Đức Thánh Cha chia sẻ trong Chúa Nhật Lễ Lá: Chúng ta hãy cầu xin ơn biết kinh ngạc

       Chủ sự phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá về Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nhấn mạnh cảm giác kinh ngạc nội tâm, ghi dấu ấn cho lễ tưởng niệm này và ở lại với chúng ta trong suốt Tuần Thánh.

       Đây là năm thứ hai liên tiếp, Đức Thánh Cha cử hành Lễ Lá bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Giu-se với một số ít hội đoàn tham dự vì đại dịch vi-rút Corona. Cùng lúc đó, hàng triệu người tham gia thánh lễ thông qua các chương trình truyền hình và radio trực tiếp trên toàn cầu và cũng như qua live stream.

Từ ngưỡng mộ đến sự kinh ngạc

       Trong bài giảng, ĐTC tập trung suy nghĩ xung quanh cảm giác của sự kinh ngạc gợi lên trong phụng vụ hôm nay và trong suốt Tuần Thánh, vì chúng ta đi từ niềm vui chào đón Chúa Giê-su khi Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem đến nỗi buồn khi nhìn thấy Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh. Chúng ta nghe đám đông hô to “Hosanna – Hoan hô” và vài ngày sau thì kêu lên “Đóng đinh nó đi”. Đức Thánh Cha nói sự tương phản này thể hiện một hiện thực nơi mà người ta ngưỡng mộ Chúa Giê-su nhưng không để mình kinh ngạc bởi Người. ĐTC nói cả hai thuật ngữ trên có sự khác nhau cơ bản: sự ngưỡng mộ “có thể nói thành lời” vì nó tuân theo những ý thích và mong đợi của chính nó. Trong khi, sự kinh ngạc vẫn mở ra trước điều ngạc nhiên của người khác và những điều mới mẻ mà họ mang lại, cho phép thái độ và cuộc sống của chúng ta thay đổi. ĐTC nói: chúng ta phải vượt lên trên sự ngưỡng mộ Chúa Giê-su, và “theo chân Người, để chính chúng ta được thử thách bởi Ngài; để chuyển từ lòng ngưỡng mộ sang sự kinh ngạc.”

Vinh quang qua khổ nhục

       ĐTC cho rằng Đức Chúa và Lễ Vượt qua của Ngài đã làm chúng ta kinh ngạc, khi Ngài đạt tới vinh quang qua khổ nhục, “Thiên Chúa chiến thắng bằng cách chấp nhận đau khổ và tử nạn, những điều mà chúng ta, trong hành trình tìm kiếm sự ngưỡng mộ và thành công, thường né tránh.” Và Chúa Giê-su đã làm điều đó cho chúng ta, Ngài đi vào chiều sâu của trải nghiệm của con người, sự tồn tại và yếu đuối “để lại gần với chúng ta và không bỏ rơi chúng ta trong sự đau khổ và cái chết của chúng ta nhưng là để chuộc tội và cứu rỗi chúng ta.” ĐTC lưu ý: “Trong cách này, Thiên Chúa đã “cứu cuộc và biến đổi” những cuộc đấu tranh và xung đột sâu sắc nhất của chúng ta. Thiên Chúa chiến thắng, nhưng lá cọ của chiến thắng phải đi qua gỗ của thập tự.”

Xin ơn biết kinh ngạc

       ĐTC lưu ý rằng niềm tin mà không còn cảm giác của sự kinh ngạc có thể trở nên buồn tẻ, trong khi chúng ta nên nhớ “ngạc nhiên và kinh ngạc” bởi tình yêu của Chúa Giê-su luôn mang lại sự tha thứ và khả năng cho một bắt đầu mới. ĐTC mời gọi mọi người “hướng mắt lên thập tự, để nhận được ơn của sự kinh ngạc”, để được cảm hóa bởi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa và bỏ đi những sự hối tiếc hoặc thất vọng đang làm chúng ta mắc kẹt khi phải trải qua nó.

“Lạy Chúa, Người yêu con siết bao.”

       ĐTC nhấn mạnh “Chúng ta hãy kinh ngạc bởi Chúa Giê-su để chúng ta có thể bắt đầu sống lại”, và nhận ra chúng ta được yêu thương bởi Đấng đang dõi theo chúng ta từ thập giá. Ơn của sự kinh ngạc giúp chúng ta cũng nhận ra rằng khi chào đón những người bị gạt bỏ và loại ra xung quanh chúng ta – những người bị đối xử tệ bạc trong cuộc sống – “Chúng ta đang yêu mến Chúa Giê-su, vì đó là nơi Chúa ở: trong những anh chị em bé nhỏ nhất của chúng ta, trong những người bị từ chối và bị bỏ rơi.”

Quả thật đây là Con Thiên Chúa!

       ĐTC nói rằng, lời cảm thán của viên đội trưởng La Mã đã nhìn thấy Chúa Giê-su chết: “Quả thật người này là Con Thiên Chúa!” là một bằng chúng hùng hồn về sự kinh ngạc của anh ta khi chứng kiến tình yêu cho không và chưa có tiền lệ của Chúa Giê-su. Kinh thánh nêu ra rất nhiều người đã ngưỡng mộ Chúa Giê-su vì những phép lạ và công việc của Ngài nhưng Chúa làm họ giữ im lặng, bởi họ chỉ ôm chặt một cách nguy hiểm một ý tưởng về một Chúa để được tôn thờ và kính sợ về quyền năng và sức mạnh của Ngài. ĐTC kết luận: “Dưới cây thập giá không còn sự ngưỡng mộ thế tục nữa: ‘Giờ đây nó không thể như thế nữa, vì ngay dưới chân thập giá không thể có sai lầm nào, Thiên Chúa đã tỏ mình ra và ngự trị chỉ bằng sức mạnh tình yêu, chính vì thế mà tại sao hôm nay chúng ta hãy ngập tràn sự kinh ngạc khi ngước nhìn lên Thiên Chúa bị đóng đinh. Có lẽ chính chúng ta cũng sẽ thốt lên rằng: Người là Con Thiên Chúa thật. Người là Thiên Chúa của con.”

Vi Vũ chuyển ngữ

Nguồn: https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2021-03/pope-on-palm-sunday-let-us-ask-for-the-grace-to-be-amazed.html

Visited 1 times, 1 visit(s) today