LỜI CHÚA VÀ CUỘC SỐNG

    Sự quen thuộc và mối quan tâm của các Kitô hữu về Lời Chúa đã gia tăng đáng kể sau khi Công đồng Vaticano II dành riêng cho Hiến chế đầu tiên và nêu rõ quyết định của mình và thúc giục rằng «Thánh Công Ðồng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hay năng đọc Thánh Kinh để học biết “khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô” (x. Pl 3,8). “Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”» (DV 25). 

Nhiều sáng kiến ​​đã nảy sinh sau sự quan tâm đến tinh thần mới này, nổi tiếng và hiệu quả nhất là «Trường học Lời Chúa», được bắt đầu từ kinh nghiệm của anh chị em tín hữu ở Milano dưới sự dẫn dắt của Đức Hồng Y Martini[1], tham gia trong sự lắng nghe và  trong việc cầu nguyện dựa trên Lời Chúa, hàng ngàn bạn trẻ bị mê hoặc bởi một viễn cảnh mới về đời sống Kitô hữu cùng với đòi hỏi thiết yếu, dựa trên những vấn đề quan trọng của cuộc sống. 

Lời Chúa: từ ngữ và lịch sử

    Trong nhiều năm qua, người ta đã hiểu rằng một trong những vấn đề nổi cộm được rút ra từ thực tiễn này là khuynh hướng các bạn trẻ muốn hướng tới việc đọc Kinh thánh trong nhãn quan suy lý. Bởi vì đọc Kinh thánh và lắng nghe Lời Chúa, đây rõ ràng là một mối ràng buộc phải được tạo ra giữa Lời được mặc khải trong Kinh thánh và điều được tiết lộ trong lịch sử. Thật khó để nối kết, bởi vì để có thể thực hiện được chất lượng của việc lắng nghe Lời Chúa trên mọi nơi, mọi thời điểm sống của một Kitô hữu nhân danh Thiên Chúa, họ phải hướng đến chiều kích cánh chung; việc tìm kiếm Thiên Chúa trong cuộc sống cũng cần có một chút hiểu biết về lịch sử của nhân loại, trong đó phải thực hiện một cuộc biện phân liên tục về những gì đang xảy ra, nó mang tính cách điển hình cho ơn gọi giáo dân của người kitô hữu. Đối với việc đọc Kinh thánh một cách khôn ngoan, một cuộc đối thoại chưa từng có giữa các lời mời gọi sẽ là rất cần thiết, mỗi nguồn cội nó mang đặc sủng của chính nó. Và điều này đặc biệt đòi hỏi mọi tín hữu phải làm cho cách họ tiếp cận đến Lời Chúa mang lại chất lượng và hiệu quả hơn.

Hiến Chế Dei Verbum trong lời giới thiệu của mình nói rằng Thiên Chúa muốn tỏ lộ bản thân mình cho nhân loại bằng lời nói và các hành động: «Trong việc mạc khải này, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình (x. Cl 1,15; 1Tm 1,17) ngỏ lời với loài người như với bạn hữu (x. Xac 33,11; Ga 15,14-15). Ngài đối thoại với họ (x. Bar 3,38) để mời gọi và đón nhận họ hiệp nhất với Ngài. Công cuộc mạc khải này được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau. Nên các việc Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu rỗi bày tỏ, củng cố giáo lý và những điều được giải thích qua lời nói. Còn lời nói thì công bố các việc làm và khai sáng mầu nhiệm chứa đựng trong đó». (DV 2)

Những lời này là những từ ngữ có trong Kinh thánh và rất dễ hiểu: các sự kiện (hoạt động) thì khó giải mã hơn: kể cả các phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện trong sự phi thường của nó. Tuy nhiên, sự mặc khải được tạo thành từ những lời và những hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau, chúng ta chỉ có thể hiểu lời bằng cách hiểu được các hoạt động, đồng thời các hoạt động sẽ tiết lộ ý nghĩa của chúng nếu chúng được xem xét kỹ lưỡng dưới ánh sáng của Lời.

