Giuse Nguyễn Xuân Quang, sdb
Bạn thân mến,
Chắc có lẽ không một bậc cha mẹ nào muốn con cái mình trở thành kẻ bất hiếu, nữa đời còn lại của mình lại sống trong cảnh bạo lực, bạo hành do chính những đứa con mình mang nặng đẻ đau gây ra. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày đã vô tình gieo vào lòng con trẻ một “mầm ác”…
Thật đau lòng biết bao, ngay trong những ngày của đại lễ Vu Lan Báo Hiếu, trên các trang báo điện tử và mạng xã hội đang nóng lên với một video clip dài 07 phút ghi lại hình ảnh một phụ nữ bạo hành một bà cụ. Trong clip người phụ nữ liên tiếp dùng những lời lẽ chửi bới bà cụ. Không những vậy người này còn lấy chổi cùn, tay đánh liên tiếp vào mặt, đầu bà cụ, xúc chất thải đổ lên đầu bà cụ. Sau khi clip được tung lên mạng, cư dân của thế giới ảo rất phẫn nộ với hành vi hành hạ mẹ của người phụ nữ, những anh hùng bàn phím thay nhau múa phím chỉ trích, nguyền rủa, đòi chém, đòi giết người phụ nữ bất hiếu trên mà không cần biết đằng sau đó nó là gì, tại sao lại xảy ra như vậy…
Chắc có lẽ do cách sống của con người ngày càng nhanh hơn, hối hả hơn, không còn thong dong, chậm rãi nữa, cuộc sống vội vàng đã làm chúng ta quên mất rằng mình càng phải sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn rồi thì phải. Khi gặp vấn đề gì đó, tại sao ta rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy, chạy theo cảm xúc, dễ dàng phán xét, vội kết luận đến thế? Chắc có lẽ chúng ta đã quên bài học trong vụ án “một bạn trẻ 21 tuổi đời thực hiện hành vi đồi bại với một người thiểu năng”, đoạn clip ghi hình lại cảnh đó đến từ đâu? Người quay clip đó sao không ra tay giúp? Tại sao vậy? Sao không ngăn chặn ngay từ đầu một hành vi tán tận lương tâm? Và trong clip người phụ nữ bạo hành mẹ già của mình, bạn đã có bao giờ hỏi: ai là người quay clip này? Họ tung lên mạng với mục đích gì? Tại sao họ không can ngăn?… Có lẽ chúng ta đã quá vội vàng!!!
Theo Vnexpress đăng tin ngày 8/9, tức 01 ngày sau khi clip được tung lên, thì vụ việc xảy ra vào tháng 11/2019 và người quay clip này là cô con gái ruột của người phụ nữ bạo hành mẹ già của mình. Theo báo Phunuonline thì nguyên nhân là do mâu thuẫn về phân chia tài sản, người mẹ già này đã cho toàn bộ tài sản của mình cho đứa cháu gái (là người ghi clip) mà không để lại cho con gái mình (người bạo hành bà) là người trực tiếp hầu hạ, nuôi nấng bà trong quãng đời còn lại. Và thế là mâu thuẫn đã diễn ra hằng ngày trong cái nơi đúng ra là mái ấm của tình yêu thì giờ đây nó trở thành địa ngục của trần gian cho một gia đình 03 thế hệ sống chung một mái nhà. Vì đâu nên nỗi?
1. Thái độ sống ích kỷ, xem trọng lợi ích cá nhân.
Thái độ sống ích kỷ của lớp người thời nay coi trọng lợi ích bản thân đang len lỏi vào từng gia đình, trong cách ứng xử của lớp con trẻ đối với mẹ cha khiến cho xã hội ta có thêm nhiều những trường hợp xuống cấp đạo đức trong ứng xử giữa con cái đối với cha mẹ. Nhìn rộng ra, đây chính là sự đánh mất đi tính nhân đạo, lòng thương yêu giữa con người đối với con người mà biểu hiện gần gũi nhất, nguy hiểm nhất chính là giữa người đã sinh thành dưỡng dục ra ta và bản thân ta.
