Chicago: Sơ Jean Dolores Schmidt, một Nữ tu với bộ quần áo có biểu tượng chó sói

Nó như một kịch bản đầy kịch tính của một bộ phim được trình chiếu trên truyền hình. Một ngôi trường nhỏ đã không giành được chức vô địch trong nửa thế kỷ vẫn tiếp tục kiên trì đánh thức tài năng chưa được biết đến, và điều đó đã làm cho nó đi đến trận chung kết 4 lần của giải Bóng rổ Nam của NCAA.

Đó là một trường học Công giáo và được huấn luyện bởi một người đàn ông Công giáo có học thức, người nhắc nhớ những người phóng viên trên truyền hình rằng, nhờ ơn Chúa nên ông có thể hoàn thành công việc ông đang làm và bất cứ thành công nào của đội đều do ân sủng của Thiên Chúa. Và Đội trưởng là một nữ tu cao tuổi, trở thành người hướng dẫn, và dẫn dắt đội tuyển với lời cầu nguyện, và dạy cho các cầu thủ biết về tinh thần cao thượng trong thể thao.

Đây là điều thực sự trong cuộc sống chứ không phải là một kịch bản. Và trung tâm của tất cả chuyến đi để đạt danh hiệu vô địch là Sơ Jean Dolores Schmidt của Đại học Loyola Chicago.

Sơ Jean được biết đến như một người có sức lan tỏa rất nhanh. Các bạn có thể theo dõi video của Sơ qua cuộc phỏng vấn trên hầu hết các kênh truyền hình lớn của Mỹ. Sơ xuất hiện trên tất cả các tờ báo, đài phát thanh và trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội.

Sơ là nữ tu của Dòng nữ Bác ái Trinh nữ Maria (BVM) trong 81 năm và đã phục vụ tại Loyola trong hơn 50 năm. Trong thập kỷ qua, Sơ là Đội trưởng của đội Bóng rổ nam Loyola, có biệt danh là Ramblers (linh vật là một con sói và con sói là biểu tượng của một người thám hiểm). Ngày nay, Sơ Jean như là biểu tượng của sự cao thượng trong thể thao của Ramblers.

Nhân dịp Sơ bước vào tuổi 98.

Sơ được xem là những con virus lan truyền vì đội bóng thực sự đã trải qua các mùa giải mà tài năng chưa được biết đến, họ đã lập tỉ số kỷ lục lên 32-5, và giành chức vô địch tại Missouri Valley Conference, và là một trong bốn vị trí cao trong giải đấu NCAA với 128 đội. Họ đã giành chiến thắng 3 trận đầu tiên với tổng cộng 4 điểm trước khi giành được vị trí 16 điểm trong trận đấu thứ tư của giải đấu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi tiếp kiến chung ngày 06 tháng 04 năm 2016 rằng: “Thể thao là một ngôn ngữ chung, mang lại cho các dân tộc sự gần gũi và có thể góp phần tạo ra các cuộc gặp gỡ độc đáo và vượt qua các xung đột”.

Mục đích chung của lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha vào tháng 8 năm 2016 là “Những môn thể thao đó có thể là cơ hội gặp gỡ hữu nghị giữa các dân tộc và có thể đóng góp cho hòa bình trên thế giới”.

Tháng 12 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác ở Geneva, giải thích rằng, các môn thể thao thường kèm theo ba bài học có thể được áp dụng trong bối cảnh rộng hơn:

– Một công cụ cho sự phát triển của con người: “Giáo hội thường sử dụng ẩn dụ về tinh thần thể thao như một hình ảnh trưởng thành”.

– Hội nhập và liên đới quốc tế: “Thể thao… tạo thành một công cụ để giáo dục con người về tầm quan trọng của việc chia sẻ, tình bạn và tôn trọng người khác, và về giá trị to lớn của sự đoàn kết”.

– Vượt qua các lợi ích kinh tế và sự ích kỷ: “Trong thể thao cũng như trong cuộc sống, cạnh tranh dành được kết quả là quan trọng, nhưng chơi tốt và công bằng, thậm chí còn quan trọng hơn nữa!” (Pope Francis, 2016)

Tổng Giám mục Jurkovic nói: “Trong thời của chúng ta, chúng ta dường như tập trung nhiều hơn vào kết quả cuối cùng của những nỗ lực của chúng ta, chứ ít để ý đến hành trình để đạt được mục đích của chúng ta”. Hầu hết mọi người dường như mang lại nhiều giá trị hơn cho các mục tiêu trong bản thân ít chú ý đến các bước quan trọng và thiết yếu không thể thiếu để đạt được.

“Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều hiểu rằng đạt được một mục tiêu đòi hỏi sự đào tạo, thực hành, công việc khó khăn, và quyết tâm và sự cống hiến.”

Trong trường hợp của Loyola, Sơ Jean đang đặt khuôn mặt của người Công giáo vào Giải đấu NCAA. Và Sơ đã không biện minh về việc trở thành một fan hâm mộ của đảng phái: “Tôi cầu xin Thiên Chúa một điều tốt đặc biệt cho Loyola, do vậy, vào cuối cuộc chơi, bảng điểm cho thấy một chữ ‘W’ lớn dành cho chúng tôi. Những học sinh này đã chơi với trái tim và cái đầu của họ, bởi vì họ yêu mến ngôi trường và bởi vì họ yêu Bóng rổ”.

Cùng với khả năng lan truyền, Sơ Jean đã tạo ra một nhu cầu rất lớn dành cho áo thun “Sơ Jean”, quần áo khác và thậm chí cả búp bê ‘bobblehead’. Nhiều sảng phẩm sản phẩm đang đổ xô vào thị trường.

Một số người khác quan điểm cho rằng, có thể coi đây là cơ hội để kiếm tiền bằng cách tạo nên sự bất ngờ trong tên gọi. Nhưng Sơ Jean đã cho phép trường đại học ký hợp đồng cấp phép; tiền bản quyền sẽ gửi đến quỹ thể thao Loyola.

Sơ Jean đã không đòi hỏi bất kỳ điều gì cho chính mình, nhưng một phần của doanh thu từ ‘bobblehead’ sẽ gửi đến tổ chức từ thiện Đức Trinh Nữ Maria.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ


Visited 3 times, 1 visit(s) today