Thứ Năm – Tuần 6 Thường Niên

LECTIO DIVINA THỨ 5 TUẦN 6 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 21-02-2019 : Mc 8, 27-33

“You are the Christ. The Son of man was destined to suffer grievously” “Thầy là Đấng Kitô. Con Người sẽ phải chịu khổ nhiều”
1) Opening prayer 1) Kinh khai mạc
Lord God, merciful Father, your Son came to set all people free, to make the poor rich in faith and hope, to make the rich aware of their poverty. Unite us all in one trust in you and in one common concern for one another; give us all your attitude and that of Jesus, of not distinguishing between ranks and classes and sexes, but of seeking together the freedom brought us by Jesus Christ our Lord, who lives and reigns with You and the Holy Spirit, One God, forever and ever. Amen. Lạy Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Con Chúa đến để làm cho mọi dân tộc được tự do, làm cho người nghèo nên giàu có trong đức tin và đức cậy, làm cho người giàu ý thức về sự nghèo hèn của mình. Xin Chúa kết hiệp tất cả chúng con trong niềm trông cậy vào Chúa và trong sự quan tâm đối với nhau; xin Chúa ban cho tất cả chúng con thái độ của Chúa và của Chúa Giêsu, là không phân biệt giai cấp và phái tính, nhưng cùng nhau tìm kiếm sự tự do được Đức Giêsu Kitô là Con Chúa và Chúa chúng con đem lại. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.
2) Gospel Reading – Mark 8,27-33 2) Tin Mừng : Mc 8, 27-33
Jesus and his disciples left for the villages round Caesarea Philippi. On the way he put this question to his disciples, ‘Who do people say I am?’ And they told him, ‘John the Baptist, others Elijah, others again, one of the prophets.’ ‘But you,’ he asked them, ‘who do you say I am?’ Peter spoke up and said to him, ‘You are the Christ.’ And he gave them strict orders not to tell anyone about him. Then he began to teach them that the Son of man was destined to suffer grievously, and to be rejected by the elders and the chief priests and the scribes, and to be put to death, and after three days to rise again; and he said all this quite openly. Then, taking him aside, Peter tried to rebuke him. But, turning and seeing his disciples, he rebuked Peter and said to him, ‘Get behind me, Satan! You are thinking not as God thinks, but as human beings do.’ Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Bấy giờ Người hỏi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Đấng Kitô”. Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: “Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người”. Đó là lời Chúa.
3) Reflection 3) Suy ngắm
• Today‟s Gospel speaks about Peter‟s blindness who does not understand the proposal of Jesus when he speaks about suffering and of the Cross. Peter accepts Jesus as Messiah, but not a suffering Messiah. He is influenced by the “yeast of Herod and the Pharisees”, that is, by the propaganda of the government of that time in which the Messiah was a glorious Messiah. Peter seemed to be blind. He was not aware of anything, but wanted Jesus to be as he wished. To understand well the importance and weight of this blindness of Peter it is well to consider it in its literary context. * Bài Tin Mừng hôm nay nói về sự mù quáng của Thánh Phêrô, vì không hiểu đề nghị của Chúa Giêsu, khi Ngài nói về cuộc thương khó và Thập giá. Thánh Phêrô chấp nhận Chúa Giêsu là Messia, nhưng không phải là Messia đau khổ. Thánh Phêrô chịu ảnh hưởng của “men Hêrôđê và Biệt phái”, nghĩa là, theo sự quảng bá của chính quyền lúc bấy giờ, Đức Messia là Đức Messia vinh quang. Hình như Thánh Phêrô bị mù quáng. Ngài không quan tâm tới điều gì khác, nhưng ngài chỉ muốn Đức Giêsu phải như ngài muốn. Để hiểu rõ tầm mức quan trọng của sự mù quáng nơi Thánh Phêrô, chúng ta phải tìm hiểu sự mù quáng đó trong bối cảnh văn chương.
• Literary context: The Gospel of Mark transmits to us three announcements of the Passion and death of Jesus: the first one in Mark 8, 27-38; the second one in Mark 9, 30-37 and the third one in Mark 10, 32-45. This whole which goes up to Mark 10, 45, is a long instruction of Jesus to the disciples to help them to overcome the crisis produced by the Cross. The instruction is introduced by the healing of a blind man (Mk 8, 22-26) and at the end it is concluded with the healing of another blind man (Mk 10, 46-52). The two blind persons represent the blindness of the disciples. The healing of the first blind man was difficult. Jesus had to do it in two stages. The blindness of the disciples was also difficult. Jesus had to give a long explanation concerning the meaning of the Cross to help them understand why the cross was producing blindness in them. Let us consider closely the healing of the blind man: * Bối cảnh văn chương : Tin Mừng Marcô truyền lại cho chúng ta ba lần loan báo về cuộc Thương khó và cái chết của Chúa Giêsu : lần thứ nhất trong Mc 8, 27-38; lần thứ hai trong Mc 9, 30-37 và lần thứ ba trong Mc 10, 32-45. Toàn thể tiếp tục đến Mc 10, 45, là phần Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ để giúp các ngài vượt thắng cơn khủng hoảng do Thập giá dây nên. Bài dạy dỗ được giới thiệu nhơ việc chữa lành người mù (Mc 8, 22-26) và ở cuối, bài dạy dỗ được kết thúc với việc chữa lành một người mù khác (Mc 10, 46-52). Hai người mù tượng trưng sự mù quáng của các môn đệ. Việc chữa lành người mù thứ nhất thực sự khó. Chúa Giêsu phải làm hai lần. Sự mù quáng của các môn đệ cũng khó. Chúa Giêsu phải cắt nghĩa dài về ý nghĩa của Thập giá để giúp các môn đệ hiểu tại sao thập giá đã gây nên sự mù quáng nơi các ngài. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ việc chữa lành người mù.
