Gia đình Salêdiêng sống Niềm vui Tin mừng

Chúng ta hãy sống theo một cách thức nào đó để tỏ ra rằng chúng ta, những nhà giáo dục và loan báo Tin Mừng, nóng cháy vì phần ích của giới trẻ và những người cộng sự trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Các anh chị em trong Gia đình Salêdiêng và các bạn hữu của Don Bosco xa gần khắp thế giới,

Cha ấp ủ năm giấc mơ trong lòng. Chúng là những giấc mơ mà cha tin rằng đó là những hoa trái tươi đẹp nhất của 200 năm kỷ niệm ngày Don Bosco sinh ra. Một trong những giấc mơ này, giấc mơ thứ bốn, liên quan đến một Gia đình Salêdiêng sống niềm vui của Tin Mừng, bởi vì ta thâm tín rằng niềm vui phải là một cấu tố làm nên những nhà loan báo Tin Mừng và nhà giáo dục đức tin – ở mọi nơi trong thế giới mà người ta tìm thấy gia đình này.

Cha muốn nhắc nhớ anh chị em về những lời mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở đầu Tông huấn Evangelii Gaudium: “Niềm vui Tin Mừng đầy ắp tâm hồn và đời sống của tất cả những người gặp Đức Giêsu. Những người đó đón nhận ơn cứu độ Người ban, được giải phóng khỏi tội lỗi, nỗi buồn, trống rỗng và nỗi cô đơn nội tâm. Với Đức Kitô, niềm vui liên lỷ được sinh lại”.

Đức Thánh Cha mời gọi mọi Kitô hữu canh tân việc gặp gỡ Đức Giêsu và cho phép mình được Người “gặp gỡ”, để chống lại mối nguy là cảm thấy cô đơn, hay giữ một nhịp điệu cuộc sống kết tận trong cơn lốc bạo lực, không dành chỗ nào cho những người khác hay cho những mối tương giao liên vị.

Đây là một thách đố cực kỳ có thực và rất lớn đối với Gia đình Salêdiêng chúng ta vốn phải mang vào trong Giáo Hội tặng phẩm rất độc đáo của mình: đoàn sủng mạnh mẽ và không thể cưỡng lại được thừa hưởng từ Don Bosco.

Tại sao lại mơ như thế? Bởi vì cha thực sự không muốn thấy những lời của cha Vecchi khi ngài nói đến vị trí tối thượng của việc loan báo Tin Mừng, lại trở thành lời tiên tri: “Có thể xảy ra rằng dưới áp lực của muôn vàn hoạt động, liên quan đến cấu trúc và bận bịu về tổ chức, chúng ta liều mất đi tầm nhìn về chân trời hoạt động của mình. Chúng ta xem ra giống như rất nhiều nhà hoạt động [xã hội] hay những lý thuyết gia, những người quản trị các công cuộc hay cơ cấu, những ân nhân đáng khâm phục nhưng chúng ta lại là những chứng nhân thật là nghèo một cách rõ ràng của Đức Kitô, những người trung gian của công trình cứu độ của ngài, những người đào tạo tâm hồn và những người hướng dẫn trong đời sống ân sủng” (AGC, no. 373).

“Là những người loan báo Tin Mừng của giới trẻ, cách riêng các em nghèo nhất” là thiết thân (là thành phần) với DNA của chúng ta, là yếu tính chân thật của chúng ta, được thừa hưởng từ Don Bosco. Hơn nữa, điều này đúng là thế bởi vì chúng ta thực sự tin rằng Thiên Chúa đang đợi chúng ta nơi giới trẻ để ban cho chúng ta ơn huệ gặp gỡ Ngài. Ngài kỳ vọng chúng ta là những tôi tớ thật sự của giới trẻ để phục vụ Ngài nơi chúng bằng cách nhận biết phẩm giá của chúng và bằng việc giáo dục chúng tới đời sống sung mãn.

