3. Bốn điểm cốt lõi của một hành trình
Để có thể có được một hành trình cùng đi với nhau giữa Giáo Hội và người trẻ, ta có thể nhận ra được bốn “từ khóa” để có thể nắm bắt được con đường đã đi. Các bạn thân mến, bốn từ khóa này nó nhận được chất xúc tác từ “bốn nguyên tắc” có trong tông huấn Evangelii Gaudium (từ số 222 đến 237). Đối với mõi từ khóa, nó chỉ ra một số chủ đề chiến lược trên hành trình mang lại sự hồi sinh về mục vụ giới trẻ của Thượng Hội Đồng.
3.1 Bước vào hành trình Thượng Hội Đồng: Thời gian vượt trên mọi không gian
«Dành ưu tiên cho không gian có nghĩa là điên cuồng tìm cách níu kéo tất cả trong hiện tại, cố gắng chiếm hữu tất cả các không gian của quyền lực và sự tự khẳng định mình; là cô đọng các qui trình và cố níu kéo chúng. Dành ưu tiên cho thời gian có nghĩa là quan tâm tới việc khởi động các qui trình hơn là chiếm hữu không gian. Thời gian điều khiển các không gian, soi sáng chúng và biến chúng thành những mắt xích trong một chuỗi xích kéo dài, không có khả năng quay ngược trở lại» (EG 223).
Môi trường này và sự liên kết hành trình cho chúng ta một phong cách và một phương pháp làm việc: chúng ta không chăm chút cho không gian nhưng chúng ta tạo ra một tiến trình. Đó chính là những hành trình mà chúng ta cùng nhau bước, là toàn bộ quá trình làm mới lại phong cách mục vụ của chúng ta.
Chúng ta thấy rõ cách làm việc của Thượng Hội Đồng: khởi đi từ tài liệu tham khảo với những nguyên tắc cơ bản được cung cấp từ IL đến các Tài liệu cuối cùng (Documento finale [DF]) để cho thấy rằng tối thiểu là có đến 2 tài liệu đã được đọc và nghiên cứu trước khi ra đời tông huấn Christus Vivit chúng ta có hôm nay:
«Tôi đã để cho sự phong phú của các suy nghĩ và các cuộc đối thoại nảy sinh từ Thượng Hội Đồng Giám Mục năm ngoái gây hứng khởi cho mình. Tôi không thể bao gồm tất cả các đóng góp ở đây, nhưng mọi người có thể đọc chúng trong DF. Tuy nhiên, khi viết thư này, tôi đã cố gắng tóm tắt những đề nghị mà tôi cho là quan trọng nhất. Bằng cách này, những lời của tôi sẽ vang vọng vô số tiếng nói của các tín hữu khắp nơi trên toàn thế giới, là những người đã góp ý kiến của họ cho Thượng Hội Đồng. Những người trẻ không phải là tín hữu, nhưng muốn chia sẻ suy nghĩ của các em, cũng đã đưa ra những vấn đề khiến tôi phải đặt ra những câu hỏi mới» (ChV 4).
«Đây là điều rất quan trọng để làm rõ mối liên hệ giữa IL và các DF. Trước hết là khuôn khổ của tài liệu tham khảo được tổng hợp từ suốt hai năm qua của một hành trình lắng nghe. Thứ đến là những hoa trái của sự sáng suốt nhận định và thu thập các chuyên đề từ các Nghị phụ của Thượng hội đồng đã tập trung với cường độ cao cùng với niềm đam mê của mình. Chúng tôi thừa nhận đây là sự bổ sung mang tính đa dạng của hai tài liệu trên» (DF 3).
