Soạn Luật Phụng Vụ

Trả lời của cha Edward McNamara, dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Giáo sư Phụng vụ và Khoa Trưởng Thần học của Đại học Nữ vương các Thánh Tông đồ.

Hỏi: Trước đây, tôi làm việc như là một nhân viên phụng vụ, và rồi tiếp tục tình nguyện làm công tác đào tạo các em giúp lễ, rồi đóng vai trò trưởng nghi trong các Thánh lễ của Giám mục. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi thấy khá khó khăn trong việc định hướng các nguồn trong luật phụng vụ, bởi lẽ có quá nhiều các văn bản khác nhau. Tôi biết rằng, có Bộ Giáo Luật, nhưng mục đích của nó không phải nhằm giải thích luật phụng vụ. Gần đây có nỗ lực và cố gắng nào nhằm soạn thảo luật phụng vụ thành một bộ tổng hợp không? Giáo luật cho phép người đời quyền hợp pháp và hợp lý trong phụng vụ, và dường như là Luật phụng vụ được soạn thảo sẽ góp phần bảo đảm quyền đó, cũng như sẽ ngăn ngừa những lạm dụng luôn xẩy ra trong phụng vụ. (J. M., Michigan)

Trả lời: Trong phần trả lời này, chúng tôi lược lại một số tài liệu đã sử dụng từ năm 2008. Mặc dù giáo luật lần đầu tiên được hệ thống hóa vào năm 1917, nhưng ấn bản này cũng phản ánh cả một truyền thống hợp pháp lâu dài cắm rễ trong luật Rôma.

Vì vậy, các chuyên viên luật đã có thể kín múc từ suối nguồn sâu xa của những giải thích truyền thống nhằm khẳng định các ý nghĩa của luật. Hầu hết các luật sư đều khẳng định rằng, các nghi ngờ về ý nghĩa khách quan của luật thì khá hiếm.

Tuy nhiên, nó cũng vẫn xẩy ra và thường được làm rõ với thời gian bởi cấp có thẩm quyền giải thích chính thức, rồi phổ biến và phát hành, rồi luật mới sẽ làm rõ câu hỏi nào cần thiết, hay là trong sự phát triển của tín lý giáo luật cho tới khi có sự đồng thuận trong những người thực hiện.

Tòa Thánh có một cơ quan đặc biệt và có thẩm quyền nhằm giải thích các luật. Quyết định đầu tiên của cơ quan này là về giáo luật 1983 liên quan tới ý nghĩa của từ “interim” (có thể có nghĩa là “lại” hay là “lần thứ hai”), ở giáo luật khoản 917 đề cập tới việc Hiệp lễ. Quyết định có nghĩa là “lần thứ hai”, tức là nhắm tới việc một người có thể Hiệp lễ mấy lần trong ngày.

Hầu hết những phần chính yếu của luật phụng vụ nằm ngoài bộ Giáo luật, và chưa được tổng hợp hoàn chỉnh vào trong một ấn bản. Và vì sự phức tạp và đa dạng của tình huống, nên không dễ dàng gì có thể hệ thống hóa mau lẹ.

Trong luật phụng vụ, chúng ta phải phân biệt giữa những luật có thể áp dụng cho những hình thức bình thường và ngoại thường trong nghi lễ Rôma. Các nghi thức trong hình thức ngoại thường thì được xác định một cách rất kỹ càng.

Trải qua bốn thế kỷ, nghi lễ Rôma đã hình thành một hệ thống luật pháp được tổng hợp trong những bộ sách có thẩm quyền do Bộ Nghi lễ trước đây. May mắn thay, hàng loạt sách này về những luật phức tạp luôn được các học giả cần mẫn nghiên cứu và cho ra những sổ tay miêu tả để cho các linh mục cũng như thừa tác viên nghi lễ sử dụng. Hai cuốn tuyệt vời đã được phát hành đó là: A. Fortescue và J.B. O’Connell “Diễn Tả Các Nghi Thức Trong Nghi Lễ Rôma,” được cha Alcuin Reid, O.S.B. cập nhật, và ấn bản Tiếng Ý “Compendio di Liturgia” của L. trimelloni thì hoàn chỉnh hơn.

Việc hệ thống hóa và giải thích các quy luật hình thức bình thường xẩy ra một số trường hợp khó khăn đặc thù. Nghi lễ còn khá mới (tối thiểu liên quan tới luật chữ đỏ), có nghĩa là có một chút trong tiến trình của lịch sử hệ thống luật pháp đã có thể làm rõ bất cứ những nghi ngờ gì.

Một khó khăn khác nữa đó là hàng loạt những sách phụng vụ khác nhau, vậy đâu là những nguồn quan trọng nhất của luật phụng vụ. Có một số được cập nhật để người ta có thể chắc chắn có những ấn bản mới nhất trong từng nghi thức, và chúng cũng có thể được sửa đổi từ những quy định cũ dưới ánh sáng của kinh nghiệm thực tế.

Một khó khăn nữa là trong những luật chữ đỏ tổng quát thường cố ý tránh những sự miêu tả chi tiết về các nghi thức vì thế để ngỏ một mức độ mềm dẻo nào đó. Ví dụ như là, cả hình thức ngoại thường và thông thường chỉ ra rằng, linh mục cầu nguyện với hai tay dang ra, trong hình thức ngoại thường có miêu tả khá chi tiết, nhưng trong trường hợp thông thường thì lại để cho người cử hành tự do quyết định. Quả thật, sự diễn tả chính xác nhất được tìm thấy trong Nghi lễ Giám mục số 104. Nhưng sự kiện là không phải ở phòng áo nào cũng có cuốn sách này, sự diễn tả thì không luôn luôn đi vào chi tiết, chỉ nói rằng hai tay “hơi giơ lên và dang ra” và rồi trích dẫn câu nói của Tetuleian nói rằng, cử chỉ này bắt chước Đức Kitô chịu khổ hình.

