Như Đức Giêsu… đồng hành
Có nhiều trình thuật kinh thánh mà trước hết nói về câu chuyện về sự đồng hành mà TC hứa cho dân ngài qua thời gian.
Ở biên giới giữa hai Giao ước, Gioan Tẩy Giả xuất hiện như người bạn đồng hành thiêng liêng đầu tiên trong các Tin mừng, trước tiên của chính Đức Giêsu. Gioan có thể làm chứng và chuẩn bị con đường bởi vì TC nói cho cõi lòng của ông.
Vào rất nhiều dịp trong Tân Ước, Đức Giêsu làm cho mình thành một người cận nhân, một người bạn đồng hành để có thể thông giao chính mình và gặp gỡ những người của thời đại ngài một cách hữu vị.
Cuộc gặp gỡ của Chúa với người phụ nữ Samari giúp chúng ta nhìn thấy cách thức mà Thần khí có thể hoạt động trong lòng mỗi người nam nữ. Cõi lòng nhân loại đó mà bởi vì mỏng dòn và tội lỗi rất thường cảm thấy lẫn lộn và bị phân rẽ, bị thu hút bởi các cám dỗ và những đề xướng vốn rất khác nhau và thường trái nghịch. [11]
Đối diện với nan giải này của con người, Sự Đồng Hành Cá nhân tỏ ra là một phương thế cực kỳ giá trị của truyền thống thiêng liêng Kitô hữu, trong ước muốn giúp các tín hữu sử dụng những khí cụ và những nguồn lực; chúng có thể giúp họ nhận biết Chúa đang hiện diện, thách đố và kêu gọi.
Chúng ta có thể miêu tả Sự Đồng Hành như thế nào? Như một thí dụ, “như một loại đối thoại liên tục giữa những bạn hữu để Chào Đón Sự Sống, khi đồng hành với cuộc sống” [12]; một cuộc đối thoại nhằm mục đích là cổ xuý mối tương giao giữa cá nhân và Chúa, giúp vượt thắng những chướng ngại tiềm mặc (potential).
Như với Đức Giêsu trong mọi cuộc gặp gỡ, trong mọi kinh nghiệm về đồng hành, cần có:
- Một cái nhìn yêu thương, như cái nhìn của ĐứcGiêsu khi gọi nhóm Mười Hai đến với ơn gọi (Ga 1,35-51).
- Một lời có thẩm quyền, như lời của Đức Giêsu trong hội đường tại Caphanaum (Lc 4,32).
- Khả năng để gần gũi với một người như Đức Giêsu với người phụ nữ Samari (Ga 4,3-34.39-42).
- Quyết định để bước đi cạnh bên, để trở nên bạn đồng hành như Đức Giêsu với hai môn đệ trên đường đi Emmaus (Lc 24,13-35).
Vì thế, đồng hành can dự đến:
- Hiểu biết hành trình mà người khác đang thực hiện, điểm mà người ấy muốn đến và nơi họ đang đi, để có thể bước bên họ.
- Đảm bảo rằng có một cuộc gặp gỡ vốn là cơ hội (dịp) cho một tương giao mang tính nhân bản và nhân bản hoá, chứ không phải mang tính lợi lộc (utilitarian).
- Với một thái độ lắng nghe (một lần nữa ta quy chiếu tới nghệ thuật biết cách lắng nghe!), điều đó làm cho ta có thể biết và hiểu người kia từ đâu tới, hành trình họ đang đi, tình trạng họ đang sống, nỗi buồn, thiếu hy vọng, mệt nhọc, tìm kiếm….
- Cũng luôn là một vấn đề của cuộc gặp gỡ qua trung gian, bởi vì Bạn Đồng Hành thực sự là Chúa Thánh Thần.
- Người đồng hành và người bạn đồng hành phải trở nên chứng nhân và người công bố hoạt động của Thần khí trong người được đồng hành, nhưng một cách lặng lẽ, ở cạnh bên, bằng lòng để chiếm vị trí được phân công chứ không phải chỗ khác. Thực vậy, người bạn thiêng liêng được nắn đúc trong kinh nghiệm cơ bản là người đầu tiên được Ngài gặp gỡ.
- Khám phá con đường mà trong đó TC tỏ lộ chính ngài trong đời sống chúng ta đến mức làm chúng ta kinh ngạc khi chúng ta được gặp gỡ ngài.
- Sáng kiến luôn là của TC; chúng ta cần phải tỏ ra trách nhiệm và tự do.
Tất cả điều này được đảm trách nhờ khoa sư phạm về các tiến trình; nó thường là chung trong truyền thống thiêng liêng. “Đời sống Kitô hữu được sống theo một cách thức tiệm tiến, hợp với những mức độ chiều sâu và sung mãn khác nhau, và luôn luôn rộng mở cho sự triển nở luôn rộng lớn hơn” [13].
– Theo những tiến trình mà không bị cưỡng ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài.
– Tới độ trở thành ý thức về tiến trình và làm cho nó thành của mình, dù rằng chính Thần khí giải phóng nó nơi từng người.