
LECTIO DIVINA THỨ 3 TUẦN 8 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 05-03-2019 : Mc 10, 28-31
“You will receive a hundred times now in this present time and, in the world to come, eternal life” | “Ngay ở đời này, các con lãnh được gấp trăm, còn đời sau các con sẽ được sự sống vĩnh cửu” |
1) OPENING PRAYER | 2) Kinh khai mạc |
Lord, guide the course of world events and give your Church the joy and peace of serving you in freedom. You live and reign with the Father and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. | Lạy Chúa, xin hướng dẫn các biến cố trên thế giới và ban cho Giáo Hội Chúa niềm vui và bình an khi phục vụ Chúa trong tự do. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. |
2) GOSPEL READING : MARK 10,28-31 | 2) Tin Mừng : Mc 10, 28-31 |
Peter took this up. ‘Look,’ he said to Jesus, ‘we have left everything and followed you.’ Jesus said, ‘In truth I tell you, there is no one who has left house, brothers, sisters, mother, father, children or land for my sake and for the sake of the gospel who will not receive a hundred times as much, houses, brothers, sisters, mothers, children and land — and persecutions too — now in this present time and, in the world to come, eternal life. Many who are first will be last, and the last, first.’ | Khi ấy, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”. |
3) REFLECTION | 3) Suy ngắm |
• In yesterday’s Gospel, Jesus spoke about the conversation among the disciples about material goods: to get away from things, to sell everything, to give it to the poor and to follow Jesus. Or rather, like Jesus, they should live in total gratuity, placing their own life in the hands of God, serving the brothers and sisters (Mk 10, 17-27). In today’s Gospel Jesus explains better how this life of gratuity and service of those who abandon everything for him, for Jesus and for the Gospel, should be (Mk 10, 28-31). | * Trong Bài Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu nói về cuộc nói truyện giữa các môn đệ về của cải vật chất : tránh xa mọi, bán mọi thứ, cho người nghèo và đi theo Chúa Giêsu. Hoặc đúng hơn, như Chúa Giêsu, họ phải sống hoàn toàn vô vị lợi, đặt đời sống mình trong tay Chúa, phục vụ anh chị em đồn loại (Mc 10, 17-27). Trong Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cắt nghĩa rõ hơn đời sống vô vị lợi và phục vụ của những người bỏ mọi sự vì Ngài, vì Chúa Giêsu và Tin Mừng, phải như thế nào (Mc 10, 28-31). |
• Mark 10, 28-31: A hundred times as much, and persecutions too, now. Peter observes: “We have left everything and followed you”. It is like saying: “We have done what the Lord asked of the young rich man. We have abandoned everything and we have followed you. Explain to us how should our life be?” Peter wants Jesus to explain more the new way of living in the service and in gratuity. The response of Jesus is beautiful, profound and symbolical: “In truth there is no one who has left house, brothers, sisters, mother, father, children or land for my sake and for the sake of the Gospel who will not receive a hundred times as much, houses, brothers, sisters, mothers, children and land and, persecutions too, now in the present time and in the world to come, eternal life. Many who are first will be last and the last first”. The type of life which springs from the gift of everything is the example of the Kingdom which Jesus wants to establish (a) to extend the family and to create community; it increases a hundred times the number of brothers and sisters. (b) It produces the sharing of goods, because all will have a hundred times more houses and land. Divine Providence incarnates itself and passes through the fraternal organization, where everything belongs to everyone and there are no longer persons who are in need. They put into practice the Law of God which asks “that there be no poor among you” (Dt 15, 4-11). This was what the first Christians did (Ac 2, 42-45). It is the perfect living out of service and gratuity. (c) They should not expect any privilege in return, no security, no type of promotion. Rather, in this life they will have all this, but with persecutions. Because, in this world, organized on egoism and the interests of groups and persons, those who want to live a gratuitous love and the gift of self, they will be crucified as Jesus was. (d) They will be persecuted in this world, but in the future world they will have eternal