XIN DẠY CHÚNG CON CẦU NGUYỆN
Lc 11,1-4
Một hôm, Ðức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông”. Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Ðại Cha mau đến. Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
SUY NIỆM
Hôm nay, chúng ta được đọc lại một trong những đoạn văn Tin mừng quen thuộc: Những lời thánh Luca viết về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể học được điều gì khi suy ngẫm về lời cầu nguyện này mà có lẽ từ lâu, nó đã không còn được chúng ta quan tâm?
Thứ nhất, các môn đệ xin Chúa Giêsu dạy họ cầu nguyện. Họ là những người Do thái đạo đức, vậy tại sao họ cảm thấy cần phải được hướng dẫn trong một hình thức cầu nguyện mới? Có lẽ tự bản thân họ có thể nhận biết những điều quan trọng đang xảy ra trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, và đức tin của họ sẽ không bao giờ giống như thế một lần nữa.
Thứ hai, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản đáp ứng với những điều chung chung về việc cầu nguyện, ngài đã cho họ một công thức rất cụ thể. Ngài nói: “Đây là cách bạn nên cầu nguyện.” Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu nên là lời cầu nguyện chính của chúng ta, để chúng ta có thể dễ dàng thiết lập cuộc trò chuyện với Thiên Chúa.
Thứ ba, những chi tiết cụ thể trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là gì?
“Lạy Cha, nguyện cho danh Cha cả sáng”, chúng ta tập trung sự chú ý của chúng ta vào Chúa Cha, và trên sự thánh thiện của danh Thiên Chúa, vì đó là tóm gọn lời dạy về điều răn lớn đầu tiên.
“Nước Cha trị đến” chỉ cho chúng ta về tương lai, nơi mà chúng ta chờ đợi trong hy vọng về việc hoàn thành lời hứa của Đức Kitô về sự sống đời đời.
“Xin cho chúng con lương thực hằng ngày” là một lời cầu xin trực tiếp với Thiên Chúa, rằng Thiên Chúa cung cấp cho chúng tôi những thứ cần thiết của cuộc sống.
“Và tha thứ tội lỗi chúng ta” thừa nhận rằng, chỉ có Thiên Chúa mới có thể đem lại cho chúng ta sự tha thứ và hòa giải mà chúng ta cần cho sự nên thánh.
“Như chúng con tha thứ cho người mắc nợ chúng con” nhắc nhở chúng ta rằng, sự cứu rỗi là một con đường hai chiều, chúng ta phải cộng tác với kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách tuân theo các lệnh truyền của Thiên Chúa.
“Đừng để chúng con sa chước cám dỗ” vang lên những lời của Chúa Giêsu trong Vườn Giêtsimani, nơi ngài cầu nguyện rằng gánh nặng sẽ được cất khỏi khỏi ngài, nhưng theo ý muốn của Chúa Cha chứ không phải theo ý muốn của ngài.
Lời cầu nguyện của Chúa chiếm được các yếu tố thiết yếu trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa trong đời sống Kitô hữu – chúng ta nên nhanh chóng dựa vào nó.
Dan Costello ’66 M.s., ’69 Ph.D.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