VIỆC CẦU NGUYỆN

Tác giả: Julie Thomas

Chuyển ngữ: Văn Mão,SDB

Phần 1: Cầu nguyện như thế nào?

  Có bao giời Bạn cảm thấy khó khăn hay không biết phải cầu nguyện như thế cho đúng?

  Hãy thực hành năm bước sau đây để có thể đi vào đời sống cầu nguyện cách hiệu quả.

Cầu nguyện chính là “nói chuyện với Chúa”. Đây là một định nghĩa thường gặp khi nói đến việc cầu nguyện. Nhưng làm thế nào để có thể dừng lại và để lắng nghe tiếng Chúa trả lời cho bạn?

Lời cầu nguyện của chúng ta bao gồm việc cầu xin, khẩn nài và thỉnh cầu một điều gì đó với Chúa. Kinh thánh nói cho chúng ta: “Thiên Chúa yêu mến những ai ham thích cầu nguyện”. Tuy nhiên, nếu điều chúng ta làm trong cầu nguyện chỉ là cầu xin và khẩn nài, thử hỏi còn chỗ đâu để lắng nghe sự đáp trả của Chúa?

Chỉ nhờ ân sủng của Thiên Chúa, trong niềm tin vào Đức Kitô, chúng ta mới khám phá ra kinh nghiệm về sự hiệp thông, đối thoại với Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta nhận thấy sự thay đổi nơi tâm trí có một sự tương quan chặt chẽ với sự bình an đến từ Thiên Chúa. Kết quả chúng ta nhận được là sự bình an, tĩnh lặng, đổi mới, nhận biết chính mình và quy hướng về Thiên Chúa.

Khi bạn biết cách cầu nguyện và biết đặt tâm tình vào lời cầu nguyện, thì bạn cũng sẽ biết cách để cho Chúa hiện thực hóa những ước nguyện của bạn trong cuộc sống hiện tại. Hy vọng, loạt bài viết này sẽ giúp cho bạn khai mở những điều bí ẩn trong cuộc sống với thái độ thanh thản, bình an, nhờ sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa thông qua việc thực hành cầu nguyện.

    Hôm nay, bạn có tin tưởng chạy đến với Chúa để giãi bày hết những tâm tư, nguyện vọng, cho dù Ngài có nhận ra vấn đề của bạn hay không?

Phần 2: Lời Ca tụng và Thờ Phượng

    Chúng ta thường dùng những lời ngợi khen và thờ phượng để biểu lộ tâm tình với Chúa khi cầu nguyện. Nhưng ngợi khen và thờ phượng Thiên Chúa là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta ca tụng và ngợi khen Chúa mỗi khi Ngài ban cho chúng ta những điều ngoài sức mong đợi. Những lúc như thế, chúng ta được gọi để trở lại ca tụng và tạ ơn Ngài. Chúng ta cũng có thể ca tụng và tạ ơn Chúa, vì những người Chúa gửi đến cho chúng ta, và biết bao điều khác nữa. Tuy nhiên, sự thờ phượng của chúng ta chỉ dành riêng cho mình Thiên Chúa. Khi thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta bày tỏ sự tuần phục và hướng toàn bộ lời ca ngợi chỉ vào Thiên Chúa mà thôi. Sự khác biệt ở chỗ, là khi sự thờ phượng vượt trên lời ca tụng. 

    Bạn đã cảm nhận hay ý thức được hoa trái của việc cầu nguyện chưa? Bạn có muốn những lời tạ ơn trở nên những giai điệu đẹp của việc tôn thờ Thiên Chúa? Điều đó có phát xuất bởi tình yêu và từ tận đáy lòng, tận tâm hồn của bạn?

Phần 3: Lời xưng thú tội lỗi

    Có điều gì ngăn cản bạn khỏi việc lắng nghe tiếng Chúa không?

Trong giây lát, bạn hãy duyệt xét lại cuộc sống của mình. Ngày hôm nay, điều gì đã khiến tôi gặp gỡ được Thiên Chúa? Điều gì đã ngăn trở tôi gặp được Ngài?

