Mục vụ giới trẻ sau đại dịch Coronavirus. Một trang sử mới cho việc mục vụ cho người trẻ.

Nguyễn Xuân Quang

Làm thế nào để có thể bắt đầu? Các giáo xứ, trung tâm trẻ, nguyện xá, lưu xá, trường học tự vấn rằng liệu chúng tôi có thể tổ chức sinh hoạt hè trong năm nay không? Liệu có thể đi hành hương, picnic, cắm trại và mở các lớp bồi dưỡng như mọi năm không?  Và nếu vậy thì chúng tôi sẽ thực hiện thế nào? Mục vụ cho các bạn trẻ mùa hè này sẽ ra sao đây?

Chúng ta gọi đó là “sự khiếp đảm vô nghĩa”, sự sợ hãi trống rỗng (nhát ma). Và đây là cảm giác mà rất nhiều nhà giáo dục đức tin (các mục tử) cảm thấy khi đối mặt với ẩn số của mùa hè 2020. Một mùa hè, trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta có lẽ là sẽ chẳng có thể làm được gì, chẳng tổ chức gì, bởi vì …. trăm ngàn lý do ta đưa ra. Một khoảng trống khiến người ta sợ hãi và nhường chỗ cho những điều chưa biết, và một tác hại ghê gớm khi ta đối diện với câu trả lời: Nếu thế thì người trẻ sẽ làm gì và sẽ sống ra sao trong mùa hè này? Giáo Hội không bao giờ đóng cửa! Sứ mệnh mục tử (tu sĩ, linh mục) không bao giờ được phép nghĩ ngơi khi đàn chiên vẫn còn “thức” để chống chọi với “những khó khăn” sau khi đại dịch Coronavirus đang dần đi qua.

Đối mặt với những vấn đề trên chúng ta phải làm gì? Chúng ta đi đâu? Chúng ta tổ chức như thế nào? Câu trả lời cuối cùng có lẽ lúc này vẫn còn thiếu. Nhưng để quản lý “khoảng trống” này, mà không sợ nó, chúng ta có thể và chúng ta phải.

I. Nắm bắt được cơ hội lớn mà sau đại dịch Coronavirus mang lại cho chúng ta. Chúng ta phải làm như thế nào? (What to do?)

Mở ra cho chúng ta vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, những con người của thời đại thành tựu khoa học và công nghệ vĩ đại nghĩ rằng mình đã tìm ra giải pháp cho tất cả các vấn đề và mọi kỳ vọng của nhân loại. Tuy nhiên, sau cuộc tấn công khủng bố vào Tháp đôi (nước Mỹ) năm 2001 và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cơn đại dịch coronavirus năm 2020 đã đánh thức chúng ta khỏi sự vô ý thức, tính tự phụ và chủ nghĩa cá nhân.

Virus này, liên quan đến mọi cư dân trên trái đất, nó phá vỡ sự chắc chắn của chúng ta, làm choáng váng cuộc sống của chúng ta và lật ngược lại lịch sử của chúng ta. Tất cả các lĩnh vực cá nhân và cộng đồng, tất cả các lĩnh vực triết học và tôn giáo và tất cả các lĩnh vực chính trị và kinh tế đều bị ảnh hưởng. Đó là một nghịch lý, nhưng đó lại là sự thật: đại dịch coronavirus đã nhấn mạnh, theo một cách mạnh mẽ hơn bình thường, nó tác động trên tất cả mọi thực tại, trần gian và con người, trong nhiều khía cạnh của nó, là một mối quan hệ, là một sự tương hỗ, là sự tương tác.

Chúng ta phải nhận ra rằng cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch này chính là tái khám phá tính tương hỗ, ý thức thuộc về cộng đồng, cảm nhận tôi thuộc về một điều gì đó lớn hơn, mà chúng ta có thể phải quan tâm và được quan tâm. Thử thách kịch tính mà chúng ta đang trải qua những ngày này có thể trở thành một cơ hội tuyệt vời nếu chúng ta muốn hướng đến nó ở mọi cấp độ. Rõ ràng, trong mọi sự, phải bắt đầu với mỗi người chúng ta, chúng ta phải đặt một sự thay đổi về mô hình. Điều cấp thiết là phải thực hiện một thay đổi xã hội – sinh thái: quan tâm chăm sóc môi trường, con người, xã hội, kinh tế, văn hóa và đức tin phải được mọi người dân trên trái đất ý thức “chịu trách nhiệm” và đồng trách nhiệm.