Một yếu tố khác là sự kết hợp của những sự việc hợp pháp khác ngoài Tòa Thánh, như là những phong tục hợp pháp cũng như là từ các Hội đồng Giám mục. Các Hội đồng Giám mục có thể đề nghị những hội nhập đặc thù tùy theo quốc gia để xin chuẩn nhận từ Tòa Thánh trước khi trở thành luật đặc thù. Họ cũng có thể phát hành những văn bản khác như là những hướng dẫn về những câu hỏi nào đó trong phụng vụ, mà những vấn đề này không buộc thực hiện nghiêm ngặt, thì trong thực hành có thể coi như mang tính chất tham khảo.

Tương tự như vậy, sự hiện hữu của những bản dịch chính thức đôi khi cũng có thể làm cho việc giải thích gặp khó khăn, đặc biệt là khi các bản dịch khác nhau về ý nghĩa bản văn, thậm chí tại ngay những quốc gia sử dụng cùng loại ngôn ngữ. Không phải như là phụng vụ, giáo luật không có những bản dịch chính thức mà chỉ có bản Tiếng Latinh mới có thể phục vụ cho những mục đích hợp pháp.

Bất chấp những khó khăn này, việc giải thích phụng vụ cũng không phải là mơ hồ. Bộ Phụng tự và Bí Tích đôi khi thực hiện những việc giải thích chính thức về các bản văn phụng vụ.  Ví dụ, tuyên bố về số 299 của Hướng dẫn Tổng quát trong Sách Lễ Rôma, có khẳng định rằng, vị chủ tế quay về phía dân chúng là “đáng được mong đợi,” cũng đã không trở thành điều bắt buộc theo luật.

Gần đây, Bộ Phụng tự đã bắt đầu duyệt lại và phát hành những quyết định quan trọng trên trang của Vatican, mặc dù nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Cũng có sáng kiến cá nhân rất hữu dụng đăng trên trang http://ipsissima-verba.org/ hầu như chứa đựng tất cả những điều liên quan trong 50 năm gần đây, và rất nhiều điều trên trang này thực hiện bằng ngôn ngữ Anh Văn.

Cũng có những “hướng dẫn” chính quy mà coi như là văn bản luật bắt buộc về những lãnh vực đặc biệt về phụng vụ. Ví dụ, gần đây có Liturgiam Authenticam là bản dịch của những văn bản, và rồi Redemptionis Sacramentum về các lạm dụng trong phụng vụ.

Nguồn khác nữa là duyệt xét việc sử dụng từ ngữ đặc thù nào xuyên qua các văn bản chính thức nhằm rút ra ý nghĩa tổng quát của nó. So sánh với luật dân sự, các quy luật phụng vụ tạo nên một nguồn còn khá nhỏ bé, và điều này làm cho các việc so sánh khá dễ dàng.

Cũng có những cuốn sách tham khảo rất tốt có thể giúp cho chúng ta có thể đi qua bãi lầy của luật phụng vụ. Ở một số quốc gia, các sách đã được in bao gồm nhiều tài liệu quan trọng, và cho phép nghiên cứu qua các bản phụ lục theo chủ để rất tốt – ví dụ, Enchiridion Liturgico bằng Tiếng Ý (1994), và bản Tiếng Anh bốn cuốn “Các Văn bản Phụng vụ” (ấn bản mới nhất năm 2012). Cũng có ấn bản cũ hơn, 1511 trang “Các Văn bản về Phụng vụ 1963 – 1979” (phát hành năm 1983).

Sự thật là có rất nhiều văn bản có sẵn trên mạng, nhưng chúng không có phụ lục theo chủ đề để có thể làm rõ tình trạng của câu hỏi.

Cũng có một số sổ tay phụng vụ cho hình thức thông thường, những sổ tay này đã được suy tư từ những luật lệ và đưa và những sự giải thích thực tế về việc cử hành.

Có lẽ hay nhất là ấn bản của Đức cha Peter J. Elliott “Các nghi thức của Nghi lễ Rôma hiện đại” (2004) và “Các Nghi thức của Năm Phụng vụ” (2002). Về Thánh Lễ, cũng có ấn bản hay “Chú giải về Hướng dẫn Tổng quát của Roman Missal” (2008). Có thể tôi phản đối một vài chỗ giải thích, nhưng cuốn sách này cũng là nguồn của GIRM và nó hỗ trợ lớn lao cho việc giải thích các yếu tố còn chưa rõ ràng.

Cuối cùng, không như luật dân sự, thật ra luật phụng vụ được đặt ra nhằm để mọi người có thể hiểu, và vì thế nó thật sự mang ý nghĩa như khi chúng ta đọc. Bởi đó, các linh mục, phó tế, các người lo phòng áo hay là những người làm việc trong phụng vụ phải lãnh hội sự cần thiết nào đó về luật để chuẩn bị Thánh Lễ.

Điều khó khăn trong luật phụng vụ không luôn luôn là vấn đề hiểu biết, nhưng là ở đức tin, lòng mến, cũng như là ý muốn để thực hiện nó.

Minh Tuấn, SDB chuyển ngữ

Visited 3 times, 1 visit(s) today