life of which the rich young man spoke about. | * Mc 10, 28-31 : Gấp trăm ở đời này cùng với sự bắt bớ. Thánh Phêrô nhận định : “Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy”, như thể muốn nói : Chúng con đã làm điều Chúa yêu cầu nơi người trẻ giầu có. Chúng con đã bỏ mọi sự và đi theo Chúa. Xin cắt nghĩa cho chúng con hiểu đời sống chúng con sẽ như thế nào?” Thánh Phêrô muốn Chúa Giêsu cắt nghĩa nhiều hơn về cách thức sống mới trong phục vụ và vô vị lợi. Câu trả lời của Chúa Giêsu thật đẹp, sâu sắc và đầy biểu tượng : “Quả thật, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”. Cách sống xuất phát từ việc dâng hiến mọi sự là ví dụ về Nước Trời mà Chúa Giêsu muốn thiết lập (a) là mở rộng gia đình và tạo nên cộng đoàn; nó gia tăng gấp trăm lần số anh chị em. (b) Nó làm nẩy sinh sự chia sẻ của cải, vì mọi người sẽ có gấp trăm lần, nhiều nhà cửa và đất đai. Sự Chúa Quan phòng nhập thể chính mình và đi vào tổ chức huynh đệ, nơi mọi sự thuộc về mỗi người và không còn có những người túng thiếu. Họ thực hành Luật Chúa yêu cầu “không còn có người nghèo nơi anh em” (Đnl 15, 4-11). Đây là điều các Kitô hữu tiên khởi đã làm (Cv 2, 42-45). Đây là lói sống phục vụ và vô vị lợi hoàn hảo. (c) Để đáp lại, họ không mong đợi một sự ưu đãi nào, họ không mong đợi một sự an toàn nào, một sự thăng tiến nào. Đúng hơn, trong đời sống này, họ sẽ có mọi sự, cùng với những sự bắt bớ. Vì trong thế gian được tổ chức theo tinh thần ích kỷ và lợi lộc của phe nhóm và cá nhân, những người muốn sống với tình yêu vô vị lợi và dâng hiến bản thân, sẽ bị đóng đinh như Chúa Giêsu. (d) Họ sẹ bị bắt bớ trên thế gian này, nhưng trong thế giới tương lai, họ sẽ có sự sống vĩnh cửu, mà người trẻ giầu có đã nói tới. |
• Jesus is the choice of the poor. A two-fold slavery characterized the situation of the people of the time of Jesus: the slavery of the politics of Herod supported by the Roman Empire and maintained by a whole well organized system of exploitation and repression, and the slavery of the official religion, maintained by the religious authority of the time. This is why the clan, the family, the community, were being disintegrated and a great number of the people were excluded, marginalized, homeless, having no place neither in religion nor in society. This is why several movements arose which were seeking for a new way of living in community: the Esenes, the Pharisees and, later on, the Zelots. In the community of Jesus there was something new which made it different from other groups. It was the attitude toward the poor and the excluded. The communities of the Pharisees lived separated. The word “Pharisee” means “separated”. They lived separated from impure people. Many Pharisees considered people ignorant and cursed (Jn 7, 49), in sin (Jo 9, 34). Jesus and his community, on the contrary, lived together with excluded persons, considered impure: publicans, sinners, prostitutes, lepers (Mk 2, 16; 1, 41; Lk 7, 37). Jesus recognizes the richness and the values which the poor possess (Mt 11, 25-26; Lk 21, 1-4). He proclaims them blessed, because the Kingdom is theirs, it belongs to the poor (Lk 6, 20; Mt 5, 3). He defines his mission: “to proclaim the Good News to the poor” (Lk 4, 18). He himself lives as a poor person. He possesses nothing for himself, not even a rock where to lay his head (Lk 9, 58). And to those who want to follow him to share his life, he tells them to choose: God or money! (Mt 6, 24). He orders that they choose in favour of the poor! (Mk 10, 21). The poverty which characterized the life of Jesus and of the disciples, also characterized the mission. On the contrary of other missionaries (Mt 23,15), the disciples of Jesus could take nothing with them, neither gold, nor money, nor two tunics, nor purse, nor sandals (Mt 10, 9-10). They had to trust in the hospitality offered to them (Lk 9, 4; 10, 5-6). And if they would be accepted by the people, they should work like everybody else and live from what they would receive as wages for their work (Lk 10, 7-8). Besides they should take care of the sick and of those in need (Lk 10, 9; Mt 10, 8). Now they could tell the people: “The Kingdom of God is very near to you!” (Lk 10, 9). | * Chúa Giêsu là sự chọn lấy người nghèo. Tình trạng nô lệ lưỡng diện của dân chúng trong thời Chúa Giêsu : tình trạng nô lệ chính trị của Hêrôđê được Đế quốc Rôma ủng hộ và được toàn thể hệ thống khai thác và đàn