Thứ Tư sau Chúa Nhật 29 Thường Niên

TRUNG TÍN, KHÔN NGOAN
Lc 12,39-48

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” Bấy giờ ông Phêrô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?” Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. Ðầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”

SUY NIỆM

Thành thực mà nói, đoạn văn Tin mừng này khiến tôi cảm thấy lo lắng và không thoải mái. Tôi đã nghe câu trích dẫn “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” trong suốt cuộc đời, và trong một số môi trường, ngay cả những gì mà Tin mừng không nhắc đến. Nó đặt ra nhiều thức  khiến tôi cảm thấy như một tiêu chuẩn không thể thực hiện, làm cho tôi phải đặt câu hỏi nếu tôi sẽ bao giờ được đầy đủ trong nỗ lực suốt đời này.

Nhưng lần này, một từ đặc biệt ở cuối đoạn văn đã thu hút sự chú ý của tôi. Chúa Giêsu sử dụng chữ “giao phó”. Để giao phó cho ai một cái gì đó ngụ ý một mối quan hệ, sự thân tình, dễ bị tổn thương và có ý định.

Khi tôi nghĩ về những gì đã được trao phó cho tôi, tôi nghĩ về một bức hình  mà tôi đã giữ trên bàn của tôi trong 14 năm. Bức ảnh này đã theo tôi từ nơi này đến nơi, từ đại học này đến đại học khác, từ công việc này sang công việc  nọ. Ảnh này được chụp nhanh từ một chuyến đi khi tôi còn học ở trường trung học cơ sở với một nhóm từ cộng đoàn Notre Dame. Nó được chụp ở một ngôi làng nhỏ bên ngoài Cảng Harcourt, nơi mà chúng tôi đã được gặp một người cha đã mất con trai của mình trong một cuộc xung đột bạo lực có nguồn gốc từ việc đàn áp có tổ chức trong khu vực. Cảm giác thương tiếc vì mất con trai và những năm bất công của nó rất dày, và chúng tôi ở đây, những người xa lạ mà mà anh ấy đã chọn để chia sẻ câu chuyện của mình.

Cho đến ngày nay, tôi tự hỏi làm thế nào để đáp ứng đầy đủ những gì người này giao phó cho chúng tôi. Nhưng tôi giữ bức ảnh trên bàn như một lời nhắc nhở rằng thực sự nó đã được trao phó cho tôi. Nó động viên mình để đáp trả những trải nghiệm như thế mỗi ngày.

Những lời của Chúa Giêsu không làm cho chúng ta lo lắng hay làm tê liệt chúng ta với sự sợ hãi. Thay vào đó, chúng có ý nghĩa là giúp chúng ta khuyến khích và truyền cảm hứng. Khi chúng ta nhớ những gì đã được trao phó cho chúng ta, chúng ta có thể được làm mới lại trong những nỗ lực của chúng ta để sống một cách rộng lượng tương xứng với những quà tặng to lớn này.

Jean Ann Sekerak Montagna ’05, ’10 M.Div.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ


Visited 10 times, 1 visit(s) today