Bản chất, bi kịch con cái ngược đãi cha mẹ già xuất phát từ sự bất hiếu. Trước hết, trong quan niệm, lối sống của người Việt, cha mẹ trước hết luôn là những người hy sinh vì con cái. Chúng ta có thể làm tất cả mọi việc vì con cái, thậm chí là để nuông chiều những thói hư tật xấu của con mà quên mất nhiệm vụ chỉ ra cho con thấy công sức lao động và sự hy sinh lớn lao ấy khó khăn đến nhường nào. Chính vì thế, trong đầu óc các bạn trẻ đã quen với ý nghĩ, đã là cha mẹ là phải hy sinh và con cái đương nhiên được thừa hưởng những quyền lợi đó.
Hành động cha mẹ bỏ rơi con của mình đáng lên án như thế nào thì chuyện con cái ngược đãi cha mẹ cũng tương tự. Vốn dĩ tình yêu giữa cha mẹ và con cái là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất trong đời mà không có gì có thể thay thế được, công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong suốt cuộc đời người con không thể đong đếm nổi. Thế nhưng một bộ phận trong chúng ta đã và đang đánh mất thứ tình cảm máu thịt ấy với nguyên do là trong lối sống của họ, đã là cha mẹ thì phải hoàn toàn vì con cái lúc mình còn trẻ, còn khỏe; để khi về già chính con cái sẽ là chỗ dựa vững chắc cho cha mẹ chứ không phải trở thành gánh nặng và phiền toái, “ăn bám” con cái vì tuổi già sức yếu của mẹ cha.
2. Lỗi không chỉ ở những đứa con hư
Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, con cái bất hiếu hóa ra hoàn toàn là do cha mẹ “bồi dưỡng” mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại trong tâm con trẻ sự oán trách, ám ảnh, bình thường không dễ biểu hiện ra, chỉ khi chịu sự xung kích mới bộc phát.
Trước hết, đối với bậc làm cha làm mẹ dù có bận rộn đến đâu trong mưu sinh cuộc sống cũng phải dành thời gian thích đáng chăm lo đến mái ấm gia đình của mình, giữ cho gia đình thuận hòa. Việc giáo dục con cái phải quan tâm thường xuyên, tạo điều kiện để con em của mình học hành đến nơi đến chốn, không để chúng mải mê với các trò chơi bạo lực. Nhất là, cha mẹ phải làm gương cho con cái trong cuộc sống, thực thi giữ tròn chữ Hiếu đối với cha mẹ, ông bà mình.
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của mình, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh, và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. 09 thói xấu mà cha mẹ đang làm sẽ gây ảnh hưởng rất tệ hại đến con cái mà các bậc phụ huynh chúng ta không để ý đến: (1) Nghiện công nghệ: làm sao ta có thể nói và dạy con nếu mình suốt ngày lướt website, chơi game ngay khi ta ở cạnh con mình? Ta biết tác hại của chúng đến con mình ra sao không?; (2) Buôn dưa lê: Chắc hẳn mỗi người làm cha làm mẹ trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần ngồi nhâm nhi tách trà để rồi phán xét, chê bai về một người nào đó. Đây là thói quen khó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày, nó có thể ăn sâu vào trong tâm trí nếu không nhanh chóng dứt bỏ. Trẻ con như từ giấy trắng, chúng sẽ nhanh chóng học theo những gì mà người lớn làm mà không biết việc đó là tốt hay xấu. Nếu các bậc phụ huynh không muốn con sau này cũng đi săm soi rồi nói xấu người khác thì chính bản thân người lớn cần chấn chỉnh lại mình, nên biết điểm dừng trước mặt con trẻ; (3) Chê bai bản thân mình: Dạy con luôn tự tin vào bản thân là một trong những điều quan trọng mà các bậc cha mẹ nên biết để truyền đạt cho con một cách tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay không ít mẹ đứng trước mặt con mà thản nhiên chê bai chính cơ thể và bản thân mình. Muốn trẻ học được những điều tốt thì chính bản thân cha mẹ phải làm gương