Pháp – Sư Phạm Salêdiêng: Điều Gì Xẩy Ra Khi “Papi, Anh Hề” Đến Với Trường Học?

       (Hãng thông tấn Saledieng ANS) Paris –Ở Aveyron, Khoa Tiếng Pháp của vùng Occitania có sáu trường tiểu học thuộc mạng lưới “Don Bosco” là: Bozouls, Saint-Géniez-d’Olt, Séverac-le-Château, Rodez, Onet-le-Château và Drulhe. Gần đây, những học sinh của các trường này đã có được một sự tham gia thật đặc biệt, đó là của “Papi, anh hề”, đã được gửi tới qua sự đề nghị của Cha Giám tỉnh của các Salêdiêng Pháp cũng như miền Nam Bỉ, cha Daniel Federspiel. Nhưng điều xẩy ra khi “Papi, anh hề” tiến vào lớp học? Một cái nhìn ngắn gọn sẽ đưa dẫn chúng ta đến cốt lõi của khoa sư phạm Salêdiêng…

       Tất cả bắt đầu với lá thư từ cha Federspiel, trong lá thư này vị Salêdiêng cho biết ngài đã gặp anh hề này trong hành trình của ngài thế nào, người mà ngài đã chào đón ở trường học của ngài ở Paris với suy nghĩ là ngài có thể hỗ trợ điều gì đó cho anh ấy. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau anh hề đơn sơ này đã cho thấy là chú chẳng biết đọc, chẳng biết viết, cũng chẳng biết làm toán; trong thời kỳ trẻ thơ của chú cũng như bây giờ chú chẳng được đi học, và nếu như chú có muốn đi học thì chú cũng sợ bị trêu chọc.

       Khi đọc lá thư của cha Giám tỉnh, tất cả các học sinh đều nói là các em rất hạnh phúc nếu như được chào đón anh ấy, và có nhiều điều được nói ra để bảo đảm về điều này: “mọi người đều thoải mái mà”, “chúng con sẽ không bỏ rơi anh ấy đâu”, “chúng con sẽ giải thích”, “chúng con không trêu chọc anh ấy đâu”, “tất cả mọi người đều tới đây để học tập mà!”…

       Và rồi Papi, anh hề đã tới với mọi lớp học để các học sinh có thể chia sẻ kiến thức cho anh ta, cũng như dậy anh ta chút gì đó. Ở lớp học này, anh ta học cách đọc các phụ âm, các từ cũng như các câu, cũng như học cách tính toán, nhưng thật quá khó khăn; ở lớp khác thì anh ta học những phép toán nhân. Những học sinh lớn hơn thì dậy anh ta cách chia động từ và chủ từ, các phép chia cũng như hình học…

       Đối với các học sinh, đây đúng là một cơ hội giúp các em suy nghĩ về lòng hiếu khách, cách tiếp nhận sự khác biệt, cũng như tôn trọng người khác. Mỗi em, tùy theo khả năng của mình đã cống hiến cho anh ta điều mình sở đắc nhằm giúp anh hề tội nghiệp vượt qua sự yếu đuối của mình. Các em đã nhận thức về việc học tập thật khó khăn của người khác và nhận ra các em thật may mắn trong việc học tập và làm sao để giúp truyền tải những kiến thức mình có. Còn đối với giáo viên thì đây thật là thời gian nhẹ nhàng “trong những thời khắc thật khó khăn”, cũng như là cơ hội để trở về với những căn cội của việc chọn lựa nghề nghiệp của họ.

       Về phần mình, anh hề là một ảo thuật viên xuất sắc đã dậy cho các học sinh khác các trò ảo thuật: “Các bạn dậy mình những gì các bạn biết, còn mình sẽ chỉ cho các bạn về ảo thuật” là điều cam kết.

       Cốt lõi của những cuộc gặp gỡ này là một sứ điệp được lan tỏa “với Papi, anh hề”: Chúng ta đã có cơ hội thật phong phú, không phải với cái mình có, nhưng chính là cách chúng ta học biết chia sẻ.”

       Kinh nghiệm đã kết thúc với một lá thư khác, lần này là từ anh hề ở Paris, người đã cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ anh ta tiến bộ trong một thời gian thật ngắn ngủi cũng như với rất nhiều kiên nhẫn và tình cảm.

Grace Boscredon

       Nguồn:https://www.infoans.org/en/sections/news/item/12766-france-salesian-pedagogy-what-happens-when-papi-the-clown-arrives-at-school

Minh Tuấn, sdb chuyển ngữ

Visited 3 times, 1 visit(s) today