Trung ương – “Với Don Bosco trong thế giới kỹ thuật số và thực tế ảo”:
Bài phỏng vấn Cha Gildasio Mendes – Tổng cố vấn truyền thông xã hội.
(ANS – Rôma) – Sau hai tuần kể từ lễ kỷ niệm ngày sinh nhật 206 tuổi Don Bosco, Cha Gildasio Mendes, Tổng Cố Vấn Truyền Thông, đề xuất một loạt bài viết đào sâu chủ đề Don Bosco là nhà truyền thông cho giới trẻ. Đặc biệt, Cha Mendes trình bày hàng loạt các bài viết nhằm xoay quanh chủ đề một cách độc đáo: “Với Don Bosco trong kỹ thuật số và thực tế ảo”.
Thực tế, nhiều năm qua, Cha Mendes đã nghiên cứu và khám phá chủ đề này, tán thành với Ban Mục Vụ Salêdiêng trên thế giới về giới trẻ, đồng thời để đáp lại lời kêu gọi của Bề Trên Cả được viết trong ưu tiên số 3 về những kế hoạch hành động của Tổng Tu Hội Salêdiêng Chương 28: “Sống linh đạo Salêdiêng bằng sự hiện diện và sống trong lục địa kỹ thuật số”. Chủ đề được đưa ra ở đây liên quan đến việc truyền bá Don Bosco trong thời đại hiện nay, đồng thời dâng một bài đọc về các khái niệm tình huynh đệ và tình bằng hữu cũng có trong Thông điệp “Fratelli Tutti – Tất cả là anh em” của Đức Thánh Cha Phanxicô. Do đó, cha Mendes đưa ra những kiến giải về Don Bosco và cách truyền bá của Ngài trong xã hội hiện nay để hiểu rõ hơn về thực tế kỹ thuật số.

Don Bosco là một trong những nhà truyền thông vĩ đại của Giáo hội. Nếu Ngài sống trong thời đại ngày nay, Ngài sẽ “sở hữu riêng” mạng xã hội. Nhưng chúng ta hãy xác tín rằng trong thời kỳ Don Bosco sống, hoàn toàn không có thực tế ảo kỹ thuật số và Ngài không thể biết được chức năng của Internet hay mạng xã hội. Do đó, sẽ không thích hợp để ép những kết nối nào đó. Điều chúng tôi muốn làm ở đây là phục hồi những trực quan mà Don Bosco có về giao tiếp vào thời của Ngài, chẳng hạn như tương tác trong giao tiếp. Để tôi lấy một ví dụ: Don Bosco biết cách kết hợp trò chơi, sân khấu và âm nhạc, giống như một số nền tảng phổ biến hiện nay.

12 chủ đề khác nhau sẽ được đưa ra, bao gồm: nghiên cứu về giao tiếp và đối thoại giữa văn hóa và ngôn ngữ thanh thiếu niên; nghiên cứu sâu về cách Don Bosco nghiên cứu địa lý và cách Ngài áp dụng chiều kích không gian trong giao tiếp; ngôn ngữ của những giấc mơ như là phép ẩn dụ và tường thuật; tự truyện như nghệ thuật viết về bản thân; chiều kích của phụng vụ và cầu nguyện; giao tiếp và sự thánh thiện.

Cơ sở là các nghiên cứu về nhân chủng học, dân tộc học kỹ thuật số, khoa học thần kinh, tâm lý học về các mối quan hệ của con người, trí tuệ đa dạng, trí tuệ nhân tạo. Đương nhiên, nghiên cữ cũng phải dựa trên các giá trị của hệ thống giáo dục của Don Bosco.

Don Bosco đã học nó khi còn nhỏ. Chiều kích nghệ thuật có trong Ngài từ thời thơ ấu và trong Hồi ký Nguyện xá, chúng ta thực sự thấy một Don Bosco thuật lại kinh nghiệm của mình trong các trò chơi, âm nhạc, tương tác, v.v.

Don Bosco cảm nhận (bằng trực giác) rằng kinh nghiệm giáo dục phát triển ở nơi có các mối quan hệ và sự đồng cảm giữa con người với nhau. Có thể nói đây là trung tâm của giao tiếp. Don Bosco tạo ra một hệ thống, gần như là một hệ sinh thái, dựa trên các mối quan hệ giữa con người, xã hội và giữa các cá nhân.

Don Bosco biết quý trọng tài năng của mỗi người; Ngài hiểu những gì một người có thể làm và những gì Ngài cần học. Đó là lý do tại sao Ngài đầu tư vào học nghề, nghệ thuật, trường học và trung tâm dạy nghề. Ngài đã cống hiến cuộc đời mình cho một cuộc hành trình hình thành từ sự cam kết, kỷ luật và đánh giá. Điều này đã tạo ra một môi trường tin cậy, nhiệt tình và yêu giáo dục. Don Bosco dành cho mỗi người một không gian riêng để cùng nhau cộng tác với sự sáng tạo và niềm vui.

Don Bosco đã ở trong một kinh nghiệm nơi đó Thiên Chúa là Quà tặng và nơi đó đức tin trao ban thể hiện cuộc sống là nhưng không. Đức tin là giao tiếp, bày tỏ sự tự do và sáng tạo xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa và từ tình mẫu tử của Mẹ Maria.

Visited 7 times, 1 visit(s) today