cho con, đừng bao giờ tự chê bản thân quá xấu xí, thừa mỡ và than vãn về những nếp nhăn trước mặt con; (4) Lười nấu ăn: Lười nấu ăn, ăn uống linh tinh cũng là một trong những thói quen xấu của cha mẹ nên loại bỏ khi đã có con nhỏ. khi đã có con, thói quen ăn uống không khoa học này của cha mẹ cần phải dẹp bỏ sang một bên. Trẻ em cần một chế độ dinh dưỡng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến mức tối đa, đừng vì thói ăn uống “vô tội vạ” của cha mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Hãy dành thời gian cùng chồng lên thực đơn và bắt tay vào công cuộc chế biến để con có một bữa ăn ngon và tràn đầy hạnh phúc gia đình, (5) Phóng nhanh vượt ẩu: Nếu bậc phụ huynh nào có thói quen đi nhanh, hãy ngay lập tức điều chỉnh tốc độ lại. Hành động này không bao giờ là một ý tưởng thông minh của các ông bố bà mẹ yêu thương con, vì điều đó có thể khiến bản thân và chính đứa con yêu của mình gặp nguy hiểm. Khi tham gia giao thông trên đường, dù có vội đến đâu, hãy nghĩ đến sự an toàn của đứa con đang ngồi đằng sau; (6) Nói tục chửi thề: Có lẽ ngày nay nhiều người lớn phải ngỡ ngàng vì trẻ con còn rất ít tuổi, có khi chỉ 3 hay 4 tuổi, nhưng các con đã biết nói những câu tục tĩu. Đến lúc chính tai nghe con mình nói bậy, nhiều cha mẹ đặt câu hỏi không biết chúng học từ đâu. Người lớn nên biết rằng khi trẻ bắt đầu biết nhận thức, mọi câu nói của cha mẹ trẻ đều nghe và hiểu, và đương nhiên chúng sẽ học theo rất nhanh. Cha mẹ luôn mong muốn con biết sử dụng những ngôn từ tích cực khi giao tiếp, nhưng chính bản thân mình không làm được điều đó thì làm sao trẻ có thể làm được. Chỉ vì một chút nóng giận hay bực mình, người lớn “phun” ra một câu nói tục trước mặt trẻ và vô tình tiêm nhiễm những điều không hay vào đầu trẻ. Vì vậy, muốn con trở thành một đứa trẻ lịch sự, cha mẹ hãy biết kiềm chế lời ăn tiếng nói của mình; (7) Ngủ nướng: Việc ngủ muộn vào buổi tối và ngủ nướng vào sáng hôm sau là một thói quen không hề tốt. Đôi khi chỉ vì công việc mà cha mẹ bắt buộc phải làm như vậy, nhưng khi đã có con hãy cố gắng thiết lập cho mình một khhung thời gian hợp lý. Đi ngủ và thức giấc đúng giờ cũng là một điều quan trọng giúp trẻ hình thành cho mình một thói quen sống lành mạnh, giúp bé cảm thấy sảng khoái và tràn sức sống để có thể bắt đầu một ngày mới; (8) Mở tivi cả ngày: Có thể nói hiện nay tivi là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều cha mẹ nghĩ con cái có thể học hỏi được nhiều điều qua các thước phim, nên sẵn sàng để cho con trẻ ngồi hàng giờ trước tivi. Không những vậy, nhiều mẹ thấy con chỉ ngoan khi xem tivi nên cứ mở tivi cả ngày để con xem bao nhiêu tùy thích miễn con ngoan ngoãn cho mẹ làm việc. Đây là một thói quen xấu của cha mẹ nên loại bỏ ngay. Không khó để nhận thấy, nhiều trẻ dù chưa biết biết, biết đọc nhưng các con có thể mở tivi cũng như các thiết bị điện tử một cách ngon lành.Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu rằng cho trẻ xem tivi quá nhiều sẽ làm con tách biệt với thế giới bên ngoài. Nếu muốn con trở thành một đứa trẻ năng động, nhanh nhẹn, cha mẹ nên biết mở và tắt tivi khi nào, đừng vì một thói quen của bản thân mà ảnh hưởng đến tương lai của con; (9) Nói dối: Không phải lời nói dối nào cũng xấu, đôi khi xuất phát từ 1 ý tốt nào đó mà người lớn phải sử dụng đến lời nói dối trước mặt trẻ. Tuy nhiên, nếu không muốn con mình trở thành một đứa trẻ nói dối thành tài, cha mẹ không nên nói dối trước mặt con, cho dù đó là lời nói dối thiện chí, hãy học cách trung thực hết mức với con.
