Lễ Thánh Phanxicô Salê

LECTIO DIVINA LỄ PHANXICÔ SALÊ
NGÀY 24-01-2019 : Ga 10, 11-18

Jesus the Good Shepherd : “So that all may have life and have it to the full!” Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành : “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào!”
1. Opening prayer 1.  Lời nguyện mở đầu
Great and merciful God, you have raised up in the Church Saint Francis de Sales as a zealous shepherd and gracious tutor: grant that we too may work diligently in our mission to the young  with the same apostolic spirit. We ask this through our Lord Jesus Christ your Son, who lives and reigns with you and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Lạy Cha vô cùng nhân hậu, Cha đã muốn Thánh Phanxicô Salê Giám mục trở nên mọi sự cho hết mọi người trong đức ái mục tử; xin Cha cũng ban ơn giúp chúng con biết làm chứng về tình yêu hiền dịu và đầy tình phụ tử của Cha trong cuộc sống và trong việc phục vụ anh chị em mình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa, đến muôn đời. Amen.
2. Gospel : Jn 10: 11-18 2.  Tin Mừng : Ga 10, 11-18
11 I am the good shepherd: the good shepherd lays down his life for his sheep. 12 The hired man, since he is not the shepherd and the sheep do not belong to him, abandons the sheep as soon as he sees a wolf coming, and runs away, and then the wolf attacks and scatters the sheep; 13 he runs away because he is only a hired man and has no concern for the sheep. 14 I am the good shepherd; I know my own and my own know me, 15 just as the Father knows me and I know the Father; and I lay down my life for my sheep. 16 And there are other sheep I have that are not of this fold, and I must lead these too. They too will listen to my voice, and there will be only one flock, one shepherd. 17 The Father loves me, because I lay down my life in order to take it up again. 18 No one takes it from me; I lay it down of my own free will, and as I have power to lay it down, so I have power to take it up again; and this is the command I have received from my Father.  Khi ấy Chúa Giêsu nói rằng : 11 “Ta là mục tử tốt lành:  Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên.  12 Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn.  Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mác.  13 Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.  14 Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta.  15 Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên.  16 Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn.  Chúng sẽ nghe tiếng Ta.  Và sẽ có một đàn chiên và một chủ chiên.  17 Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta là Ta thí mạng sống, để rồi sẽ lấy lại.  18 Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống.  Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại.  Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta.”
3. Reflection   3. Suy ngắm
i) Jn 10, 1-5: First image: the shepherd “enters through the gate” i)  Ga 10:1-5:  Hình ảnh đầu tiên:  người mục tử “qua cửa mà vào”
Jesus begins the discourse with the comparison of the gate: ―He who does not enter through the gate, but climbs somewhere else, is a thief, a bandit! Instead, the one who enters through the gate, is the shepherd of the sheep!‖ To understand this comparison, it is well to remember what follows. At that time, the shepherds took care of the flocks during the day. When night arrived, they took the sheep into a large communitarian place, which was well protected against thieves and wolves. All the shepherds from the same region took their flocks there. There was a guardian who took care of them during the night. On the following day, early in the morning, the shepherd would go, knocked on the gate and the guardian would open. The sheep recognized the voice of their shepherd, got up and got out following him to the pastures. The sheep of the other shepherds heard the voice, but did not move because for them it was an unknown voice. The sheep recognizes the voice of its shepherd. From time to time, there was the danger of bandits. To rob the sheep, the thieves presented themselves to the guardian by the other door, but entered by another side or destroyed the wall, made of stones one on top of the other.  Chúa Giêsu bắt đầu bài giảng với sự so sánh về cái cửa:  “Ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp!  Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên!”  Để hiểu được sự so sánh này, chúng ta nên nhớ những điều sau đây.  Vào thời ấy, những người mục tử chăm sóc đàn chiên ban ngày.  Đêm đến, họ đem đàn chiên vào trong một cái chuồng lớn hay một khu vực chung, được bảo vệ cẩn mật khỏi kẻ trộm và chó sói.  Tất cả những người chăn chiên trong vùng đem đàn chiên của họ đến đó.  Có người canh gác chăm sóc đàn chiên qua đêm.  Vào sáng sớm hôm sau, người chăn chiên đến, gõ vào cửa và người gác sẽ mở.  Khi đó người chăn chiên sẽ gọi đích danh từng con chiên của mình.  Đàn chiên nhận ra tiếng người chăn chiên của chúng và chúng sẽ đứng dậy và theo người chăn chiên ra đồng.  Các con chiên của những người chăn chiên khác sẽ nghe tiếng, nhưng chúng sẽ ở tại chỗ, bởi vì đó là tiếng kêu xa lạ đối với chúng.  Đàn chiên nhận ra tiếng của người chăn của chúng.  Thỉnh thoảng có những nguy cơ bị trộm cướp.  Để bắt trộm các con chiên, kẻ trộm cướp đi vào chuồng chiên qua lỗ hổng bằng cách lăn đi các tảng đá từ các bức tường vây quanh hoặc phá hủy bức tường chắn làm bằng các cục đá chồng chất lên nhau.  Các kẻ trộm không qua cửa mà vào, vì có người canh gác đang trông chừng ở đó.
