa để Tin Mừng có thể chạm đến cõi lòng họ”.

Nhiệm vụ của các nhà truyền giáo Salêdiêng là thúc đẩy người dân bản địa gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa của họ, cũng như bảo tồn nó thông qua các tư liệu về các hoạt động văn hóa, hoặc có thể xây dựng một bảo tàng văn hóa và nghệ thuật dành cho người bản địa. Điều này bao gồm luôn sự hội nhập văn hóa trang phục trong phụng vụ, biểu tượng tôn giáo và cử hành phụng vụ.

Do đó, Cha Tổng cố vấn Truyền giáo mong muốn các Saledieng học ngôn ngữ J’Rai bằng cách cử các hội viên trẻ hơn đi học toàn thời gian về ngôn ngữ và văn hóa địa phương ít nhất trong thời gian ba tháng. Tương tự như vậy, mỗi cộng thể đã được yêu cầu phát triển các biểu tượng, trang phục và nghi lễ tôn giáo mang tính hội nhập văn hóa. Cha Vicent Thành Trung được chọn làm điều phối viên trong khu vực, cha sẽ giúp chia sẻ ít nhất mỗi tháng về các hoạt động văn hóa của người J’Rai. Cha phải mô tả văn hoá bản địa và đánh giá “những hạt giống Tin Mừng” của người dân, sau đó đưa ra một suy tư mục vụ ngắn gọn dành cho người bản địa. Tập sách nhỏ về những suy tư mục vụ này sẽ được xuất bản trước ngày 31 tháng 1 năm 2025.

Cuộc gặp gỡ kết thúc, các Saledieng cùng chụp một tấm hình kỷ niệm đánh dấu sự kiện quan trọng này trong lịch sử truyền giáo Salêdiêng vùng Tây Nguyên.

 

Sư Huynh Bosco Hải SDB

Nguồn: www.bosco.link

Chuyển ngữ: Ngọc Toản SDB

 

 

Visited 93 times, 1 visit(s) today