Phương thế đầu tiên chúng ta có thể làm để xây dựng mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, đó chính là việc xưng thú những lỗi lầm của ta với Chúa. Chúng ta hãy tạo cho mình một thói quen xưng thú tội lỗi với Ngài. Thiên Chúa có xa cách với bạn hay không? Tội lỗi có thể làm chúng ta xa cách Chúa. Nếu tội lỗi là bức tường ngăn cản ta đến với ngài, thì việc xưng thú tội lỗi giải phóng ta khỏi sự giam hãm tội lỗi. Chính khi chúng ta xưng thú những lỗi phạm với Chúa, thì chắc chắn Ngài đã tha thứ cho chúng ta.

Tội lỗi là bất cứ hành động nào mà bạn và tôi thực hiện, nó đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, tội lỗi thì lớn hơn rất nhiều so với tổng số những hành vi và những việc làm sai trái của chúng ta. Tội là kết quả của một sự rạn nứt trong mối tương quan giữa ta với Thiên Chúa.

    Vì vậy, bạn thân mến! Ngay lúc này, bạn cảm thấy thế nào?  Trước tội lỗi của bản thân, bạn cảm nhận Thiên Chúa đang nói gì trong chính trái tim của bạn?

 Phần 4: Những lời cầu xin

    Bạn thường cầu xin Chúa bằng cách nào?

    Bạn thường chia sẻ những nhu cầu của mình với Chúa Giêsu ra sao?

Lời cầu nguyện của chúng ta bao gồm việc cầu xin, khẩn nài và thỉnh cầu một điều gì đó với Chúa. Kinh thánh nói cho chúng ta: “Thiên Chúa yêu mến những ai ham thích cầu nguyện”. Chính vì thế, hằng ngày, chúng ta hãy thưa lên với Chúa bằng những lời khẩn khoản nài xin.

Trong tiếng Do Thái và tiếng Hy lạp, từ “cầu khẩn / cầu xin” có nghĩa là “một lời yêu cầu hay đề nghị”. Do đó, việc cầu nguyện giống như là một lời đề nghị Chúa hãy thực hiện một điều gì đó cho chúng ta. Chúng ta thấy trong Tân ước, đặc biệt trong Kinh Lạy Cha: Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy xin cho có đủ lương thực hàng ngày. Đó là một lời cầu xin. Trong Luca 18, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ từ bỏ việc cầu xin về những nhu cầu thường nhật. Những lời nguyện xin của chúng ta dâng lên Chúa, nó không chỉ đơn giản là việc chia sẻ những nhu cầu của chúng ta cho Đức Kitô, nhưng hơn hết đó là một hành động biểu lộ Đức Tin của chúng ta vào Ngài.

    Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn dành thời gian để tâm sự với Chúa về những nhu cầu và những ước muốn qua những lời cầu xin hay khẩn cầu lên Chúa là khi nào?

Phần 5: Nguyện gẫm

    Làm cách nào để lắng nghe tiếng Chúa?

Lời cầu nguyện của chúng ta bao gồm việc cầu xin, khẩn nài và thỉnh cầu một điều gì đó với Chúa. Kinh thánh nói cho chúng ta: “Thiên Chúa yêu mến những ai ham thích cầu nguyện”. Tuy nhiên, nếu điều chúng ta làm trong cầu nguyện chỉ là cầu xin và khẩn nài, thử hỏi còn chỗ đâu để lắng nghe sự đáp trả của Chúa?

Thánh vịnh 36 nhắc nhớ chúng ta Đức Chúa, Ngài là Thiên Chúa và vẫn là Thiên Chúa.”Lạy Chúa, tình thương Ngài cao ngất trời xanh và lòng thành tín vượt ngàn mây biếc”. Ngài được tôn vinh giữa mọi quốc gia và cao cả trên toàn cõi đất. Vì thế, Kinh thánh nhắc nhở chúng ta hãy luôn suy gẫm: Suy gẫm về sự hiện diện của Thiên Chúa, về những hoạt động và về Lời của Ngài.

Thánh vịnh 1 còn cho ta thấy những ai suy gẫm về Thiên Chúa giống như cây được trồng bên bờ suối, cứ đến mùa là trổ sinh hoa trái, cành lá không bao giờ khô héo. Tất cả những gì người ấy làm đều sẽ thành công. Chính vì thế, Kinh Thánh luôn xem trọng việc suy gẫm.

    Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn dành thời gian chỉ để cõi lòng yên tĩnh và để lắng nghe tiếng Chúa thì thầm với bạn là khi nào?

Visited 18 times, 1 visit(s) today