Chúng ta phải làm như thế nào

  1. Học thuyết xã hội của Giáo hội có thể giúp chúng ta phải tái khám phá ra rằng: mọi tổ chức chính trị, xã hội phải là một cuộc tìm kiếm “lợi ích chung” về nhiều mặt cho thế giới và cho con người.
  2. Chúng ta phải cam kết thực hiện một hệ sinh thái tích hợp như đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô chỉ ra một cách can đảm và tiên tri, trong cuốn Laudato sì của mình. Bằng cách dấn thân hỗ trợ các hệ sinh thái và điều chỉnh lại chăn nuôi thâm canh, chúng ta sẽ giảm khả năng tiếp xúc và truyền mầm bệnh giữa người, gia súc và động vật hoang dã. Và trên hết, bằng cách thực hành lối sống sinh thái của mọi người (cá nhân, gia đình, quốc gia…), chúng ta sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi coi trái đất là “ngôi nhà chung của chúng ta”.
  3. Ngoài ra còn có một nhu cầu cấp thiết đang cần đến chúng ta để bảo vệ, hỗ trợ và mở rộng phạm vi trong đời sống chung của toàn nhân loại: sức khỏe; giáo dục; y tế; công nghiệp và nông nghiệp.
  4. Điều cần thiết là chúng ta phải giáo dục và thúc đẩy thực hiện các bổn phận vì lợi ích chung của toàn xã hội; bởi vì những người có sự giàu có sẵn sàng quyên góp một phần của nó cho cộng đồng để hỗ trợ những người nghèo đói, yếu kém hơn mình; biết hy sinh cho lợi ích chung, sẵn sàng làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa nơi tha nhân qua việc sống trao ban, phục vụ ….
  5. Chúng ta phải có trách nhiệm thông tin và huấn luyện đầy đủ để mọi người (đặc biệt các bạn trẻ) có khả năng nhận biết và xác minh các thông tin khác nhau để vô hiệu hóa tin tức giả (fake news) và hướng mọi người đến một kiến ​​thức đúng và có trách nhiệm, để mọi người đều có ý niệm về tình huynh đệ trên thế giới. Giáo dục người trẻ sống trách nhiệm hơn dù nó là thế giới ảo trước những thông tin share, like, comments, và post, tags bài trên mạng xã hội.
  6. Chúng ta phải loại trừ một số trường hợp bạo lực giữa các cá nhân, bởi lẽ chính hiện tượng coronavirus cũng đã khiến mọi người xích lại gần nhau hơn. Chúng ta đồng thời cũng đã từng bị chỉ trích (cách này hay cách khác, hoặc tự lương tâm) bởi nhiều lúc sự sợ hãi hoặc nhu cầu cá nhân đưa đến cách hành xử thiếu bác ái với tha nhân và với nhau. Chúng ta được khuyến khích cho sự phục hồi của sự gần gũi này để làm sâu sắc hơn với nhận thức rằng chúng tôi là một phần của cùng một gia đình nhân loại.
  7. Cuối cùng, điều quan trọng là: chúng ta là những người tin vào Thiên Chúa và đặc biệt là Kitô hữu được gọi là “linh hồn của thế giới”, không phải trong sự năng động của chủ nghĩa nhiệt tình lôi kéo, mà là chứng nhân, cam kết tích cực và liên tục cho công lý, hòa bình và vai trò canh giữ của thụ tạo. Việc chúng ta là người đầu tiên trong nhiệm vụ này sẽ khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Ai bắt bạn làm điều đó?”. Và sau đó chúng ta sẽ đáp lại bằng cách loan báo Tin Mừng: tin mừng và hạnh phúc, rằng Thiên Chúa Cha yêu thương nhân loại đến nỗi Người đã ban Con của Người cho chúng ta, cho chúng ta cơ hội với món quà của Chúa Thánh Thần là nhiệm xuất tình yêu của Người; qua đó cho chúng ta nhận ra mình anh em với nhau.

II. Nếu phải cố gắng để mở Nguyện xá sinh hoạt trở lại trong thời gian Coronavirus này. (Why?)

Bởi vì nó là ơn gọi của chúng ta.

