Đức Thánh Cha gặp gỡ 18 người tị nạn Rohingya

Vào chiều ngày thứ 5 của Chuyến Tông Du, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 18 người tị nạn “Rohingya” đến từ Cox’s Bazar, sau khi ngài kết thúc cuộc họp Đại kết và Liên tôn về Hòa bình, được tổ chức trong khu vườn của Tòa Tổng Giám mục Dhaka, ở thủ đô của Bangladesh.

Đức Thánh Cha đã lắng nghe cách trìu mến và chăm chú những người tị nạn người Hồi giáo đã được tiếp nhận bởi Bangladesh sau khi họ bị trục xuất khỏi nước láng giềng Myanmar.

Đức Thánh Cha đã làm điều đó để cho thấy sự đoàn kết và “xây dựng chiếc cầu nối” vì hòa bình, “gặp gỡ” với người nghèo và dễ bị tổn thương, và đi đến “các ngoại vi”, ba điều chính yếu trong thông điệp của ngài gửi cho thế giới.

Trong số 18 người được tiếp kiến có 12 người đàn ông, 4 người phụ nữ và 2 trẻ em, họ được đồng hành bởi các thông dịch viên của hội bác ái xã hội, các tổ chức Công giáo cùng với các tổ chức phi chính phủ giải quyết các vấn đề nhân đạo, giúp làm giảm bớt nhưng khủng hoảng nhân đạo mà nhóm thiểu số này đang phải chịu đựng hiện nay.

Cuộc gặp gỡ diễn ra để nhằm đạt được mục đích của Chuyến Tông Du tới Miến Điện và Bangladesh là “cầu nguyện với cộng đoàn Công giáo nhỏ bé nhưng đầy nhiệt huyết, để khẳng định điều đó trong đức tin và tiếp tục khuyến khích những cuộc gặp gỡ đó đóng góp những hoạt động hữu ích cho đất nước. Ngài đã nhắc đến điều này trong bài diễn văn với các quan chức dân sự và ngoại giao đoàn trong phòng khách của Dinh Tổng Thống. Tuy nhiên, ngài đã nói thêm rằng, chúng ta cần phải đi đến với toàn bộ người dân Myanmar và đưa ra lời động viên cho tất những ai đang làm việc để xây dựng một trật tự xã hội công bằng, hòa giải và an ninh xã hội.

Trong chuyến viếng thăm Myanmar, Đức Thánh Cha đã không sử dụng từ “Rohingya”, bởi chính phủ Miến Điện đã cấm việc sử dụng nó đối với các cơ quan ngoại giao, nhưng đề cập đến họ như là “người tị nạn của Kachin”, thuộc vùng cực bắc của Myanmar.

Quà tặng “Rohingyas”

Trong chuyến Tông du tới Miến Điện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một thánh giá bằng gỗ do những người tị nạn “Rohingya” của bang Kachin tạo ra, vì họ không thể tham dự Thánh Lễ ở Yangon, do tình trạng đói nghèo mà họ đang sống.

Trên 607.000 phải di dời

Theo báo cáo của Ủy ban về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (ACNUR), “Rohingyas là một dân tộc Hồi giáo mà chính phủ Yangon – đứng đầu về mặt chính trị bởi người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi – không công nhận là công dân. Đã có hơn 607.000 người tị nạn “Rohingya” đến Bangladesh tìm kiếm một nơi an toàn”.

Theo tổ chức Fides Tòa Thánh, người Rohingya hiện đang cư trú trong trại ti nạn Winemaw, cuộc nội chiến giữa quân đội Miến Điện và các nhóm vũ trang “Kachin” là một trong các cuộc xung đột sắc tộc khác nhau trong nước, nó đã được tạo ra khắp xã hội bởi đa số người Miến Điện và 135 dân tộc thiểu số với các ngôn ngữ khác nhau.

Tổ chức Fides nói thêm, nhà thờ Công giáo địa phương đang hỗ trợ họ. Trong giáo phận Myitkyina, có hơn 8.000 người phải di dời, những người không thể trở về ngôi làng của họ vì bạo lực liên tục. Hội bác ái xã hội đã giúp đỡ và cố gắng tạo cho họ khả năng canh tác đất đai để họ có thể đóng góp vào sự nuôi dưỡng của họ.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ


Visited 1 times, 1 visit(s) today