“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” – câu thành ngữ này không phải ám chỉ trực tiếp người mẹ, người bà nuông chiều con cháu, mà sâu xa hơn, đó chính là cách giáo dục con cái trong mỗi gia đình. Nếu như cha mẹ luôn tìm cách gần gũi để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của con, trở thành những người “bạn” với con, đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường đời một cách tâm lý, đầy yêu thương, vị tha nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc, cứng rắn,… biết cách kiềm chế cảm xúc, không dùng bạo lực cũng như những lời mắng chửi, chọn cách hành xử văn minh, khôn khéo thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên sẽ học được chính những đức tính ấy của cha mẹ, vì thế chúng sẽ là những đứa con ngoan ngoãn, hiểu biết và thực sự chín chắn, trưởng thành.
Môi trường giáo dục ở nhà trường cũng là tác nhân quan trọng trong việc giáo dục con cái hiếu thuận với cha mẹ. Nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và biết kính trên nhường dưới. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở trường, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Công bằng trong tình yêu của cha mẹ
3.1 Con cái rất nhạy bén với công bằng
Có thể cha mẹ không quan tâm khi thương yêu con, nhưng các con lại rất nhạy bén khi cha mẹ không thương đồng đều. Chúng không cần biết cha mẹ thương em út hơn, vì em sinh ra trong lúc gia đình khánh kiệt, làm ăn thua lỗ, nên em chịu nhiều thiệt thòi, nay cha mẹ muốn bù đắp; hay thương chị cả hơn, vì mới lấy nhau, vừa ra ở riêng, cha mẹ không có điều kiện kinh tế để chăm sóc chị đầy đủ, nhưng chúng chỉ biết: Mình là con, nên đòi công bằng trong tình yêu của cha mẹ, vì tất cả đều được sinh ra bởi cùng một cha, một mẹ. Có thể cha mẹ không để ý trong cách yêu thương, nhưng con cái lại rất tinh tế khi cha mẹ “bên trọng bên khinh”, thương đứa này hơn đứa kia, lo cho đứa này nhiều hơn các đứa khác. Chúng đâu cần hiểu: Mỗi đứa con là một trời kỷ niệm của tình yêu giữa cha và mẹ, nên khác biệt là chuyện bình thường, dễ hiểu, cần được cảm thông. Có thể cha mẹ coi chuyện hơn – kém một chút trong tình cảm dành cho các con là chuyện nhỏ, nhưng với các con lại là chuyện lớn, có thể làm “kinh thiên động địa”. Có thể cha mẹ đánh giá tình huynh đệ của con cái quá cao, trong khi đám gà con đá nhau tá lả vì đứa có đứa không, đứa được cưng, đứa chẳng được cha mẹ hỏi đến bao giờ, chẳng như lời khuyên của cha mẹ: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Vì thế mà sơ ý của cha mẹ có thể làm phật ý con; sơ sót của cha mẹ là đắng đót lòng con; sơ sẩy của cha mẹ làm cớ cho con cái đấu đá, bất hòa; sơ suất của cha mẹ đẩy đám con vào ghen tuông, chia rẽ, vì con cái rất nhạy cảm trước bất công, ngay trong tình yêu của cha mẹ.