Một thử thách cần thiết cho các Kitô hữu và cộng đồng của họ; một thách thức lớn đặc biệt đối với các tín hữu, là những người đắm chìm trong thế giới, bằng khả năng và thói quen được nhào luyện trong thế giới đó họ có thể đọc lịch sử và cố gắng hiểu ý nghĩa của nó dưới ánh sáng của đức tin.

Nếu có một nhiệm vụ đặc biệt mà những người giáo dân có đối với Lời Chúa, ta có thể nói nhiệm vụ đó của họ là trở thành các chuyên gia trong việc nắm bắt sự hiện diện của Lời trong cuộc sống.  Một thực hành cực kỳ khó, trong thời đại mà ngôn ngữ ngày càng trở nên phức tạp, rối rắm và đầy mâu thuẫn: nhưng cuộc sống vẫn là thế, và không dễ để có thể hiểu được một ẩn số đang ẩn giấu trong mầu nhiệm! 

Giáo dân, những chuyên gia về lịch sử

    Các đặc điểm của thời đại chúng ta làm cho mối liên hệ của những người có chiều kích tôn giáo trở nên rắc rối, đặc biệt là khi nó thể hiện các đặc tính mang tính xác định, có cấu trúc, thật khó để xác định cách nhạy bén xu hướng từ chối mọi quyền lực áp đặt trên nó, để tự thể hiện về chính mình, để quy tất cả mọi thứ về chính mình.  Do đó, không thể chắc rằng đây là một cách tiếp cận quan trọng đối với Lời Chúa, đặc biệt là nơi những người trẻ, có thể xảy ra nếu Lời Chúa được đề xuất theo hình thức giáo lý hoặc tín điều. Xét cho cùng, trong thế giới của giới trẻ có những đặc điểm có vẻ như là một vấp ngã nhưng thay vào đó, nó có thể hướng đến một cách tiếp cận đích thực đối với chính Lời Chúa, đó là nhịp đập và sự năng động như cuộc sống. Với điều kiện là nó được tiếp cận với xu hướng của thực tại hôm nay. 

Trong viễn cảnh này, Lời Chúa cần được khám phá như một lời đề nghị để yêu thương, như một câu trả lời cho những câu hỏi đáng lo ngại về sự hiện hữu, như một tiêu chí để diễn giải cuộc sống. 

Do đó, nó tỏ lộ chính mình như là ánh sáng. Lắng nghe Lời Chúa đang đi vào một cuộc tiếp xúc với mầu nhiệm, mà trong đó không có sự giả vờ để hiểu hoặc để sở hữu bạn; bạn đang tìm kiếm chìa khóa mở trái tim của Chúa để thâm nhập vào mầu nhiệm sự sống… Lắng nghe Lời Chúa trong cuốn sách Thánh Kinh thường đi đôi với cuộc sống, bởi vì Đấng Phục Sinh cũng sống ngày hôm nay trong lịch sử loài người không chỉ trong những sự kiện phi thường, mà còn trong những sự khiêm tốn, bình thường, đơn giản của sự hiện hữu hàng ngày: trong đó, khi một trong những khó khăn lớn khác đến với chúng ta thì dường như bạn nhận được là một sự im lặng. 

Tuy nhiên, cuộc sống bao gồm những câu chuyện vô tận của Lời Chúa, kể lại vẻ đẹp vĩ đại và đầy kịch tính của nhân loại, những điều đó gần như là “bí tích” trong đó Thiên Chúa bao trùm toàn thể, đồng thời Ngài cũng hiện diện và cũng ẩn náu. Thiên Chúa đã cho chúng ta một ánh sáng để hướng dẫn cuộc hành trình của chúng ta và làm sáng tỏ những câu hỏi của chúng ta về cuộc sống: Lời của Ngài giải thích, đưa ra ý nghĩa, tiết lộ những khía cạnh bất ngờ của thực tại, đưa ra một quan điểm khác về sự hiện hữu và về lịch sử của nhân loại. 