Từ cách làm việc trên của Thượng hội đồng, đã cho ta bài học gì trong việc thực hành mục vụ giới trẻ của chúng ta? Quả thực nó mở ra cho chúng ta một điểm nhấn: mục vụ không phải không gian mà tiến trình mới là quan trọng. Có lẽ chúng ta sẽ không thể có được nhiều cơ hội để có thể ở bên người trẻ, không có nhiều không gian để cho người trẻ, nhưng nó mở ra cho chúng ta thấy những con đường mà chúng ta không đi cùng với người. Nói đến đây nhắc tôi nhớ đến hình ảnh của Môi-sê trên núi Nơ-vô: «ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng:49 “Ngươi hãy lên ngọn núi kia của dãy A-va-rim, lên ngọn núi Nơ-vô, ở đất Mô-áp, đối diện với Giê-ri-khô, và hãy nhìn xem đất Ca-na-an mà ta ban cho con cái Ít-ra-en làm sở hữu.50 Rồi ngươi hãy chết trên ngọn núi ngươi sắp lên, và hãy về sum họp với gia tộc ngươi, cũng như A-ha-ron, anh ngươi, đã chết tại núi Ho và đã về sum họp với gia tộc.51 Bởi vì giữa con cái Ít-ra-en, các ngươi đã không trung thành với Ta tại mạch nước Mơ-ri-va ở Ca-đê, trong sa mạc Xin, và bởi vì các ngươi đã không biểu lộ sự thánh thiện của Ta giữa con cái Ít-ra-en,52 nên ngươi chỉ được thấy đất ấy từ xa, chứ không được vào đó, vào đất Ta ban cho con cái Ít-ra-en.” (Đnl 32, 49-52)». Mô-sê chỉ được nhìn thấy đất hứa mà không được đặt chân vào đất hứa. Đó là một hình ảnh Kinh Thánh đẹp về một cuộc hành trình được thực hiện để cho người khác, vì người khác, cho họ có quyền truy cập vào một cuộc sống đầy đủ và phong phú hơn qua sự hy sinh của chính bản thân mình. Có lẽ đây cũng là hình ảnh mà mục vụ giới trẻ muốn nhắc đến, hình ảnh của những nhà giáo dục, nhà truyền giáo, của Giáo hội dành cho người trẻ hôm nay.
a. Giành lại một cuộc đổi mới đầy năng động cho người trẻ
Chương đầu tiên của phần thứ hai của cả IL (74-84) và DF (63-76) đưa ra các câu hỏi khá độc đáo của giới trẻ mang tính thời đại: trong đó các mục của IL từ quan điểm của Kinh Thánh – rất được mong đợi trong các cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng – và các điểm từ DF về quan điểm của Kitô học, nhân chủng học và sư phạm. Hai nội dung này được đọc cùng với nhau, với sự trợ giúp của các chuyên viên để tìm ra rằng Thượng Hội Đồng thực sự là một lời kêu gọi TÁI KHÁM PHÁ từ bên trong của Giáo Hội và qua đó hình thành nên hành động nhằm đổi mới sự năng động của giới trẻ và dành riêng cho giới trẻ.
Tất cả đã được đưa vào nội dung của chương thứ hai của ChV từ số 22 đến số 63 chúng ta có thể tham khảo trong Tông huấn.
Đây thực sự là một “chủ đề cốt lõi về thế hệ” rất đáng để chúng ta quan tâm, đặc biệt là ở châu Âu, nơi mà gần đây đang nổi lên một sự chán nản (thất vọng) của người trẻ khởi đi từ quan điểm của quan điểm của xã hội, giáo hội và mục vụ! Một đánh giá có phần đáng thất vọng và thiếu sự khiêm tốn nhưng nó lại nói lên bản chất thực đang diễn ra của thời đại.
Chúng ta đừng quên các vị thánh là những người đã từng làm việc với những người trẻ đã định hình phong cách riêng của họ bắt đầu từ đây. Ví dụ như Don Bosco, nhiều trường hợp ngài khẳng định rằng cách hành động của ngài với giới trẻ được đặc trưng bởi một “sự năng động trẻ trung” thực sự. Đó là, Don Bosco đã học được từ sự năng động của giới trẻ, phong cách đồng hành cùng giới trẻ!
b. Cung cấp cho người trẻ nhận thức về những thách đố nhân học và văn hóa
Trỗi vượt trong phần này là chương thứ tư của IL (51-63) mô tả sáu thách đố của nhân học và văn hóa mà chúng ta gọi nó với những cái tên quen thuộc trong thời đại hôm nay: cơ thể, cảm xúc và tình dục; mô hình nhận thức mới và tìm kiếm chân lý; các ảnh hưởng về nhân học của thế giới kỹ thuật số; thất vọng về thể chế và các hình thức tham gia mới; không thể đưa ra những quyết định trước rất nhiều các đề xuất; cuối cùng là tình trạng tục hóa.
Trong Tài liệu cuối cùng và tông huấn ChV, tất cả những thách thức này được đưa ra và giải quyết vào những thời điểm khác nhau một cách thiếu hệ thống, khá thưa thớt và hời hợt. Tất cả sáu thách đố được đề ra, với sự chú ý và hiểu biết khác nhau. Chúng xuất hiện một cách đặc biệt trong chỉ con số dành riêng cho các cuộc cách mạng “kỹ thuật số” trong hành động, mà dấu vết thực sự là cần một khoảnh khắc của sự thay đổi mang tính kỷ nguyên (xem DF 21-23.145-146) và những vấn đề liên quan đến tình dục (xem DF 37-39.149-150): hai lãnh vực mang tính chiến lược và rất thời sự. Rõ ràng, cả sáu thách đố trên nó đưa chúng ta vào vòng xoáy của “thời đại của những thay đổi” mà chúng ta đang sống trong đó.