• Mark 8, 22-26: The first healing of a blind man. They took a blind man before Jesus, asking Jesus to cure him. Jesus cures him, but in a different way. First, he takes him outside the village. Then he put some of his saliva on the eyes of the blind man and, laid his hands on him and asked him: Can you see anything? The man answered: I see persons; they look like trees that walk! He could only see one part. He exchanged trees for persons, or persons for trees! Jesus cures him only in the second time. This description of the cure of the blind man introduces the instruction to the disciples, in reality the blind man is Peter. He accepted Jesus as the Messiah, but a glorious Messiah. He saw only one part! He did not want the commitment of the Cross! The blindness of the disciples is also cured by Jesus, in different stages, not all at once. * Mc 8, 22-26 : Việc chữa lành người mù thứ nhất. Họ đưa một người mù đến trước mặt Chúa Giêsu và xin Chúa Giêsu chữa lành. Chúa Giêsu chữa lành người mù, nhưng một cách khác. Trước hết, Ngài đưa người mù ra khỏi làng. Tiếp đến Ngài bôi nước miếng của Ngài trên mắt người mù, đặt tay trên người mù và hỏi người mù : Anh có thấy gì không? Người mù trả lời : Tôi thấy người ta; họ giống như cây gối đang đi! Người mù chỉ có thể thấy một phần. Anh ta lẫn lộn cây cối với người, hoặc lẫn lộn người với cây cối! Lần thứ hai Chúa Giêsu mới thực sự chữa lành người mù. Việc mô tả việc chữa lành người mù dẫn nhập việc dạy dỗ các môn đệ, trong thực tế, người mù chính là Thánh Phêrô. Ngài chấp nhận Chúa Giêsu là Messia, những chỉ là Messia vinh hiển. Ngài chỉ thấy một phần! Ngài không muốn sự can thiệp của Thập giá! Sự mù quáng của các môn đệ cũng được Chúa Giêsu chữa lành, trong nhiều giai đoạn khác nhau, không cùng một lúc.
• Mark 8, 27-30: The discovery of reality: Who do people say I am? Jesus asks: “Who do people say I am?” They answered expressing the different opinions: “John the Baptist”. “Elijah or one of the Prophets”. After having heard the opinions of others, Jesus asks: “And you who do you say I am?” Peter answers: “The Lord, the Christ, the Messiah!” That is, the Lord is the one whom the people are expecting! Jesus agrees with Peter, but forbids him to speak about that with the people. Why? Because at that time all expected the coming of the Messiah, but each one in his own way: some expected the king, others the priest, doctor, warrior, judge, prophet! Nobody seemed to be expecting the Messiah, Servant and Suffering, announced by Isaiah (Is 42, 1-9). * Mc 8, 27-30 : Khám phá thực tại : Dân chúng cho Thầy là ai? Chúa Giêsu hỏi : “Người ta bảo Thầy là ai?” Các ông đáp lại rằng: “Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri”. Sau khi nghe được ý kiến của người khác, Chúa Giêsu hỏi : “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô lên tiếng đáp: “Thầy là Đấng Kitô”. Nghĩa là, Thầy là Đấng dân chúng đang mon đợi! Chúa Giêsu đồng ý với Thánh Phêrô, nhưng cấm ngài nói điều đó với dân chúng. Tại sao? Vì lúc bấy giờ mọi người đều mong đợi Đức Messia đến, nhưng mỗi người nghĩ theo ý của mình : một số người mong đợi một vị vua, một số người khác mong đợi một tư tế, một tiến sĩ, một chiến binh, một thẩm phán, một tiên tri! Hình như không ai mong đợi Đức Messia là Đầy Tớ Đau Khổ được Isaia loan báo (Is 42, 1-9).
• Mark 8, 31-33: First announcement of the Passion. Then Jesus began to teach saying that he is the Messiah Servant and affirms that, as Messiah Servant announced by Isaiah, he will soon be condemned to death in carrying out his mission of justice (Is 49, 4-9; 53, 1-12). Peter is horrified; he calls Jesus apart to rebuke him. And Jesus said to him: “Get behind me, Satan! You are thinking not as God thinks, but as human beings do.” Peter thought he had given the right answer. In fact, he had said the correct word: “You are the Christ!” But he does not give it the correct sense. Peter does not understand Jesus. He was like the blind man. He exchanged people for trees! The response of Jesus was very hard: “Get behind me, Satan!” Satan is a Hebrew word which means accuser, the one who leads others away from the way to God. Jesus does not allow anyone to lead him away from his mission. Literally the text says: “Get behind me, Satan!” Peter has to follow Jesus. He must not change things and intend that Jesus follows Peter. * Mc 8, 31-33 : Loan báo lần thứ nhất về Cuộc Thương khó. Sau đó Chúa Giêsu bắt đầu dạy và nói rằng Ngài là Messia Đầy Tớ và khẳng định như Messi Đầy Tớ mà Isaia đã loan báo, Ngài sẽ sớm bị kết án tử khi thực hiện sứ mạng công chính của Ngài (Is 49, 4-9; 53, 1-12). Thánh Phêrô khiếp sợ; ngài kéo Chúa Giêsu lui ra mà can trách Người. Và Chúa Giêsu quở trách Phêrô rằng: “Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người”. Thánh Phêrô nghĩ rằng mình đã trả lời đúng : “Thầy là Đức Kitô!” Nhưng ngài không hiểu đúng. Thánh Phêrô không hiểu Chúa Giêsu. Ngài như người mù. Ngài lẫn lộn con người với cây cối! Câu trời của Chúa Giêsu thực sự quá nặng và khó nghe : “Satan, hãy lui đi!”. Satan là một chữ Do thái, có nghĩa là kẻ tố cáo, là kẻ dẫn người khác lạc xa con đường của Chúa. Chúa Giêsu không để cho bất cứ người nào dẫn Ngài lìa xa sứ mạng của Ngài. Theo nghĩa văn tự, bản văn có nghĩa : “Satan, hãy lui đi!” Phêrô phải đi theo Chúa Giêsu. Phêrô không được phép thay đổ sự việc và cho rằng Chúa Giêsu phải đi theo Phêrô!
4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
60. By religious profession we mean to live   the grace of our baptism radically and more  fully.