Câu hỏi đầu tiên chúng ta sẽ thắc mắc: nguyện xá là gì? Nó có ý nghĩa gì cho giới trẻ ngày hôm nay? Xin thưa, nó là “dấu chỉ để định hướng và thúc đẩy mạc khải về sự hiện diện của Thiên Chúa trong hồng ân trao ban chính là niềm vui thánh của ngày sống” (Cha Luca Ramello). Trước hết nguyện xá rất cần thiết cho việc làm mới lại tư duy thần học mục vụ, khởi động lại sự phong phú trong nét vốn phức tạp của người trẻ và được gồm tóm trong 6 thái cực sau đây: (1) Nơi đầy ắp tiếng cười của sự gần gũi; (2) Nơi cánh cửa không bao giờ đóng cho cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng Giáo Hội và người trẻ (nhà nguyện); (3) Nơi mang tính chất của cộng đồng, hoàn toàn không có chỗ cho cá nhân chủ nghĩa; (4) Nơi các bạn trẻ có thể thủ đắc được giá trị của đức tin (dạy giáo lý) và các hoạt động giải trí (sân chơi); (5) Đầu vào: những nét đặc thù của văn hóa, xã hội, tôn giáo và những dị biệt của cá nhân người trẻ; (6) Đầu ra: người công dân tốt và kitô hữu lành thánh.

Như chúng ta nhìn thấy: Đại dịch Covid-19 chắc chắn đã làm đảo lộn đời sống xã hội và giáo hội nhưng nó cũng là cơ hội để bắt buộc chúng ta phải quay trở lại những điều cốt yếu nhất trên nhiều khía cạnh của cuộc đời chúng ta, của sứ mệnh chúng ta, để chạm đến một sự thật nằm trong cội rễ của đời thánh hiến Salesian: Tôi được sinh ra là vì ai? Nếu không có họ, tôi có còn mang bản sắc riêng của tôi nữa hay không? Để tự mình tra vấn về ý nghĩa của mọi hoạt động nơi chúng ta.

Đây là lý do tại sao, chúng ta phải bắt đầu khởi động công cuộc (đặc biệt các nguyện xá, trung tâm trẻ) ngay sau khi đại dịch bước vào giai đoạn 2 của nó. Trước tiên chúng ta phải tự hỏi mình đâu là lý do cho các hoạt động của chúng ta cho người trẻ thông qua Nguyện xá và trung tâm trẻ. Nếu chúng ta không quay trở lại lắng nghe tiếng gọi ban đầu của sứ mệnh, không những chúng ta sẽ không thể tưởng tượng ra được bất cứ điều gì có kết quả trong thời gian lây nhiễm này, mà chúng ta chắc chắn sẽ bị đánh bại bởi sự nản lòng, đến mức phải đầu hàng trước sự phức tạp khách quan mà chúng ta đang phải đối mặt. Nguyện xá, nó đã được sinh ra trong cung lòng của Giáo Hội và trong con tim của các Thánh (Philip Neri, Gioan Bosco…), nó được sinh ra để chăm sóc mục vụ cho giới trẻ mọi thời. Nguyện xá là một phương thuốc, là dấu hiệu của lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con cái của mình và nó cũng thể hiện niềm đam mê của Giáo hội dành cho những người trẻ. Một lòng thương xót và một niềm đam mê được thực hiện giống như việc giáo dục và truyền giáo cho các thế hệ trẻ. Chỉ khi nào chúng ta có chân trời rõ ràng, chúng ta mới có thể tiến hành. Như đã đề cập, trên thực tế, ưu tiên không phải chỉ là việc mở lại các nguyện xá, các trung tâm trẻ như là sự kết thúc, mà mạnh hơn, xâu sắc hơn đó là sự gần gũi với trẻ em, thiếu niên, thanh thiếu niên và giới trẻ, đặc biệt là chúng đang rất cần chúng ta trong những ngày tháng khó khăn này. Đây là tính đặc thù của chúng ta, tính nguyên bản của chúng ta, “đặc sủng mục vụ” của chúng ta. Nếu chúng ta không (bắt đầu) ngay bây giờ khởi đi từ Phúc âm (tin mừng) về sự gần gũi, chúng ta sẽ không thể đi xa hơn được (không thể nắm bắt được dấu chỉ của thời đại, của ân sủng).

