NGÀY LINH ĐẠO GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG: PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỀ TÍNH THỰC TẾ CỦA GIẤC MƠ CHÍN TUỔI CỦA DON BOSCO.

(ANS – Roma) – Vào Thứ Sáu, ngày 19 tháng 1, Ngày Linh đạo Gia đình Salêdiêng 2024 được tổ chức dành để phân tích chuyên sâu về tính thực tế về Giấc mơ Chín Tuổi của Don Bosco. Gần 400 tham dự viên có mặt tại Valdocco (cùng với 4.000 người kết nối trực tuyến) đã lắng nghe những chứng từ được chọn lọc để hiểu cách áp dụng nội dung của Hoa Thiêng vào thực tế. Ngoài việc lắng nghe, trải nghiệm này trở nên cụ thể hơn qua những chuyến viếng thăm đến những nơi khởi đầu công cuộc của Don Bosco diễn ra vào buổi chiều.

Buổi sáng bắt đầu với phần trình chiếu video về cuộc đời của Đức Giám Mục Giuse Cognata, SDB, người sáng lập Dòng Hiến sĩ Salêdiêng Thánh Tâm Chúa Giêsu (SOSC): nhân dịp kỷ niệm một năm tuyên bố về tính pháp lý của Bộ Phong thánh về việc phong chân phước cho Giám mục Giuse thuộc giáo phận Bova (ngày 11 tháng 1 năm 2023). Đây cũng là một ví dụ về một nhóm bị bỏ rơi về đời sống thiêng liêng đã tìm thấy lời đáp trả quảng đại theo tinh thần Don Bosco, Đức Giám Mục đã thành lập một cộng đoàn tu sĩ dành riêng cho những người nghèo nhất ở Calabria ngay trong hai cuộc chiến tranh đang diễn ra.

Vị điều phối viên Tulio Lucca, thuộc Hiệp hội Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (ADMA), đã giới thiệu bốn vị khách mời chính trong ngày hôm nay: Cha Bruno Ferrero, Emilde Cuda (Argentina), Cha Rafael Bejarano (Colombia) và Blažka Nerkac (Slovenia). Các vị khách sẽ trình bày một cách sâu sắc về Giấc mơ Chín tuổi của Don Bosco và sau đó sẽ trả lời câu hỏi được chuẩn bị sẵn từ người điều phối chương trình.

Cha Ferrero, Giám đốc tập san Salêdiêng rất cảm động khi nghe những chia sẻ này. Ngài nhấn mạnh: “Ơn gọi là điều quan trọng nhất”, và ơn gọi của Don Bosco phải được xem xét trong một bối cảnh đặc biệt. “Gia đình của Gioan Bosco rất nghèo, ngôi nhà của cậu bé ở chỉ hơn một cái nhà kho để trú qua đêm.” Mẹ Margarita bị áp lực về tài chính và thậm chí còn bị xét xử về một số khoản nợ chưa thanh toán. Cậu bé Gioan đã nhận ra ơn gọi của mình trong giấc mơ, tiếng gọi này như đưa cậu ra khỏi hoàn cảnh đó để mở ra một góc nhìn hoàn toàn khác. Cậu đáp lại tiếng gọi này không phải để trốn tránh thực tại. Như cha Gioan.B Lemoyne, người viết tiểu sử đầu tiên của Don Bosco, kể lại, từ mà Chúa Giêsu nói trong giấc mơ của cậu bé là “Hãy đứng đầu đám trẻ”: và cậu bé Gioan bắt đầu tuân theo tiếng gọi “đi theo Ngài” mà không có sự chắc chắn nào. Với phương pháp, sự dịu dàng và hiền lành của Mẹ Maria, cậu bé đã bước vào sa mạc của các bạn trẻ thời bấy giờ. Một sa mạc mà ngày nay được tạo nên từ sự khô cằn của cảm xúc.

Con đường này thì khó khăn, đôi khi thất vọng, nhưng vị linh mục trẻ không bỏ cuộc. Ngài muốn trang trải chi phí học tập trong chủng viện nên ngài xin thức ăn từ thiện để mang đến phòng kho của chủng viện. Cũng như thế, ngài cũng xin các nguồn khác để giúp cho các thanh thiếu niên của mình. Với cách tiếp cận tương tự, ngài đã xây dựng nguyện xá Valdocco và Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Phù Hộ cho các giáo hữu cho các thanh thiếu niên. Vì vậy, khi nói với những tham dự viên, Cha Ferrero nhắc nhớ: “Chúng ta hãy nhớ rằng mỗi lần chúng ta bước vào Vương cung thánh đường Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, chúng ta như bước vào giấc mơ của Don Bosco. Hãy biết rằng các bạn cũng ở trong giấc mơ đó. Những gì ngài viết về giấc mơ như nó được thực hiện cho chúng ta.”