We  follow  Jesus  Christ,  who  “virginal  and  poor,  redeemed  and  sanctified  mankind  by  his  obedience”, and  share  more  closely  in   his paschal mystery, in his self-emptying and  in his life in the Spirit.

Surrendering ourselves totally to God whom  we love above all else, we commit ourselves   to a form of life based entirely on gospel values.

HL 60. Theo Đức Kitô

Với việc tuyên khấn tu trì, chúng ta nhắm tới việc sống ơn thánh tẩy cách sung mãn và tận căn hơn.

Chúng ta theo Đức Giêsu Kitô, Đấng “thanh khiết và nghèo khó, đã cứu chuộc và thánh hóa loài người bằng sự vâng phục của Ngài”1 và tham dự cách mật thiết hơn vào mầu nhiệm Vượt qua của Ngài, vào sự tự hủy và vào đời sống của Ngài trong Thánh Thần.

Gắn bó cách toàn diện với Thiên Chúa, Đấng được yêu mến trên hết mọi sự, chúng ta dấn mình vào một lối sống hoàn toàn đặt nền tảng trên những giá trị của Tin Mừng.

5) Personal Questions 5) Câu hỏi cá nhân
• We all believe in Jesus. But some believe that Jesus is in one way, others in another way. Which is today the most common image that people have of Jesus? Which is the response which people today would give to Jesus’ question? And I, what answer do I give? * Tất cả chúng ta tin vào Chúa Giêsu. Nhưng một số người tin Chúa Giêsu như thế này, một số người khác lại tin Chúa Giêsu như thế khác. Ngày nay hình ảnh nào người ta có về Chúa Giêsu? Đâu là câu trả lời người ta có thể trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu? Và đâu là câu trả lời của tôi?
• What prevents us today from recognizing the Messiah in Jesus? * Ngày nay điều gì ngăn cản chúng ta nhận ra Đức Messia nơi Chúa Giêsu?
6) Concluding Prayer 6) Kinh kết
I will praise Yahweh from my heart; let the humble hear and rejoice. Proclaim with me the greatness of Yahweh, let us acclaim his name together. (Ps 34,2-3) Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi. Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên. (Tv 34, 2-3)

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 1 times, 1 visit(s) today