Tuy nhiên, nhấn mạnh tính đặc thù của chúng ta không có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng mình có thể tự đủ cho bản thân mình, cho rằng chúng ta không cần các liên minh giáo dục, để duy trì hoặc xây dựng kế hoạch đầy sáng tạo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta về điều này nhiều lần trong thời đại dịch này, như trong lời cầu nguyện ngày 27 tháng 3: « Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bất ngờ bị bão tố hung bạo vùi dập. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất hướng, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, tất cả được kêu gọi cùng chèo với nhau, tất cả đều cần an ủi nhau. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh và lo âu nói với nhau: ”Chúng ta chết mất” (c.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau». Đổi mới cuộc đối thoại giữa nguyện xá và gia đình, tăng cường hoạt động của Văn phòng Mục vụ giới trẻ, tái khám phá một phong trào, thúc đẩy so sánh với các tổ chức, mời chào các liên minh giáo dục mới, hỗ trợ làm việc theo nhóm là những cách thiết yếu để tăng sức lôi cuốn cách cụ thể.

Điều chưa từng có của thời gian này

Một khía cạnh thứ hai cần tính đến liên quan đến sự thay đổi (triệt để) của các điều kiện cho phép hoặc ngăn chúng ta thực hiện tổ chức Nguyện xá, các trung tâm trẻ vì lý do: lây nhiễm và không chắc chắn.

Sau khi chúng ta đã bước vào giai đoạn 2 (hoặc đã khá hơn nữa), nếu nhiều biện pháp hạn chế để ngăn ngừa nhiễm coronavirus được nới lỏng, vẫn sẽ giữ các quy định về khoảng cách xã hội, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên và những nhà giáo dục chăm sóc chúng. Tại thời điểm này, các giả thuyết về các quy tắc phòng ngừa sẽ được thông qua trong các hoạt động của nguyện xá mùa hè (chúng ta phải soạn thảo nội quy và văn bản để trình báo với tổ chức có trách nhiệm y tế). Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rõ rằng chúng ta nên tuân theo với trí thông minh và trách nhiệm của mình trên người trẻ.

Nhưng có một khía cạnh thứ hai để xem xét, điều này cũng ảnh hưởng đến chúng ta: sự không chắc chắn. Đó là nguy cơ có thể gây nên lây nhiễm sau khi mở lại các hoạt động, với cuộc khủng hoảng kinh tế hứa hẹn sẽ rất gay gắt, với những ẩn số của đời sống xã hội, nó phụ thuộc vào các quy định pháp lý của Chính phủ, nó so sánh với việc thực thi theo từng khu vực của nó, và ít nhất, đó là một sự không chắc chắn cũng bao trùm cộng đồng của chúng ta, giữa nỗi sợ hãi và sự nhiệt tình. Nếu chúng ta học cách đối phó với sự không chắc chắn triệt để liên quan đến sự sáng tạo của chúng ta, tình trạng khẩn cấp của Covid-19 buộc chúng ta phải sống – trong nhiều tháng nữa – với những hình thức không chắc chắn này, yêu cầu chúng ta lên kế hoạch nhưng không mong đợi những sự chắc chắn về thủ tục không thể sửa đổi, với sự khiêm tốn của những người yêu cầu và chờ đợi ánh sáng trong từng bước một. Sẽ không dễ dàng gì, nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo để trợ giúp các nhà giáo dục và những linh hoạt viên, người cộng tác với chúng ta được “ở lại” trong thời gian này, với sức mạnh và sự chắc chắn đến từ Chúa Giêsu, bị đóng đinh và sống lại. «Khởi đầu đức tin là biết mình cần được cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ tự mình thôi thì chúng ta sẽ bị chìm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa kia cần những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó thác cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài chiến thắng chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, thuyền sẽ không bị đắm. Vì sức mạnh của Thiên Chúa là: tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, cả những điều bất hạnh, đều mưu ích cho chúng ta. Chúa đưa sự thanh thản vào trong những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết». (x. Bài giảng của Đức Thánh Cha Phaxico ngày 27.3.2020)

Suy nghĩ lại về hoạt động mục vụ của chúng ta

Bước tiếp theo, được dự đoán trong cuộc đối đầu có lẽ sẽ kéo dài, vì thế chúng ta sẽ tập trung vào các tiêu chí cơ bản và các ưu tiên của các hoạt động mục vụ của chúng ta trong mùa hè sắp tới.

Thật dễ hiểu, chúng ta không chỉ bị đe dọa trong mùa hè này thôi mà có lẽ nó sẽ kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động mục vụ của chính chúng ta. Chúng ta xin ân sủng của Chúa Thánh Thần để kinh nghiệm khó khăn này có thể được biến đổi cho mọi người thành cơ hội cho động lực mới để loan báo Tin Mừng cho các thế hệ trẻ. Vì thế, lời mời gọi khẩn thiết lúc này là các văn phòng Mục vụ giới trẻ hãy ngồi lại để cùng lập nên một kế hoạch mục vụ cho người trẻ sau thời đại dịch Covid-19 này.

