Cha mơ về một Gia đình Salêdiêng có cõi lòng truyền giáo

Lần xuất phát truyền giáo thứ 147 công bố rằng Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người mà chính Ngài đã muốn tạo dựng lên, và chúng ta, Gia đình Salêdiêng, cảm nhận được đầy tràn lòng nhân hậu của TC một cách đặc biệt.

Chính tình yêu sung mãn này tìm cách “tràn ngập” hết mọi người quanh chúng ta và kêu gọi chúng ta lời đáp trả trung thành và cũng rất đòi hỏi.

Một lần nữa, Valdocco lại chứng kiến một ngày vui và cảm động, ngày những vị truyền giáo mới lên đường. Vào ngày 11 tháng Mười Một, 1875, Don Bosco đã gởi những nhà truyền giáo đầu tiên tới Patagonia, Achentina. Đây là “cuộc xuất phát truyền giáo đầu tiên” thần kỳ, được vị truyền giáo trẻ tuổi và can đảm Gioan Cagliero dẫn đầu. Như chúng ta biết rõ, ngay từ tuổi trẻ, Don Bosco đã nuôi dưỡng giấc mơ trở thành một nhà truyền giáo. Don Cafasso đã “cản ngăn” con đường ấy khi ngài đồng hành với DB suốt trong cuộc phân định ơn gọi của ngài. Don Cafasso nói cho ngài rằng đi truyền giáo không dành cho ngài. Vào ngày 15 tháng Chín năm nay, cha cử hành việc sai phái 43 vị truyền giáo, cả tu sĩ lẫn giáo dân, vào dịp xuất phát truyền giáo thứ 147, bởi vì giấc mơ “kín ẩn” này của Don Bosco không bao giờ ngừng, ngay cả trong hai cuộc thế chiến đau thương.

Lần này, 18 Salêdiêng trẻ và 17 Nữ tu Con Đức Mẹ Phù hộ đã rời quê hương và những người họ yêu mến, ên đường tới những điểm khác nhau nhất của địa cầu. Bảy người (sáu thiếu nữ và một thanh niên) gia nhập với họ để làm dịch vụ dân sự và truyền giáo một năm. Chắc chắn, các tu sĩ đã làm cuộc chọn lựa “cả đời”. Họ trao hiến cuộc đời mình: ở lại với người nghèo, với những ai cảm thấy bị bỏ rơi, và với những anh em Salêdiêng và các nữ tu Salêdiêng khác đang trải nghiệm những thời kỳ khó khăn. Họ làm thế như những chi thể của Giáo hội bởi vì Thiên Chúa vẫn gần gũi với những con cái đau khổ của mình.

Cử chỉ của họ nói lên nhiều điều. Nó công bố rằng Chúa vẫn tiếp tục yêu thương nhân loại mà ngài đã muốn tạo dựng họ, và chúng ta, Gia đình Salêdiêng, cảm thấy được đầy tràn sự nhân hậu của TC một cách đặc biệt.  Chính tình yêu sung mãn này tìm cách để “tràn ngập” hết mọi người quanh chúng ta và kêu gọi chúng ta lời đáp trả trung thành và cũng rất đòi hỏi. Vì lẽ này, cha đã nói với những nhà truyền giáo rằng cha mơ đến một Gia đình Salêdiêng mang mang bốn “cánh” [để bay bổng].

1. Là những nhà truyền giáo của nhân loại

Là những nhà truyền giáo trong thế giới, ý tưởng này không tạo nên một thứ chinh phục nào đó. Chúng ta là những nhà truyền giáo để chia sẻ đời sống với dân tộc tiếp đón chúng ta. Chúng ta là những nhà truyền giáo để phục vụ, bất chấp hoàn cảnh và tình hình ra sao. Chúng ta mang đến lương thực cho người đói, nước uống cho kẻ khát bởi vì làm như thế thật tốt đẹp, bất kể có hậu quả gì.

Vào lúc kết thúc Công đồng Vatican II, Á thánh Phaolô VI nhấn mạnh rằng học thuyết của công đồng được xoáy sâu vào một hướng mà thôi: “phục vụ nhân loại, dưới mọi điều kiện, trong mọi sự yếu đuối và nhu cầu”. Và cha nói trong Vương cung Thánh đường ở Torino: “Anh chị em được sai đi để phục vụ những người mà anh chị em tìm gặp trên đường mình đi: trong sự đa biệt của họ, với những sự giàu có liên văn hóa của tổ tiên họ, trong những giấc mơ, với những lắng lo và những hy vọng của họ. Anh chị em phải mang với mình những sự giàu có của chính nhân tính nơi anh chị em đã nhận được từ gia đình, văn hóa của anh chị em cũng như [phải mang lấy] sự giàu có sâu xa mà anh chị em nuôi dưỡng hằng ngày trong mối tương quan tin tưởng với Chúa Giêsu.”