Thánh vịnh 118 nói: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi“. Thiên Chúa không rời khỏi hành trình của chúng ta cách mơ hồ, Ngài không bỏ rơi để chúng ta tự mình đối mặt với những vấn đề có thể đẩy chúng ta đến sự mất phương hướng.  Lời mà Ngài nói với bạn giống như một chiếc đèn, mang lại ánh sáng kín đáo, chắc chắn không rực rỡ như mặt trời, nhưng nó đủ để lấp đầy phía đường chân trời trong hành trình bạn bước đi. Đèn này chỉ chiếu sáng vài bước đi của bạn, phần còn lại nó vẫn chìm trong bóng tối. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể sống mà không có đèn này, làm thế nào chúng ta có thể xác định các đường viền của sự vật, có chắc rằng bạn không vấp ngã trong bóng tối đó; làm thế nào bạn có thể nhận thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh, về sự vĩ đại tiềm ẩn phía trước? 

Ánh sáng kín đáo của ngọn đèn, không lấy đi sự tự do để quyết định xem cuộc sống của chúng ta chỉ là đường chân trời nho nhỏ xuất hiện trong cái nhìn của chúng ta hay nó còn có thể vượt ra ngoài, trong không gian bí ẩn và tối tăm. 

Thiên Chúa ủy thác sự mặc khải về sự vĩ đại vô tận trong mầu nhiệm của mình bằng sự yếu ớt của Lời. Nhưng chúng ta biết rằng nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự lắng nghe này, cuộc sống sẽ mở ra những chân trời mới và đằng sau sự che khuất này rõ ràng của dòng chảy thường ngày là một cường độ bất ngờ được tiết lộ cho chúng ta. 

Lời Chúa và cuộc sống

    Có một truyền thống thiêng liêng đã góp phần làm giảm giá trị cuộc sống và giảm đi trách nhiệm của nó hàng ngày; nó thực sự được định hướng bởi niềm tin vào một thế giới khác, được thúc giục để đẩy cái nhìn của mình “vượt quá” thời gian, trật tự, kể cả sự bấp bênh, chúng đã góp phần làm giảm đi kinh nghiệm về thế giới và lịch sử.  Truyền thống với mô hình lấy tu sĩ hoặc tôn giáo như một mô hình của đời sống Kitô hữu, với đặc tính của việc muốn “đào tẩu ra khỏi thế giới này”, có nghĩa là các câu hỏi, hiểu biết, phong tục, phương thức điển hình của cuộc sống nơi giáo dân vẫn còn hoàn toàn dựa trên nền tảng của sự phản ánh.  Kết quả là một lối suy nghĩ về niềm tin vô hồn, ngoại trừ ý nghĩa đạo đức, một tham chiếu về siêu việt đến mức tuyệt đối để làm cho kinh nghiệm lịch sử hoàn toàn trở thành tương đối. 

Sự tồn tại mỗi ngày được đem ra xem xét thật kỹ lưỡng, thay vào đó nó cho thấy một cường độ phi thường; nó không phải là sự kế thừa gần như tầm thường của một loạt các cử chỉ và sự thật thường giống với chính họ, nhưng xuất hiện như một chiếc rương kho báu chứa đựng những điều bí ẩn. Những người chu đáo họ trải nghiệm sau một khoảnh khắc rằng: cuộc sống là một bí ẩn và một cuộc sống ấy chỉ sáng lên trong con người khi họ có tình yêu; tuy nhiên tình yêu giữa một người nam và một người nữ lại là một bí ẩn; mầu nhiệm về đau khổ làm cho chúng ta phải oằn mình dưới sức nặng của rất nhiều vấn đề; ta phải oằn mình làm việc với sự khiêm tốn nhằm đóng góp để đưa thế giới tiến lên, thế nhưng cái chết lại là dấu ấn của sự nghèo nàn nơi chúng ta nhưng cũng là cánh cửa mở ra cho vòng tay dứt khoát với Chúa Cha. Cuộc sống hàng ngày giờ đây trở thành một kinh nghiệm huyền bí trước lịch sử, trước những người anh em khác. Không chỉ Thiên Chúa ở bên ngoài, mà cả Thiên Chúa ở bên trong – với quyền năng của Thánh Linh – tỏ lộ cho mình biết và cũng che giấu chính mình, chúng ta giao tiếp và đồng thời cũng là kẻ chạy trốn. 