Tôi xin nêu ví dụ của giáo phận Padova (Italia) về kế hoạch mục vụ của họ như sau:

Ủy ban Mục vụ Giới trẻ giáo phận đã công bố trên trang web của Giáo Phận Padova một bản kế hoạch, kèm theo là các tài liệu cần thiết cho việc chăm sóc mục vụ giới trẻ của giáo phận trong thời gian này. Họ đưa ra một số gợi ý có chủ đề hướng dẫn với những yếu tố không thể bỏ qua của căn tính mục vụ, đồng thời cũng nêu lên những thận trọng với hoàn cảnh đang xảy ra và định hướng chuẩn bị cho những việc tiếp theo trong thời gian tới.

Tài liệu đề xuất một số thái độ cho một tầm nhìn tiên tri trong những thời điểm này: «Sự chú ý đầu tiên không phải là để ứng khẩu. Nếu chúng ta có cơ hội hành động, việc chuẩn bị những gì chúng ta sẽ làm sẽ rất quan trọng». Hành động thứ hai là một cam kết biến thời gian hậu Covid-19 này thành thời gian của sự tăng trưởng. Và từ khóa là «đào tạo»: Nhiều đề xuất đã phát sinh trong giai đoạn này để hỏi chúng ta về ý nghĩa của việc trở thành những nhà sinh động mục vụ cho người trẻ, ý nghĩa của việc làm cho bản thân chúng ta sẵn sàng. Trong số rất nhiều cơ hội, Ban Mục vụ giới trẻ đặt  ra: “Grestando a casa” và “Think out the box“, cả hai đều có sẵn trên địa chỉ website chúng ta có thể vào để tham khảo:  www.giovanipadova.it

 

III. Đề xuất một phương pháp sư phạm mới trong thời gian này: “phương pháp sư phạm của khoảng cách”. (How?)

Chúng ta không thể hiện lòng thương mến nhau chỉ bằng sự hiện diện và gần gũi, mà còn với một thái độ tế nhị rằng trong những thời điểm khó khăn (Covid-19) cho các mối quan hệ xã hội có thể tích hợp cách thương mến của chúng ta bằng cách quan tâm thực sự đến người khác.

Trong một thời điểm khó khăn và kỳ lạ của một đại dịch, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi, có lẽ với một số nỗ lực, những điều mới mẻ và quý giá cho các mối quan hệ xã hội. Tất cả chúng ta đã được mời gọi, ngay cả với các điều khoản dân sự và giáo hội cụ thể, để giữ khoảng cách an toàn. Phản ứng dễ hiểu đầu tiên là cảm giác bị từ chối, nhưng sau đó nhiều người nhận ra rằng khoảng cách này không phải là sự từ chối của người khác, mà là một mối quan tâm, mối quan tâm và sự đề phòng cho lợi ích của chính họ và của người khác, trong đó những trường hợp này được liên kết rõ ràng nhất, nhưng luôn phụ thuộc lẫn nhau.

Hàng xóm, họ hàng thân thiết và sự gần gũi

Ngay tại thời điểm này, chúng ta có thể nhận ra và ngạc nhiên rằng ngay cả khi chúng ta thường rất thân thiết với nhiều người khác, nhưng người ta vẫn nói rằng chúng ta không chú ý đến người khác, bạn đừng lo lắng và đôi khi thậm chí không cần phải quan tâm nhiều đến điều đó. Không có gì chắc chắn rằng trong cách thể hiện các mối quan hệ của mình, chúng ta tạo nên một không gian khác để phát triển trong tất cả những gì đang có, và đó là ý nghĩa thần học trong ơn gọi của chúng ta. Là họ hàng, hay hàng xóm với nhau không có nghĩa là phải gần gũi và trở nên thân thiết, trước tiên cần phải có một khoảng cách để nhận ra giá trị thiêng liêng của người kia. Phương pháp sư phạm của khoảng cách, ngay cả khi trong thời gian này là đòi hỏi, nó có vẻ là cứng nhắc và gượng ép, nhưng nó mời gọi chúng ta khám phá ra ngay cả trong tình yêu cũng là một sự tế nhị với khoảng cách: phải cho họ một không gian riêng, đôi lúc phải lùi một bước, nhường bước, dừng lại trước ngưỡng cửa, phải chờ đợi, không xâm phạm, tôn trọng ranh giới cá nhân. Yêu thương không chỉ là sự hiện diện, mà còn là khoảng cách, để trong không gian vật lý và tâm lý này, một người, một nhóm, một cộng đồng có thể di chuyển và thay đổi.

