Kinh Lạy Nữ Vương với Đức Thánh Cha: Đức Thánh Cha thúc giục các Kitô hữu xây dựng tình huynh đệ và chia sẻ

Vào thứ Hai sau Lễ Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục các Kitô hữu hãy xây dựng tình huynh đệ ngõ hầu xây dựng một cộng đoàn Giáo hội cũng như một cộng đoàn dân sự đích thực.

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục các Kitô hữu hãy xây dựng tình huynh đệ, ngài nói chỉ có tình huynh đệ mới có thể bảo đảm hòa bình lâu bền, phá bỏ nghèo đói, diệt trừ căng thẳng và chiến tranh, tẩy trừ tham nhũng và tội phạm.

Nói với hàng ngàn hàng ngàn khách hành hương cũng như các tín hữu đang tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” vào ban trưa, Đức Thánh Cha đã nói rằng các tín hữu tiên khởi đã sống tình huynh đệ mà ngày nay chúng ta thật cần thiết.

“Chúa đã sống lại” – thật sốc

Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh được gọi là ‘Pasquetta’ tức là lễ Nghỉ ‘Phục Sinh nhỏ’ ở Ý, hay cũng được gọi là “Thứ Hai của Thiên Thần”, vì theo đoạn Tin Mừng của thiên thần ở ngôi mộ trống của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha nói rằng những lời nói ‘Chúa đã sống sống lại’ của các thiên thần nói với các phụ nữ đã chỉ có thể thốt ra do “một người lớn loan báo về một thực tại thật sốc, thật không thể tin được mà có lẽ không ai có thể dám tuyên bố điều này.” Sau này cộng đoàn các môn đệ đã bắt đầu lập lại điều đó.

Tình huynh đệ xây dựng lợi ích chung, công bằng xã hội

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý sau Phục Sinh, vào Thứ Hai của Thiên Thần, chúng ta cảm thấy một nhu cầu tái liên kết và cử hành với những người thân yêu và bạn bè. Đức Thánh Cha giải thích rằng, với việc sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã phá bỏ bức tường ngăn cách của sự chia rẽ giữa các con người, tái lập bình an, và đã bắt đầu đan dệt những lối đường của tình huynh đệ mới. Đức Thánh Cha đã nêu bật tầm quan trọng của việc tái khám phá tình huynh đệ trong thời đại chúng ta giống như đã được các cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi đã sống.

Đức Thánh Cha nói, “không thể có sự hiệp thông đích thực cũng như một sự dấn thân cho công ích cũng như công bằng xã hội nếu không có tình huynh đệ và chia sẻ.” “Không có tình huynh đệ chia sẻ, cộng đoàn giáo hội đích thực hay cộng đoàn dân sự không thể được phát sinh: đây chỉ có thể là một nhóm những cá nhân được thúc đẩy do những lợi ích cá nhân của họ,” Đức Thánh Cha cảnh báo.

Đối thoại và liên đới

Đức Thánh Cha nói rằng, sự phục sinh của Đức Kitô đã làm cho sự mới mẻ của việc đối thoại và tình liên đới nẩy nở trên thế giới, một sự mới mẻ đã trở thành “một trách nhiệm đối với các Kitô hữu.” Đức Thánh Cha đã gợi nhắc Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng thế gian sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa nếu chúng ta biết yêu thương nhau.

Đức Thánh Cha đã giải thích, đây là lý do tại sao chúng ta không thể sống khép kín mình lại với chính mình, với chính những nhóm riêng lẻ của mình, nhưng chúng ta được mời gọi phải lo cho công ích, phải lo cho anh chị em chúng ta, đặc biệt là những người yếu đuối nhất cũng như những người bị bỏ rơi. Đức Thánh Cha nhấn mạnh, tình huynh đệ của chúng ta có thể bảo đảm cho chúng ta bình an lâu bền, xóa bỏ đói nghèo, dập tắt căng thẳng và chiến tranh, cũng như có thể tẩy trừ tham nhũng và tội ác.

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc ngài thúc giục tất cả mọi người hãy kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp tất cả chúng ta để chúng ta xây dựng tình huynh đệ và hiệp thông thành phong cách sống của chúng ta, cũng như là trọng tâm của các mối liên hệ với nhau.

Chứng nhân cho bình an

Sau Kinh Lạy “Nữ Vương Thiên Đàng” cũng như sau phép lành, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón các nhóm khác nhau từ Ý cũng như trên khắp thế giới đang hiện diện tại quảng trường. Ngài khích lệ họ hãy trở thành các chứng nhân bình an của Chúa sống lại đặc biệc cho “những người mỏng giòn và xấu số nhất.” Liên quan tới điều này, ngài đã nhắc nhở mọi người về Ngày Thế giới Nhận thức về bệnh Tâm thần sẽ xẩy ra vào ngày 2 tháng 4.”

Đức Thánh Cha cũng đã cầu xin ơn bình an cho toàn thế giới, đặc biệt cho những người đang phải chịu đau khổ vì những xung đột đang xẩy ra. Ngài tiếp tục kêu gọi phóng thích cho những người bị bắt cóc cũng như bị giam giữ bất công để có có thể được trở về quê hương của họ.

Bài viết của Robin Gomes
Minh Tuấn, SDB chuyển ngữ


 

Visited 7 times, 1 visit(s) today