3.2 Con cái chưa là thánh đâu
Cha mẹ thường nghĩ tốt cho con, nên hay quyết đoán con mình không có tính hư tật xấu, nhất la không so đo, tỵ nạnh, ganh ghét giữa nhau. Nghĩ như vậy là phủ nhận sự thật về con mình với nhiều giằng co thiện – ác, xấu – tốt liên lỉ bắt phải quyết liệt chọn lựa. Là con người, con cái cũng chung thân phận phải chiến đấu giữa điều phải làm, đáng làm va điều không được phép làm, không nên làm. Cuộc chiến nội tâm không thiếu cam go, vì cơn cám dỗ lam điều xấu, chiều theo bản năng luôn có mặt, hoạt động. Chính vì thế, con cái chưa là thánh, nên còn tham, sân, si, còn tranh giành, ganh ghét, ken cựa, được thua. Ý thức điều này, cha mẹ sẽ không lơ là với công bằng trong cách đối xử với các con. Thái độ trọng đứa này, khinh đứa kia, thương con này, bỏ con khác là nguyên nhân đưa đến nội chiến trong gia đình, và cảnh huynh đệ tương tàn là điều khó tránh. Nhìn con như những con người nhiều yếu đuối, cha mẹ sẽ tránh cho con những cớ vấp phạm, để tình yêu của cha mẹ không thoái hóa thanh ngòi nổ chiến tranh giữa anh em cùng cha cùng mẹ. Thực tế cho thấy: Có nhiều cha mẹ không công bằng trong đối xử với các con. Có những đứa con lớn bị cha mẹ khinh thường, không đoái hoai, không cho tham gia ý kiến; ngược lại, đứa con út lại nắm đầu mọi anh chị, “tác yêu tác quái”, và quyết định mọi việc trong nhà cha mẹ, vì “mua” được cha mẹ, nắm được cha mẹ, bởi cha mẹ yếu đuối, không cứng rắn, thiếu công bằng. Không thiếu những gia đình tan nát, kiện cáo nhau ra tòa, có khi còn đâm chém, hãm hại nhau, vì từ tình cảm không công bằng của cha mẹ đã dẫn đến không công bằng trong phân chia tai sản, để rồi tình cảm va vật chất đan quyện lẫn lộn vao nhau tạo nên muôn van mâu thuẫn, đố ky. Rất nhiều cha mẹ vì thương con này nhiều, thương con kia ít, vun xới cho con nay, nhưng bỏ bê con kia để rồi trắng trợn thiên vị trong quyết định, phân xử đã đẩy con cái vào bế tắc của tình huynh đệ khi bất công ngập tràn đã mở đường cho tội ác. Một vai điểm then chốt về công bằng cần được cha mẹ quan tâm để tránh cho con cái cảnh “nồi da xáo thịt” rất đáng trách, đáng buồn.
3.3 Công bằng là nền tảng của mọi tình yêu
Báo chí thường hay đăng những “chuyện tình” của những chàng có vóc dáng bảnh bao đi “cưa” những cô gái có tiền để trục lợi, kiếm chác, và thiên hạ gọi những chàng này là những tên “đào mỏ”. Đào mỏ là nhãn hiệu tồi tệ, đáng khinh, vì thiếu công bằng, bất công, khi chủ trương “bóc” người yêu, “lột” người yêu. Với những chàng đào mỏ chuyên nghiệp nay thì “bóc lột thân thể” người yêu chỉ la phương tiện, bóc lột tiền bạc, của cải của “người yêu” mới la mục đích. Chuyện tình của những chang đao mỏ, va người con gái ngây thơ, dễ tin đã bị xây trên bất công, nên sụp đổ rất nhanh, va tan khốc, bởi đó la mối tình “bạo phát, bạo tan” luôn kết thúc bằng thương đau cho nàng, và bỉ ổi cho tên đạo tặc. Cũng thế, khi một trong hai người chỉ lợi dụng, vơ vét, thì tình yêu giữa hai người không thể bền chặt, va sớm muộn cũng tan vỡ. Tình yêu lứa đôi cũng không khác tình yêu cha mẹ. Khi bổn phận yêu thương đã chu toàn, mà quyền lợi được yêu thương không được thỏa mãn, trái tim con cái sẽ nổi loạn, vì