Lịch sử là một không gian mơ hồ và thường không thể giải thích được về sự hiện diện của Thiên Chúa.

    Lịch sử là “cuốn sách” nghèo nàn hơn những cuốn sách khác mà chúng ta đã đọc:  có lẽ bởi vì chúng ta không quen nghĩ rằng đây cũng là nơi Chúa nói, một dấu hiệu của hai lãnh vực/ hai đối cực: trần tục và tâm linh – trong nhận thức của cộng đồng Kitô giáo và lương dân – đã cách xa nhau  không thể tìm thấy điểm giao tiếp giữa chúng.  Sách Đệ Nhị Luật kể về những người cha, nhân chứng về những gì Thiên Chúa đã làm để giải phóng dân của ngài, thuật lại cho con cái họ “những công trình vĩ đại của Thiên Chúa”, đó chính xác là những sự kiện và sự kiện mà họ đã nhìn thấy, được hiểu là hành động của Chúa, là nơi Thiên Chúa biểu lộ.  Do đó, Lời không phải là một cuốn cẩm nang về các quy tắc chậm chạp, cũng không phải là một học thuyết, mà là lời tường thuật về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử, trong đời sống cá nhân và cộng đoàn và nhân loại mà chúng ta là những người tham gia. 

Cuộc sống hàng ngày chung cho tất cả mọi người là cách thông thường đối với Thiên Chúa, đó là nơi con người thể hiện lòng trung thành với Ngài: một lòng trung thành đôi khi phải chịu đóng đinh, thường mãnh liệt và mạnh mẽ, luôn được nhắc đến như là một Lễ Phục sinh. Chúng ta biết rằng sự hiện diện hàng ngày không thể hiện cho chúng ta một ý nghĩa rõ ràng nào, nó đầy mơ hồ, giả vờ là đủ cho bản thân, vươn lên để trải nghiệm một cách không có giới hạn. Người ta có thể gặp rủi ro khi nhìn thấy những điều này trên tất cả, và mất đi sự quyến rũ về những điều vĩ đại đã tồn tại, ngay cả ở một phần, vì thực tế là nó không thể hiện bằng sức mạnh của sự tỏa sáng. Nhưng các giá trị không được thể hiện trọn vẹn và đầy đủ trong các kinh nghiệm và nhận thức lịch sử mà Kitô hữu có khả năng: họ mang dấu hiệu của sự bấp bênh và giới hạn, đồng thời họ luôn muốn vượt lên, nhắm đến vượt qua cả vô tận.

Do đó, cuộc sống hàng ngày được đánh dấu bằng sự căng thẳng: một thế giới mê hoặc chúng ta, ru ngủ chúng ta, bởi vì nó đã vượt ra khỏi tay của Đấng Tạo Hóa để mang dấu ấn riêng của nó và điều đó không làm thỏa mãn chúng ta, bởi vì nó chưa trọn vẹn và đầy đủ, một thế giới mà chúng ta biết rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm, bởi vì thế giới này gây trở ngại cho những gì thuộc về chúng ta nhưng nó cũng là của chúng ta bởi vì nhiều sự lựa chọn trong đó có cả việc lựa chọn để chống lại Sự Thiện;  một thế giới trong đó chúng ta sống gắn kết với mọi người và đồng thời trong đó chúng ta cảm thấy mình phải giữ gìn và chăm sóc nét độc đáo, đó là bản sắc của Kitô hữu chúng ta.  Căng thẳng đôi khi nhuốm màu kịch tính; trong đó liên quan đến các lựa chọn nghịch lý và việc thực hiện tự do không bao giờ được coi là đương nhiên. Như thánh Phaolo đã nói: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi” (Rm 7, 19-20).