áp có tổ chức duy trì, và tình trạng nô lệ tôn giáo chính thức, được giáo quyền thời đó duy trì. Chính vì thế bộ tộc, gia đình và cộng đoàn bị phân hoá và nhiều người bị khai trừ, sống ngoài lề, vô gia cư, không có chỗ trong tôn giáo cũng như trong xã hội. Chính vì thế nhiều phong trào nổi dậy đi tìm cách sống mới trong cộng đoàn: Nhóm Essêniên, Nhóm Pharisêu và sau đó Nhóm Nhiệt thành. Trong cộng đoàn của Chúa Giêsu có cái gì mới làm cho cộng đoàn đó khác với các nhóm khác. Đó là thái độ đối với người nghèo và bị khai trừ. Các cộng đoàn của Nhóm Biệt phái sống xa cách. Chữ “Pharisêu” có nghĩa là “xa cách”. Họ sống xa cách đối với người không tinh sạch. Nhiều người Pharisêu coi dân chúng là ngu dốt và bị nguyền rủa (Ga 7, 49), trong tội lỗi (Ga 9, 34). Trái lại, Chúa Giêsu và cộng đoàn của Ngài sống chung với những người bị khai trừ, bị cho là không tinh sạch : người thu thuế, tội lỗi, mại dâm, phong hủi (Mc 2, 16; 1, 41; Lc 7, 37). Chúa Giêsu nhìn nhận sự phong phú và giá trị nơi những người nghèo (Mt 11, 25-26; Lc 21, 1-4). Ngài công bố họ là người được chúc phúc, vì Nước Trời thuộc về họ, thuộc về những người nghèo (Lc 6, 20; Mt 5, 3). Ngài xác định sứ mạng của Ngài : “công bố Tin Mừng cho người nghèo” (Lc 4, 18). Chính Ngài sống như người nghèo. Ngài không có gì cho chính Ngài, ngay cả hòn đá để gối đầu (Lc 9, 58). Và với những người muốn đi theo Ngài để chia sẻ đời sống với Ngài, Ngài mời gọi họ chọn lựa : Thiên Chúa hay tiền bạc! (Mt 6, 24). Ngài truyền cho họ hãy chọn lấy vì người nghèo! (Mc 10, 21). Sự nghèo khó nổi bật trong đời sống của Chúa Giêsu và các môn đệ , cũng phải nổi bật trong sứ mạng. Khác với các thừa sai khác (Mt 23, 15), môn đệ Chúa Giêsu không được đem gì theo với mình, kể cả vàng, kể cả tiền bạc, kể cả hai áo, kể cả túi tiến, kể cả giày dép (Mt 10, 9-10). Họ phải tin cậy vào sự hiếu khách được ban cho họ (Lc 9, 4; 10, 5-6). Và nếu không được dân chúng tiếp đón, họ phải làm việc như mọi người và sống theo tiền lương cho việc mình làm (Lc 10, 7-8). Đang khi đó họ phải chăm sóc người bệnh và người túng thiếu (Lc 10, 9; Mt 10, 8). Bấy giờ họ có thể nói với dân chúng : “Nước Chúa đã đến gần anh em!” (Lc 10, 9). |
4) Salesian Constitutions | 4) Hiến Luật Salêdiêng |
26. The young to whom we are sent
The Lord made clear to Don Bosco that he was to direct his mission first and foremost to the young, especially to those who are poorer. We are called to the same mission and are aware of its supreme importance: young people are at the age when they must make basic life-choices which affect the future of society and of the Church. With Don Bosco we reaffirm our preference for the young who are “poor, abandoned and in danger”, those who have greater need of love and evangelisation, and we work especially in areas of greatest poverty. |
HL 26. Thanh thiếu niên: những người chúng ta được sai tới
Chúa đã chỉ cho Don Bosco các thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ hơn cả, như những người đầu tiên và chính yếu mà sứ mệnh Ngài phải hướng tới. Được kêu gọi tới cùng một sứ mệnh, chúng ta nhận thức được mức quan trọng tột bực của nó: các thanh thiếu niên đang trải qua lứa tuổi phải thực hiện những chọn lựa nền tảng của cuộc đời có ảnh hưởng tới tương lai của xã hội và Hội Thánh. Cùng với Don Bosco, chúng ta tái khẳng định sự ưu tiên dành cho “giới trẻ nghèo khổ, bị bỏ rơi, sống trong nguy hiểm”, là thành phần cần được yêu mến và rao giảng Tin Mừng hơn; đặc biệt chúng ta làm việc tại những nơi nghèo khổ trầm trọng hơn cả. |
5) PERSONAL QUESTIONS | 5) Câu hỏi cá nhân |
• In your life, how do you practice Peter’s proposal: “We have left everything and have followed you”? | * Trong đời sống của bạn, bạn thực hiện đề nghị của Thánh Phêrô thế nào : “Chúng con đã bỏ mọi sự và đi theo Chúa”? |
• Gratuitous sharing, service, acceptance to the excluded are signs of the Kingdom. How do I live this today? | * Vô vị lợi chia sẻ, phục vụ và chấp nhận bị loại trừ là dấu chỉ của Nước Trời. Ngày nay tôi sống thế nào? |
6) CONCLUDING PRAYER | 6) Kinh kết |
The whole wide world has seen the saving power of our God. Acclaim Yahweh, all the earth, burst into shouts of joy! (Ps 98,3-4) | Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Tung hô CHÚA, hỡi toàn thể địa cầu, mừng vui lên, reo hò đàn hát! (Tv 98, 3-4) |
Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina
http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.