Chuyên đề Don Bosco số 69: Mở ra một con đường
Chuyên mục giáo dục
—————————
SỢ HÃI – CHUYỆN THƯỜNG THÔI
Bạn cảm thấy gì khi sợ hãi?
Chắc bạn đã từng kinh nghiệm về sợ hãi, và hiểu cảm giác sợ hãi là gì. Bạn có thể cảm thấy lạnh người hoặc cảm thấy nóng ran, lo lắng, toàn thân run bần bật.
Bạn cảm thấy ruột gan như quặn lên, đôi lúc buồn nôn dễ sợ. Bạn cảm thấy nghẹt thở, không có cách nào làm cho tâm trạng khá hơn. Bạn quên bẵng rằng còn có những con đường khác giúp bạn thoát khỏi cảm giác này!
Sợ hãi điều gì đó cũng tốt
Ai cũng có một nỗi sợ nào đó. Điều này rất tốt. Nếu bạn sợ lửa thì bạn sẽ có thể chạy nhanh để tránh. Nếu bạn sợ khi đối diện với một người lạ, bạn sẽ biết phải né thế nào.
Sợ hãi cũng cần thiết vì nó làm cho bạn khôn ngoan và thận trọng. Một người không sợ hãi điều gì bao giờ, sẽ dễ đặt mình vào vòng nguy hiểm.
Sự sợ hãi có thể trở thành vấn đề, có thể gây khó khăn
Khi quá sợ hãi về điều gì thì nó có thể trở thành vấn đề, bởi nó sẽ block bạn lại, khiến bạn không thể học hỏi, không điều khiển được bản thân, hay chẳng thưởng thức được cuộc sống.
Đôi lúc bạn phạm lỗi, hay hành động không tốt, khi bị tra hỏi, bạn sẽ dễ dàng nói dối hay chối tội. Điều này khiến bạn không cảm thấy thoải mái, thậm chí còn gây nhiều khó khăn cho bạn.
Nếu thông minh, bạn có thể nhận ra rằng: Tốt hơn nên nói sự thật, cho dù đôi lúc bạn cần có sự can đảm.
Can đảm là điều mọi người cần
Can đảm có nghĩa là dám làm điều tốt ngay cả khi chúng ta sợ hãi.
Nhiều lúc trong lớp học bạn cũng phải can đảm để giơ tay trả lời cho dù bạn không chắc câu trả lời là đúng.
Sự can đảm cũng có nghĩa là bạn dám cư xử tế nhị và tử tế với người mà bạn chẳng thích chút nào.
Khi sợ hãi chúng ta làm gì?
Rất nhiều lần chúng ta sợ vì những lý do đơn giản: Sợ khi phải nói với người lớn, với thày cô, bạn bè. Thậm chí sợ cả con gà, con chó…
Hãy nhớ, cả người lớn cũng có những nỗi sợ giống như bạn, chẳng hạn sợ ma, sợ bóng tối, sợ cá mập, sợ hãi khi lạc vào nơi họ không biết…
CÓ THỂ CÓ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TỐT ĐẸP ĐANG CHỜ BẠN
Khi sợ hãi, điều bạn có thể làm nhất lúc này đó là bình tĩnh.
Bạn hít thở thật chậm rãi, hít thở nhiều lần.
Bài tập này giúp bạn vượt qua cảm giác nghẹt thở và giúp bạn bớt căng thẳng.
Những nhà diễn thuyết, người lớn, họ đã thực hiện bài tập hít thở này trước khi họ phải đọc một bài diễn văn, hay trước khi bắt tay vào làm một công việc mới.
Những nẻo đường tốt nhất bạn cần tập khi sợ hãi
Để khống chế cơn sợ hãi thì việc biết nguyên nhân vì sao bạn sợ là điều quan trọng. Bạn có thể làm bài tập này bằng việc nói cho chính bạn câu này: “Người ta học khôn từ thực tế”.
Đôi lần, bạn đọc một câu chuyện hài, một clip video hài, nó có thể làm cho bạn cười, lúc ấy bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Bạn cũng có thể đọc một câu chuyện viết về gương vượt qua sợ hãi, gương can đảm của các bạn trẻ khác, để bạn rút ra bài học nên ứng phó thế nào trước cơn sợ hãi .
Tác giả: Hương Linh
Visited 72 times, 1 visit(s) today