Những người sống thực tại này cách sâu xa chắc chắn nếm cảm niềm vui chân thật của Tin Mừng. Đây là cuộc sống rất khác với những người mà, như Đức Giáo hoàng nói trong đoạn sáu của Evangelii Gaudium, là những Kitô hữu dường như sống một phong thái của Mùa Chay “không có sự Phục Sinh”.

Anh chị em thân hữu của cha, nếu chúng ta sống sự nhạy cảm của Don Bosco và uống tận nguồn đoàn sủng của ngài, chúng ta không thể cho phép mình rơi vào cám dỗ của bi quan hay thiếu đi sự mãn nguyện vui tươi. Chắc chắn, chúng ta phải đối diện những khó khăn. nhưng khi sinh động mọi người trong các Nhóm thuộc Gia đình chúng ta tiến tới bằng cách cống hiến những điều tốt nhất của chính họ và của điều chúng ta là, điều ấy còn đẹp đẽ hơn nhiều; nghĩa là, bằng cuộc sống, chúng ta tỏ lộ rõ mình là những nhà giáo dục và loan báo Tin Mừng, bừng cháy lửa mến vì phần ích của giới trẻ và những người cộng sự trong “Kế hoạch của Thiên Chúa”. Chúng ta cần cho thấy rằng chúng ta muốn tiếp tục làm cho giấc mơ này của Don Bosco thành hiện thực, với cùng nhiệt tình mà nhờ đó ngài đã thành công trong việc chuyển giao nó cho những Salêdiêng đầu tiên và cho anh chị em giáo dân; cùng với các Salêdiêng, trong Gia đình Salêdiêng chúng ta, và với nhiều nhà giáo dục, bạn hữu và giáo dân, ngài đã làm cho tất cả can dự vào công viêc này. Bằng cách này chúng ta đáng được tước hiệu mà Đức Phaolô VI ban cho chúng ta khi gọi chúng ta là “những nhà truyền giáo cho giới trẻ”.

Để là những nhà truyền giáo trong đời sống, trước tiên, có nghĩa là tin rằng Đức Giêsu là trung tâm của đời sống chúng ta. Điều này có nghĩa chúng ta phải thật sự tin rằng cuộc đời chúng ta được nên giàu có khi chúng ta trao hiến chính mình, khi chúng ta bỏ chính mình vì người khác. Trái lại, cuộc đời bị suy kém và buồn nhạt bằng việc cô lập chính mình hay khi chỉ tìm sự an nhàn cho chính mình. Nó cũng có nghĩa chúng ta tin rằng đời sống tươi đẹp nhất là đời sống trong đó ta tìm gặp hạnh phúc bằng cách làm cho người khác hạnh phúc và bằng cách trao ban sự sống cho họ. “Ước gì thế giới của chúng ta, đang tìm kiếm, đôi khi với sự khổ não, đôi khi với hy vọng, được nên có khả năng đón nhận Tin Mừng không phải từ những người loan báo Tin Mừng chán ngán, thoái chí, bất nhẫn hay âu lo, nhưng từ những tác viên của Tin Mừng mà cuộc đời họ rực sáng nhiệt tình, những người trước tiên nhận được niềm vui của Đức Kitô” (EG 10).

Anh chị em thân mến, đây là cõi lòng, là cốt lõi trong giấc mơ của cha về một Gia đình Salêdiêng. Gia đình này phải cảm nhận rằng mình thật sống động hơn bao giờ hết và đảm lấy bổn phận của Giáo hội là cống hiến điều tốt nhất của mình hầu trao ban cách tự do điều mình đã nhận lãnh cách tự do – như Đức Giêsu nói cho chúng ta trong Tin Mừng.

Cha mong muốn biết bao là khuôn mặt chúng ta luôn rạng rỡ phản chiếu niềm vui này mà chúng ta mơ ước và NIỀM VUI ẤY chỉ đến từ Ngài mà thôi.

Visited 3 times, 1 visit(s) today