Đối với chúng ta rõ ràng rằng đây là các điều kiện thực để chúng ta thực hiện sứ mệnh của Giáo Hội ngày nay: những thách đố cần phải được khám phá hơn nữa trong bối cảnh hôm nay của chúng ta. Những người đang phải làm việc với người trẻ được mời gọi cần phải nhận thức về những thách đố này cách rõ ràng và chủ đề hóa chúng. Cần phải có những hội nghị, những nghiên cứu chuyên môn để giúp người trẻ thoát khỏi vùng nguy hiểm và vững mạnh trước những đổi thay rất nhanh của thời cuộc, của lịch sử.
c. Chuộc lại thiếu sót của người lớn và phẩm chất của những người đồng hành
Trong lãnh vực đào tạo, toàn bộ vấn đề về chất lượng của người trưởng thành được nêu lên, việc đào tạo những người đồng hành với người trẻ, rằng họ đã thấy được trong hành trình cùng đi của thượng hội đồng đã xảy ra một loạt các khiếu nại, các biểu hiện và những đề xuất. Rằng người lớn đã quá nhiều lần trong vai trò người trưởng thành và sự pha trộn thiếu chân thật khi soi mói tất cả mọi vấn đề. Có thể thế giới của chúng ta đã áp đặt cho tuổi thiếu niên và tuổi trẻ, mà quên mất rằng chúng ta cũng phải cố gắng vun quén cho sự trưởng thành của chúng và tạo nên sự viên mãn cho cuộc sống của sự trưởng thành. Tuy nhiên, những người trẻ đã nói với chúng tôi theo nhiều cách rằng họ thực sự là một “thế hệ Telemachus”[1], nghĩa là chúng sẵn sàng và mong muốn tham gia vào một liên minh tích cực với một thế giới của những người trưởng thành đích thực, đây là điều mà họ đã bỏ lỡ rất nhiều từ mọi quan điểm của cuộc sống.
Ở đây cũng có nhiều tài liệu tham khảo. Chỉ cần một vài gợi ý về lý lịch và đào tạo những người đồng hành đã nêu bật về sự lắng nghe (IL số 130-132: Phẩm chất của những người đồng hành) và đáng kể khẳng định trong DF số 101-103 ( Chất lượng của những người đồng hành). Mọi thứ sau đó đề cập đến chương cuối cùng của phần thứ ba (DF số 157-164: Đào tạo nguyên vẹn). ChV nêu lên nhiều khoảnh khắc về đề tài này (xem 242-247 và 291-298).
d. Đề nghị phục hồi lại niềm tin với phụng vụ
Hành trình của Thượng Hội Đồng bắt đầu từ việc thiếu chủ đề của đề tài và sự phục hồi mạnh mẽ của nó. Mặt khác, phụng vụ là hình thức biểu lộ giáo hội đầu tiên! Không chỉ trong Giáo hội, mà còn là một cách “trình bày” cho tất cả mọi người.
Các câu hỏi không được có mặt trong giai đoạn “điều tra” (ví dụ trong tài liệu chuẩn bị). Trong giai đoạn lắng nghe, chủ đề phụng vụ mới được trở lại (x. IL 69). Ngoài ra trong những số khác của IL có đề cập đến phụng vụ (72, 178, 184, 192), xuất hiện các số dành riêng đặc biệt cho chủ đề (187-189). Đây là những điều quan trọng. Trong số 51 của DF – Những khao khát về một nền phục vụ sống động – được dành hoàn toàn cho chủ đề của Năm Phụng Vụ. Ngay cả trong DF, cũng như trong IL, có ba số nói trực tiếp và đặc biệt đến phụng vụ (134-136).
Đừng quên rồi rằng “kinh nghiệm của phụng vụ là những nguồn chính cho căn tính của Kitô hữu” (DF 51) và rằng phụng vụ cho mục vụ giới trẻ là một nguồn tài nguyên không thể thay thế. Bởi vì nó làm cho chúng ta thưởng thức giá trị của sự im lặng, chiêm nghiệm, sự trao ban nhưng không và cầu nguyện. Nó nói đến sự ưu việt của ân sủng trong cuộc sống của chúng ta. Nó không được phép xem nhẹ!
[1] Tìm hiểu về Telemachus tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Telemachus