ii) Jn 10, 6-10: Second image: He explains what it means “to enter through the gate”: Jesus is the gate. ii)  Ga 10:6-10:  Hình ảnh thứ hai:  Người giải thích ý nghĩa “qua cửa mà vào”:  Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên
The Pharisees who were listening to Jesus, (cf. Jn 9, 40-41), did not understand the comparison. Then, Jesus explained: ―I am the gate of the sheepfold. All those who have come before me, are thieves and bandits‖. About whom is Jesus speaking using these hard words? Probably, he is referring to the religious leaders who drew people behind them, but who did not respond to the hopes of the people. They deceived the people, leaving them worse than before. They were not interested in the good of the people, but rather in their own interests and in their own portfolio. Jesus explains that the fundamental criterion to discern who is the shepherd and who is the bandit is the concern for the life of the sheep. He asks the people not to follow the one who presents himself as a shepherd, but does not desire the life of the people. It is here that Jesus pronounced that phrase which we sing even now: ―I have come so that they may have life, and life to the full!‖ This is the first criterion. Những người Biệt Phái đang lắng nghe Chúa Giêsu, (xem Ga 9:40-41), đã không thể hiểu được sự so sánh này.  Sau đó, Chúa Giêsu giải thích:  “Ta là cửa chuồng chiên!  Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp.”  Những lời gay gắt này Chúa Giêsu muốn dùng để nói đến những người nào?  Có lẽ Người đang muốn nói về những kẻ lãnh đạo tôn giáo đã lôi kéo dân chúng đi theo họ, nhưng không thực hiện đầy đủ những mong đợi của người dân.  Họ đã lừa dối người dân, để cho dân sống khổ sở hơn trước.  Họ đã không quan tâm đến phúc lợi của dân chúng, mà họ chỉ chú ý đến bổng lộc và lợi ích cho riêng họ.  Chúa Giêsu giải thích rằng tiêu chuẩn căn bản để phân biệt rõ ràng giữa người mục tử và kẻ trộm cướp là lòng quan tâm đến mạng sống của đàn chiên.  Người đòi hỏi mọi người không nên đi theo những kẻ tự xưng là mục tử, mà lại không tha thiết gì đến cuộc sống của người dân.  Chính tại đây Chúa Giêsu đã công bố một câu mà chúng ta còn cao rao cho đến ngày nay:  “Ta đến để cho chúng được sống, và được sống dồi dào!”  Đây là tiêu chuẩn thứ nhất.
iii) Jn 10, 11-16: Third image: he explains what it means “I have come so that they have life, and life to the full” (The text for this fourth Sunday after Easter begins here). iii) Ga 10:11-16:  Hình ảnh thứ ba:  Người giải thích ý nghĩa câu “Ta đến để cho chúng được sống, và được sống dồi dào!” (Văn bản Tin Mừng Chúa Nhật thứ tư sau lễ Phục Sinh bắt đầu ở đây.)
* Jn 10, 11: Jesus presents himself as the Good Shepherd who gives his life for the sheep. *  Ga 10:11:  Chúa Giêsu giới thiệu mình là người Mục Tử Tốt Lành đã thí mạng sống mình vì đàn chiên.
Jesus changes the comparison. First, he was the gate of the sheep. Now he says that he is the shepherd of the sheep. And not just any shepherd, but rather: ―I am the Good Shepherd!‖ The image of the good shepherd comes from the Old Testament. Everybody knew what a shepherd was and how he lived and worked. In saying that he is a Good Shepherd, Jesus presents himself as the one who comes to fulfil the promises of the prophets and the hopes of the people. He insists on two points: (a) the defence of the life of the sheep; the good shepherd gives his life (Jn 10, 11.15.17.18): (b) in the reciprocal understanding between the shepherd and the sheep; the shepherd knows his sheep and they know the shepherd (Jn 10, 4.14.16). Chúa Giêsu thay đổi sự so sánh.  Đầu tiên, Người ví mình là cửa chuồng chiên, bây giờ Người là mục tử của đàn chiên.  Và không chỉ là một mục tử thông thường, mà:  “Ta là người Mục Tử Tốt Lành!”  Hình ảnh người chăn chiên tốt lành phát xuất từ Cựu Ước.  Mọi người đều biết kẻ chăn chiên ra sao, anh ta sống và làm việc như thế nào.  Khi Chúa Giêsu nói rằng Người là vị Mục Tử Tốt Lành, Chúa đang giới thiệu mình là Đấng đến để làm viên mãn những lời hứa của các tiên tri và niềm hy vọng của dân chúng.  Chúa nhấn mạnh về hai điểm:  (a) Trong việc bảo vệ mạng sống các con chiên của mình, người mục tử tốt lành thí mạng sống mình (Ga 10:11,15,17,18); (b) Trong sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mục tử và đàn chiên, người Mục Tử biết chiên của mình và các chiên biết người mục tử của chúng (Ga 10:4,14,16).