không chịu đựng được bất công. Vì thế, cha mẹ không công bằng trong tình yêu dành cho các con sẽ cho con cảm tưởng bị tước đoạt quyền được yêu thương, và đó la xúc phạm lớn đối với con cái. Bị xúc phạm vì không được yêu thương, hay bị phân bì, kỳ thị, con cái sẽ oán trách cha mẹ, va mang nặng mặc cảm bị quên lãng, bỏ rơi. Có nhiều cha mẹ luôn miệng khuyên con cái “phải thương yêu, đùm bọc nhau”, nhưng lại thi hành chính sách thiên vị, phân biệt rất bất công gây bất hòa giữa con cái thì hỏi lời khuyên ấy có giá trị gì và ảnh hưởng được đến ai? Nhìn cha mẹ bất công, thấy cha mẹ thiếu côngbình, con cái nào có thể chân thanh va cởi mở tấm lòng với nhau, nói chi đến chuyện đùm bọc, tương trợ? Là nền tảng của mọi tình yêu, nên cha mẹ không thể bứng đi công bằng, nhưng bắt buộc phải đặt tình yêu con cái trên đó:
- Công bằng trong lời ăn tiếng nói để tất cả cac con đều thấy mình la con, được sinh ra bởi một tình yêu cha mẹ.
- Công bằng trong thái độ để không đứa con nao thấy mình bị phân biệt đối xử.
- Công bằng trong phán quyết để con nhận ra mình la thanh viên toan phần của gia đình, đứa con “trăm phần trăm” của cha mẹ.
3.4 Công bằng là đức tính cần thiết của cha mẹ
Vì công bằng giữ cha mẹ ở điểm trung tâm, cọc mốc tâm điểm cho con cái xum vầy, đoan tụ. Vòng tròn cần tâm điểm để la vòng tròn, cũng như gia đình cần cha mẹ để là mái ấm. Nếu mất tâm điểm, vòng tròn yêu thương sẽ méo mó, cong queo, như cha mẹ không ở đúng vị trí sẽ lam gia đình hỗn loạn, mất đoan kết, không còn nhất tâm, nhất trí. Công bằng là tâm điểm cần thiết để bổn phận của con được thúc đẩy chu toan, va quyền lợi của con được vẹn toan bảo đảm. Đến đây, chúng ta đồng ý với nhau: Công bằng rất cần thiết để tạo một bầu khí yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tình huynh đệ gắn bó giữa các con. Và công bằng trong tình cảm, công bằng trong thái độ, công bằng trong mọi quyết định được nhận là chìa khóa của mái ấm hạnh phúc. Nhưng vấn đề được đặt ra, đó là công bằng lý tưởng ấy có khả thi, hay chỉ là lý tưởng suông, không có trong thực tế gia đình? Quả thực, một công bằng tuyệt đối, hay một công bình cực đoan, vô điều kiện thiết tưởng là điều khó thực hiện trong đời sống gia đình, bởi những lý do sau:
3.4.1 Mỗi đứa con là một cuộc đời, một vũ trụ, một tình cảm đặc thù, khác biệt
Cha mẹ sinh ra nhiều con, nhưng không đứa nào giống đứa nào, vì mỗi đứa con được sinh ra đã được cưu mang trong một thời gian, không gian đặc thù, với tình yêu, hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác biệt. Đứa con sinh ra trong thời ly loạn, khi ma cha mẹ phải bỏ lang bỏ xóm chạy loạn, di cư sẽ khác hẳn đứa con được sinh trong thời bình, khi cha mẹ không còn lo lắng chốn đạn, tránh bom, chật vật với đời sống vất vả, nghèo nàn. Ngoài hoàn cảnh khác biệt, tình yêu của cha mẹ dành cho nhau khi sinh các con cũng không ở cùng mức độ: có đứa được sinh ra khi tình yêu cha mẹ lên hương nồng nàn, nhưng cũng có đứa con không gặp may sinh vào lúc mẹ cha nhiều mâu thuẫn, hiểu lầm. Tình cảm vì thế cũng ảnh hưởng và ký ức cũng do đó in sâu trên từng đứa con, để mỗi khi nhìn con, cha mẹ lại hồi tưởng, sống lại tình cảm xưa.