Bảo vệ cho người khác

Phương pháp sư phạm từ xa làm nổi bật một khía cạnh khác. Chúng ta được mời gọi để biết rằng mỗi người trong chúng ta có thể “thậm chí nguy hiểm” đối với những người khác (không chỉ trong thời gian “coronavirus”, vì chúng ta có thể là người mang virus mà không có triệu chứng hoặc nó đang ủ bệnh âm thầm trong cơ thể ta), nhưng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Trong một nền văn hóa mà “lòng tự trọng” thường được truyền bá theo nghĩa tự ái tầm thường, chúng ta học cách cảnh giác với chính mình có thể là một nguồn trách nhiệm to lớn để “bảo vệ” người khác và xây dựng các mối quan hệ của “tình bạn thân thiết”. Phương pháp sư phạm về khoảng cách, ngoài việc chỉ cẩn trọng đối với người khác, dẫn chúng ta đến một sự khác biệt nhất định của bản thân. Chúng ta thường tin rằng cái ác đến từ bên ngoài, từ người khác hoặc từ một kẻ thù bên ngoài giả định, nhưng hiếm khi chúng ta nhận ra rằng nó có thể đến từ chính chúng ta. Sự thiếu công nhận này làm suy yếu một xã hội từ bên trong, từ trái tim của nó, từ gia đình, từ các mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. «Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho người ta ra ô uế được, nhưng cái từ trong con người xuất ra làn cho người ta ra ô uế» (Mc 7,15)

Thật không may, trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta trải qua những đau khổ không thể tránh khỏi, nhưng cũng có những đau khổ có thể tránh được, điều này phụ thuộc vào trách nhiệm cá nhân của mỗi người tùy theo vai trò và vai trò của họ. Chúng ta có thể cứu được hàng xóm chúng ta vượt qua đau khổ nếu chúng ta cũng học cách loại bỏ sự tự tin thoái quá một chút về bản thân mình trong cách đối xử với người khác. Tất cả mọi người, nếu lơ là, hoặc xem thường các tác hại có thể gây ra cho người khác, ví dụ như các chuyên gia, nhà giáo dục, linh mục, v.v …  nếu chúng ta cứ tự tin rằng chẳng vấn đề gì và nghĩ rằng đây chỉ là những vấn đề mình phải thể hiện để quan tâm đến người khác, họ có nguy cơ trở thành những người nguy hiểm nhất. Sự kiện mới đây nhất cụ thể tại Ý, khi đại dịch Covid-19 diễn ra người Ý miền Bắc chạy trốn vào miền Nam trong khoảng thời gian từ 8 đến 9 tháng 3, hầu hết những người này không khai báo với bác sĩ hoặc trung tâm y tế và không cách ly khi họ đến, không nên nhầm lẫn vì sự ích kỷ, nhưng vì sự ngu ngốc, đến mức không hiểu rằng nó có thể gây hại cho những người thân yêu, họ hàng, bạn bè và cả đất nước của họ …

Không phải kẻ thù, mà là sự bổ sung hoàn hảo

Trong sự gần gũi, đến gần và sự tế nhị của khoảng cách không phải là kẻ thù, thay vào đó nó là sự hòa nhập. Không có sự tôn trọng và khoảng cách thì sẽ không có sự gần gũi, nhưng có nguy cơ các hình thức này dễ bị người khác hiểu lầm. Tất nhiên, khi chúng ta nhận ra “khoảng cách” là tốt, thường không phải là tự phát, nhưng nó nhằm “bảo vệ” những yêu cầu khác vượt ra ngoài chính nhu cầu bản thân mình, vượt ra khỏi sự tự mãn. Không có sự tế nhị của khoảng cách, không giúp giữ đúng giới hạn, sẽ không có giáo dục, cũng không yêu thương. Phương pháp sư phạm về khoảng cách là một khía cạnh quan trọng không chỉ đối với chất lượng của các mối quan hệ cá nhân và gia đình, mà còn trong một cộng đồng Kitô giáo và trong toàn xã hội. Đối với một nền văn hóa thân thiết và gần gũi như bối cảnh đất nước chúng ta, một sư phạm khoảng cách cũng là điều cần thiết.

Visited 7 times, 1 visit(s) today