2. Là những nhà truyền giáo của lòng thương xót và tình huynh đệ

Cánh thứ hai của giấc mơ truyền giáo của cha là hệ quả của cánh thứ nhất. Đúng như cha đã nói cho những người tham dự: “Bởi vì anh chị em là những người truyền giáo của nhân loại, tôi mời anh chị em cũng là những nhà truyền giáo của lòng thương xót và tình huynh đệ. Ngày nay, toàn thế giới đau khổ khắp nơi. Anh chị em tìm thấy chiến tranh, phân rẽ, nghèo khổ tột cùng, tỵ nạn, người đói, kẻ ốm đau, và những người bị bỏ rơi. Anh chị em cũng gặp những trường hợp của chủ nghĩa chủng tộc và bài ngoại. Nhưng anh chị em phải mang một sứ điệp hòa bình, phát triển, tha thứ và tình huynh đệ – không chỉ như một diễn từ hay một bài giảng, nhưng với chính đời sống của anh chị em, theo cách mà anh chị em sống cuộc sống thường ngày, và trong chứng tá của anh chị em. Không thể có một “thứ trung lập” (vô cảm) Salêdiêng khi đối diện với những đau khổ của dân chúng hay trước những tình trạng đau khổ và thiếu thốn theo mọi kiểu. Chúng ta phải đáp lại nhanh chóng bao có thể, tìm cách đồng hành với dân chúng trong đời sống của họ và cùng với họ tìm kiếm những giải đáp có thể được. Hơn nữa, việc đáp trả của chúng ta phải luôn là lời đáp trả của Tin Mừng, của phẩm giá con người và của kính trọng sự sống và tạo thành. Thế giới thiếu rất nhiều tình huynh đệ và bằng hữu!”

3. Là những nhà truyền giáo cho những người “rốt hết”

Là một người truyền giáo Salêdiêng ngày nay có nghĩa là có con mắt và trái tim đối với những người “rốt hết” và “những kẻ bé mọn”. Cha nói cho những nhà truyền giáo: “Với tất cả cõi lòng cha khích lệ anh chị em hãy mở to đôi mắt để nhìn xem dân chúng và nhìn thẳng vào mắt họ; hãy làm cho tâm hồn và đôi tay của anh chị em mở rộng đón tiếp họ; hãy can đảm để trao hiến toàn cuộc đời của anh chị em cho họ. Giống như Don Bosco, anh chị em có thể gần gũi với tất cả; nhưng tâm hồn của anh chị em phải luôn dành cho những người “rốt hết” cũng như cuộc đời của anh chị em cũng phải luôn dành cho họ. Cha mời gọi anh chị em mở rộng cõi lòng cho biết bao người sống trong những tình cảnh bấp bênh và khó khăn;gần gũi với những người không có tiếng nói; giúp họ giành được sự công bằng mà họ đáng hưởng; chăm sóc với tình huynh đệ và liên đới những kẻ bị thương bởi cuộc đời; hãy xa khỏi sự dửng dưng vốn chỉ – con đường đi không hữu ích chi cả – hạ khinh [con người].

Về những người “rốt hết”, anh chị em dừng bao giờ quên rằng chúng ta giúp họ trong mọi sự cần thiết của họ; nhưng chúng ta học được từ Don Bosco là không bao giờ xao lãng công bố Tin Mừng của Đức Giêsu. Ngài nói cho chúng ta về Thiên Chúa TỐT LÀNH VÀ XÓT THƯƠNG, là Cha chúng ta. Trên hết, Don Bosco là vị linh mục với trái tim đầy Thiên Chúa, với trái tim của nhà giáo dục luôn tìm cách nâng cao cảm thức về Thiên Chúa nơi thanh thiếu niên của mình và tín thác nơi Ngài.”

4. Là những nhà truyền giáo bởi vì anh chị em là những môn đệ

Anh chị em đừng bao giờ quên rằng gốc rễ và sức mạnh của việc chúng ta là những nhà truyến giáo đến từ việc chúng ta là những môn đệ. Cốt yếu chúng ta là những môn đệ truyền giáo, những thành phần của cộng đoàn đầy đức tin. Cộng đoàn này nghiêm chỉnh đảm nhận mệnh lệnh của Đức Giêsu là dạy dỗ nhân danh Người và làm cho mọi dân tộc nhận biết THIÊN CHÚA NHÂN TỪ VÀ TRUNG TÍN, vì Thiên Chúa yêu từng người như những con cái của Ngài trên trái đất này.

Visited 1 times, 1 visit(s) today