Chính vì thế, không thể có một đàn con hoàn toàn giống nhau, hay một bầy con được sinh ra trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, tâm trạng của cha mẹ. Đó cũng là lý do không thể có một tình cảm tuyệt đối công bằng nhìn từ bên ngoài của cha mẹ dành cho các con. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ yêu thương tất cả các con với một tình yêu tròn đầy, mặc dù mỗi đứa được yêu thương bằng những cách khác nhau. Cũng thế, cách thức yêu con sẽ không cùng một khuôn mẫu, những khác biệt tùy theo nhu cầu của mỗi đứa. Có đứa thâm trầm, kín đáo không thích cha mẹ bộc lộ công khai tình cảm; đứa khác tính tình phóng khoáng, cởi mở lại thích được cha mẹ tự nhiên nụng nịu, không che giấu, dè dặt. Hiểu con từng đứa, biết con từng phân ly da thịt, cha mẹ thương con trên nền tảng công bằng, nhưng không phải thứ công bằng xơ cứng, cực đoan; trái lại, công bằng trong yêu thương là ánh đèn rất sáng soi dẫn tình yêu cha mẹ đến tận sâu kín của nhu cầu nơi con cái, để tất cả các con luôn là đối tượng của tình yêu tròn đầy, viên mãn, và không một đứa nào bị lọt khỏi tình yêu cha mẹ, nhờ mắt sáng công bằng.
3.4.2 Có những đứa con bất hiếu
Khi đối diện với đứa con bất hiếu, cha mẹ tuy vẫn yêu thương, nhưng không thể đối xử với cậu con bất hiếu như với các con khác, bởi cậu con nay đã đơn phương phá vỡ khế ước tự nhiên giữa cha mẹ – con cái, theo đó, đã làm con tất phải có bổn phận hiếu thảo. Được cha mẹ yêu thương là quyền lợi, nhưng bổn phận hiếu thảo không được cậu thực hiện. Điều nay đương nhiên đưa đến hậu quả la quyền lợi của cậu từ nay bị đặt dưới một số điều kiện, chứ không tự động như trường hợp bình thường của các anh chị em khác. Cụ thể la cha mẹ không thể tin tưởng cậu ma giao phó của cải, gia sản cho cậu, cũng không thể chia sẻ với cậu những công việc hệ trọng cần phải kín đao va trung tín trong gia đình. Thái độ của cha mẹ cũng phải thay đổi để cậu nhận ra sai trái của mình va biết dừng lại trước khi quá đa, quá muộn. Công bằng với cậu không còn tự động, tự nhiên, nhưng có điều kiện, vì tương quan cha mẹ – con cái giữa cậu va song thân không còn bình thường, đáng tin. Ở những trường hợp nay, người ta không có quyền đòi hỏi cha mẹ một công bằng tuyệt đối, hiểu theo nghĩa: phải tuyệt đối đồng đều giữa các con thảo hiếu va bất hiếu, ngoan ngoãn va hư đốn, thương cha thương mẹ va lêu lổng, hoang đang, “phá gia chi tử”. Và cha mẹ có quyền đo lường mức độ công bằng để bảo đảm an toan ở mọi phương diện cho mình va gia đình. Một thí dụ điển hình: đứa con xì ke, ma túy bỏ nha đi hoang, nay dắt côn đồ về đe dọa cha mẹ, mai đưa du đãng về hăm dọa, tống tiền anh em trong nha sẽ không được hưởng sự công bình trong việc phân chia tai sản của cha mẹ, vì anh ta đã không có đủ điều kiện tối thiểu để hưởng quyền lợi công bằng đó. Với cậu, cha mẹ tuy rất thương, nhưng vì biết có cho cậu bao nhiêu của cải, tiền bạc, cậu cũng sẽ đem nướng vào “chất trắng chết người”, nên không thể cho cậu phần gia tai đáng lý ra cậu được hưởng. Công bằng vì thế phải được bảo đảm bởi một số điều kiện để mục đích