Do đó, con đường của người giáo dân là “nhận ra và làm chứng cho giá trị của cuộc sống hàng ngày”, trong quỹ đạo và sự mơ hồ của nó;  trong tính tuyệt đối và tính lịch sử của nó, trong tính phổ quát và sự đổ vỡ của nó; trong sự căng thẳng đang treo giữ người Kitô hữu ở trên đỉnh của một cuộc sống lơ lửng giữa thời gian và sự vĩnh cửu, giữa sự tuyệt đối và những gì là cụ thể. 

Lời Chúa trở lại với cuộc sống thông qua những tác động mà nó tạo ra trong sự hiện diện của các Kitô hữu trở lại như là một đóng góp cho việc nhân bản hóa, như một cách giải thích đầy đủ, thay thế cho nhân loại, để tái tạo lại thiết kế ban đầu của Đấng Tạo Hóa.

Và để nói, trong các hình thức thường xuyên không chắc chắn và không chính xác của cuộc sống con người, sẽ là sự tồn tại cụ thể của những người đã làm dịu cơn khát của họ trong nguồn nước của sự sống.

Một sự lãng mạn về Lời Chúa

Ta có thể thấy được “sự lãng mạn của Lời Chúa” trong tin mừng Gioan: (Ga 1, 1-18)

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.

Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.

Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành

ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.

Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.

…..

Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.

    Vẫn là Lời nguyên thủy và sáng tạo xuất phát từ thâm cung thầm lặng của Thiên Chúa và âm thầm trở thành xác phàm và lịch sử;  Lời thở theo nhịp đập của thời gian và rên siết trong đau khổ của mọi tạo vật, vang lên trong tiếng thì thầm của mọi lãnh vực, bao trùm mọi sự sống và đón nhận mọi cái chết.  “Lời bao trùm tất cả mọi thứ, Lời có trong tất cả mọi thứ”, bạn vẫn còn nhớ phần trích dẫn Tin mừng Matthew về dụ ngôn người gieo giống (Mt 13, 1-23), Lời ấy như “bị thối rửa đi như hạt lúa mì gieo vào lòng đất. Không ai có thể thoát khỏi lời này: bạn có thể là đá, bạn có thể sẵn sàng không đón nhận nó, nhưng gió sẽ luôn tích tụ trong vết nứt của đất đủ để làm cho nó mọc lên. Không giống bất cứ thứ gì khác, sớm hay muộn, tự nó biết cách biến đổi bản thân khỏi mùi hạt lúa mì thối rửa. Mọi người chúng ta […] là lời đã trở thành xác thịt, đây là ý nghĩa đích thực của cuộc sống khi ta nhận thức được bí ẩn này từ bên trong sâu thẳm con người chúng ta”.

[1] ĐHY Carlo Maria Martini, Dòng Tên, nguyên TGM Tổng Giáo phận Milano (1927-2012), giáo sư chuyên gia Kinh Thánh thế giá và là vị Viện trưởng được quý mến của Đại học Giáo hoàng Gregoriana và Giáo hoàng Học viện Thánh Kinh. Đức hồng y Martini một bậc thầy của phương pháp tiếp cận Lời Chúa trong lòng tin, chính ngài đã thúc đẩy thăng tiến việc nguyện gẫm Lời Chúa (Lectio divina).

Giuse Xuân Quang, SDB

 

Visited 9 times, 1 visit(s) today