Từ xưa đến nay, từ chiều kích giáo dục đến chiều kích xã hội. Emilde Cuda, giáo sư khoa học chính trị và cũng là thần học gia, người đứng đầu Văn phòng Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa “giấc mơ” để mỗi người trở thành “hình ảnh của Thiên Chúa” và sự dấn thân chung để xây dựng niềm hy vọng. Có một tiến trình đối thoại rộng rãi đang diễn ra giữa các sinh viên đại học trẻ từ khắp các châu lục, được Đức Thánh Cha thúc đẩy, chính là để biến ước mơ của họ thành hiện thực. Nhưng có những tình huống, chẳng hạn như tình huống mà một sinh viên đến từ Haiti đã lặp lại trong một hội nghị rằng “Tôi không thể mơ”. Giáo sư Cuda nhắc lại: “Bạn không thể sống mà không có mơ ước, “trong khi chúng tôi quan sát thấy rằng công nghệ, thế giới ảo và chủ nghĩa tiêu dùng đề xuất hướng tới những gì vốn có, như Đức Thánh Cha Phanxico mô tả rõ ràng bằng một nghịch lý – một cộng đồng theo chủ nghĩa cá nhân.”

Cha Bejarano, thuộc Ban Mục vụ Giới trẻ, đã có những suy tư về việc trở nên “khiêm nhường, mạnh mẽ và kiên cường”: đó là một “chương trình có kế hoạch” dành cho toàn thể Gia đình Salêdiêng. Dưới ánh sáng Huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, kế hoạch này có khả năng vượt ra ngoài phạm vi đoàn sủng của Don Bosco để trở thành đường hướng và phương thức cho toàn thể Giáo hội đương thời. Ở đâu xuất hiện những “rạn nứt”, hãy nhắc tới “giấc mơ của cậu bé Gioan” quá trình hàn gắn sẽ diễn ra. Những rạn nứt ấy có thể là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tổng quát, chủ nghĩa hoạt động, sự tan rã, sự ngẫu hứng là những vết nứt mà những người trẻ chỉ quan tâm đến bản thân mình hơn quan tâm đến cộng đồng, đối thoại, học tập, hay chia sẻ. Ngài nhấn mạnh hơn: hãy cùng nhau lập kế hoạch chứ không chỉ họp để có các câu trả lời đa dạng, để rồi không tìm thấy một phương thức mà chỉ tập hợp những mô hình chưa chính xác. Và đây cũng là thách thức trong thời đại này.

Blažka Merkac, một cộng tác viên của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đang giúp cho những người trẻ đang gặp khó khăn nhất, đã trình bày kinh nghiệm của mình như một điển hình về con đường mà giáo dân tham gia vào đoàn sủng Salêdiêng cũng có thể đi theo. Mọi thứ bắt đầu xảy ra với cô từ một trại hè lấy cảm hứng từ cuộc đời của Laura Vicuña: một lời mời đơn giản đã trở thành một ơn gọi, thông qua sự hướng dẫn như vị “mục tử”. Người đã hướng dẫn tôi, cho tôi quyền tự do lựa chọn, nên đi theo con đường nào. Một nữ tu đã nhận ra nơi cô một trái tim Salêdiêng. Làm sao có được sự cân bằng giữa việc tôn trọng con người và nhu cầu được giúp đỡ để định hướng trong cuộc sống đó chính là là phẩm chất của nhà giáo dục, điều mà các thanh thiếu nữ có thể thấy được: “Chúng nhận ra sự trung thực, chân thật, không giả dối nơi nhà giáo dục. Chúng nhận ra ngay ai là người đến vì chúng và cho chúng.”

Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ cũng là trung tâm của chứng từ trong video của nhóm Cựu sinh viên FMA. “Bàn tay trong thế giới, bắt nguồn trừ trái tim”, cụm từ (và cử chỉ) tượng trưng cho tinh thần của Mẹ Mazzarello cũng hướng tới hiện tại. Khi cha Philip Rinaldi đặt viên đá nền tảng cho hiệp hội này, nền tảng hành động được xác định trong các hoạt động đào luyện, chăm sóc sức khỏe, trong mọi lĩnh vực mà ngày nay được coi là thực hiện nhân quyền. Theo gương Mẹ Margarita, người không chỉ nhận ra ơn gọi trong giấc mơ của Gioan Bosco mà còn giúp cậu bé đón nhận nó.

Nguồn: https://www.infoans.org

Chuyển ngữ: José Ngọc Toản SDB 

Visited 289 times, 1 visit(s) today