của tình yêu là hạnh phúc của cậu được thực hiện. Như thế, công bằng trong tình yêu của cha mẹ, ở vào một số trường hợp sẽ không thể áp dụng đồng đều cùng mức độ cho tất cả các con. Công bằng sẽ không được hiểu nhất loạt như nhau, hoan toan như nhau, không khác biệt; trái lại, công bằng được ánh sáng khôn ngoan của tình yêu hướng dẫn để cha mẹ biết phải yêu con thế nào cho công bằng, thương con thế nao cho con được hạnh phúc, giúp con thế nao cho con đạt được giá trị lam người. Va nếu công bằng la nền tảng của tình yêu, thì tình yêu cũng la hướng đạo viên của công bằng để công bình không chai đá, xơ cứng, ù lì dừng lại ở một điểm cực đoan. Đồng thời khi soi sáng công bằng, tình yêu cũng sẽ không mù quáng phiêu dạt đó đây tạo nên mất trật tự, mất cân đối, thiếu hòa điệu. Chia sẻ về công bằng trong tình yêu cha mẹ đối với con cái, chúng ta đã nêu lên được sự cần thiết của công bình như nền tảng cho tình yêu cha mẹ đứng vững ở vị trí trung tâm, quy tụ, nối kết; đồng thời trình bay gới hạn của công bằng trong một số trường hợp, ở đó, công bằng được thể hiện mộ cách linh động, khôn ngoan hầu đem lại lợi ích không chỉ cho con, ma cho tất cả mọi thanh viên trong gia đình. Công bằng như nền tảng của tình yêu, nhưng cũng cần tình yêu hướng dẫn để công bằng không trở thanh một nguyên tắc chết lam mất thăng bằng, hòa điệu của tình yêu cha mẹ – con cái. Nói cách khác, cha mẹ mang ơn gọi yêu thương, nên cũng được đặc sủng khôn ngoan để biết yêu thương đúng, yêu thương thực, yêu thương công bằng hầu đem lại hạnh phúc cho con. Học công bằng trong yêu thương cũng la học yêu thương công bằng, bởi loại bỏ công bằng, cha mẹ khó có thể yêu thương chính đáng, yêu thương hữu hiệu, yêu thương như đòi hỏi của ơn gọi lam cha mẹ.
Bạn thân mến,
Người xưa giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu). Con cái hiếu thuận với cha mẹ là lẽ của trời đất, tự nhiên, là nền tảng văn hoá, đạo đức của xã hội. Không thể nói rằng một người bất hiếu cũng là người tốt được.
Thế nhưng cha mẹ phải là tấm gương phản ánh vào cuộc đời con cái. Có câu: “Cha nào con nấy” là vì thế. Muốn con cái hiếu thuận, cha mẹ cũng phải làm một người tốt, thiện lương mới được.
Ngày xưa, sở dĩ Mạnh Tử có thể trở thành thánh nhân (được phong là “á thánh” chỉ sau Khổng Tử) chính bởi mẹ của ông giáo dưỡng vô cùng nghiêm khắc. Bà tên là Chương Thị, sau gọi là Mạnh Mẫu, từng chuyển nhà tới 3 lần để con trai mình có được môi trường giáo dục tốt nhất.
Một lần, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử liền hỏi mẹ người ta giết lợn để làm gì. Mạnh Mẫu lỡ miệng nói đùa: “Để cho con ăn”. Sau đó, bà liền đi mua thịt lợn về cho con ăn vì nghĩ rằng nếu mình nói dối chẳng khác nào dạy con nói dối.
Lần khác, khi Mạnh Mẫu đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà gọi Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Hối hận và thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Bài học ấy của Mạnh Mẫu đến nay có lẽ vẫn còn là khuôn mẫu cho tất cả các bậc làm cha, làm mẹ vậy.
(Hình ảnh minh họa được Sưu tầm trên mạng internet)