Sự im lặng của những người bị áp bức

Các mạng xã hội đã tràn ngập những hình ảnh và bình luận về thảm hoạ ở Syria. Thật khó mà không bị xúc động bởi vì những hình ảnh đó cho chúng ta thấy những đau khổ quá lớn của người yếu đuối nhất.

Những người Salêdiêng đã có mặt tại Syria kể từ năm 1948 và đã trải nghiệm được nỗi thống khổ của hàng ngàn trẻ em và thanh thiếu niên ở Damascus và Aleppo.

Một người Salêdiêng đã gióng lên tiếng nói của mình để cảnh báo chúng ta về một khía cạnh cơ bản của cuộc chiến tranh này: tính khách quan của thông tin, hoặc sự thiếu xót mà Cha Mounir Hanachi thừa nhận rằng chính phủ Syria không phải là “thánh nhân hay thiên thần”, nhưng ông tuyên bố rằng trong cuộc xung đột này phần lớn dân chúng đau khổ của Syria đang ở bên cạnh ông.

Một người Salêdiêng nói: “Ghouta không phải là một khu vực của các nạn nhân bị chế độ áp bức, như họ báo cáo”. “Đó là sự thật của nghịch lý. Trong nhiều năm, họ đã bắn tên lửa vào thủ đô, giết chết những người dân vô tội và người dân nghèo. Bao nhiêu trẻ em chết ở đây mà không ai nói đến? Đây không phải là phe đối lập. Họ là những kẻ khủng bố. Họ đến từ khắp nơi thế giới, và quân đội Syria có quyền bảo vệ phẩm giá của người Syri và đất nước”.

Vụ đánh bom ở Ghouta đã gia tăng trong tuần trước khi chính phủ chuẩn bị cuộc tấn công cuối cùng để chiếm lại khu vực này. Ngài nói, “Máy bay quân sự cả ngày đã được nghe trên bầu trời của thủ đô. Tôi hy vọng cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu và khu vực cuối cùng sẽ được giải phóng, như Aleppo đã được giải phóng”.

Hiện nay, cuộc chiến ở Syria đã là năm thứ tám. Một cuộc chiến được mô tả trên mạng lưới xã hội thông qua hình ảnh và thông điệp mà chỉ “một phần thông tin” cho chúng ta về sự thật, nguồn dữ liệu và thành kiến ​​định hình trong cách nhìn của chúng ta, củng cố sự nhận thức sai lệch về thực tế. Nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Mâu thuẫn này bắt đầu như thế nào? Ai tài trợ cho những người nổi dậy này, những người nhiều năm đã bị bắt giữ ở Damascus, Aleppo và các thành phố khác ở Syria? Và cuối cùng, có bất kỳ lợi ích nào khác cho các lực lượng tham gia vào cuộc chiến tranh này?

Điều này rất quan trọng vì những quyền lợi này để khai thác thế mạnh của phương tiện kỹ thuật số và để làm mờ các ranh giới của thông tin khách quan, duy trì một đám mây thông tin sai lệch để cung cấp cho chính nó.

Chỉ riêng năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về mối nguy hiểm này: “Tác hại của những thông tin giả mạo chủ yếu là do tính chất bắt chước của nó, tức là khả năng xuất hiện chính đáng. Ở vị trí thứ nhì, những bài báo giả mạo nhưng dường như đúng là những điều đáng ghê tởm, theo nghĩa rằng nó có thể thu hút sự chú ý của người nhận, dựa vào khuôn mẫu và định kiến ​​phổ biến trong một loại cơ cấu xã hội”.

Điều quan trọng là phải thực hành khả năng phê phán và tự hỏi nếu mọi thứ được nói, nhìn thấy hoặc đọc là đúng sự thật. Tốt hơn là hãy hỏi mọi thứ xuất hiện trên các mạng xã hội có đúng là sự thật không.

Trong trường hợp của Syria, một thực tế là thông tin sai lạc là hiển nhiên và sự vắng bóng tuyệt đối là phương tiện truyền thông chính thống, tiếng nói của Kitô hữu và người dân về phía “bên này”.

Cha Hanachi kết luận: “Phần lớn những gì đã được thuật lại về Syria trong những năm gần đây đã bị thao túng”. “Tại sao không ai hỏi chúng tôi những gì đang xảy ra ở đây? Tôi khẩn cầu các bạn, tất cả những gì chúng tôi mong mỏi là các bạn hãy tường thuật lại những gì chúng tôi đã sống ở đây trong bảy năm qua”.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ


Visited 2 times, 1 visit(s) today