* Jn 10, 12-13: Jesus defines the attitude of the mercenary who is not a shepherd. *  Ga 10:12-13:  Chúa Giêsu xác định thái độ của kẻ chăn thuê không phải là người mục tử.
The mercenary who is not a shepherd‖. Looking from outside, the differences between the mercenary and the shepherd are not perceived. Both of them are busy with the sheep. Today there are many persons who take care of other persons in hospitals, in the communities, in the old peoples‘ homes, in schools, in public services, in the parishes. Some do this out of love, others, hardly for a salary, in order to survive. These persons are not interested in the other persons. Their attitude is that of a functionary, of a worker earning a salary, of a mercenary. In a moment of danger, they are not interested, because ―the sheep are not theirs‖, the children are not theirs, the pupils are not theirs, their neighbours are not theirs, the faithful are not theirs, the sick are not theirs, the members of the community are not theirs. “Kẻ chăn thuê không phải là người mục tử”.  Nhìn từ bên ngoài, những khác biệt giữa kẻ chăn thuê và người mục tử không được nhận thấy.  Cả hai đều bận rộn với đàn chiên.  Ngày nay có nhiều người chăm sóc các người khác trong bệnh viện, trong cộng đồng, trong các nhà hưu dưỡng, trong trường học, trong các dịch vụ công cộng, trong giáo xứ.  Có người làm điều này vì tình yêu thương, có những kẻ khác, hầu như chỉ vì đồng lương, để mưu sinh.  Những người này không quan tâm đến các kẻ khác.  Thái độ của họ là vì công việc, thái độ của một người làm công ăn lương, của một kẻ chăn thuê.  Trong lúc nguy nan, họ không quan tâm đến, bởi vì “đàn chiên không phải là của họ”, các trẻ nhỏ không phải là của họ, các học sinh không phải là của họ, khu xóm không phải là của họ, những tín hữu không phải là của họ, các bệnh nhân không phải là của họ, các thành viên của cộng đoàn không phải là của họ.
Now, instead of judging the behaviour of others, let us place ourselves before our own conscience and let us ask ourselves: ―In my relationship with others, am I a mercenary or a shepherd?‖ Look, Jesus does not condemn you because the worker has a right to his salary (Lk 10, 7), but he asks you to take another step forward and to become a shepherd. Bây giờ, thay vì phê phán hành vi của người khác, chúng ta hãy đặt mình trước lương tâm của chúng ta và chúng ta hãy tự hỏi:  “Trong mối tương quan của tôi với những người khác, tôi là kẻ chăn thuê hay là người mục tử?”  Kìa xem, Chúa Giêsu không lên án bạn bởi vì người làm công thì đáng được trả công (Lc 10:7), nhưng Người đòi hỏi bạn hãy tiến thêm một bước và trở thành một mục tử.
* Jn 10, 14-15: Jesus presents himself as the Good Shepherd who knows his sheep.  *  Ga 10:14-15:  Chúa Giêsu giới thiệu mình là Mục Tử Tốt Lành, Đấng biết chiên của mình.
Two things characterize the Good Shepherd: a) he knows the sheep and is known by them. in the language of Jesus, “to know” is not a question of knowing the name or the face of the person, but to be in relationship with a person as a friend, and with affection. b) to give the life for the sheep. That means to be ready to sacrifice oneself out of love. The sheep feel and perceive when a person defends and protects them. This is valid for all of us: for the Parish priests and for those who have some responsibility towards other persons. In order to know if a Parish Priest is a good shepherd it is not sufficient to be named Parish Priest and to obey the norms of Canon Law. It is necessary to be recognized as a good shepherd by the sheep. Sometimes this is forgotten in the present day politics of the Church. Jesus says that not only does the shepherd know the sheep, but also the sheep know the shepherd. They have criteria for this. Because if they do not recognize him, even if he is named according to Canon Law, he is not a shepherd according to the Heart of Jesus. Not only the sheep have to obey the one who guides them. Also the one who guides has to be very attentive to the reaction of the sheep to know if he is acting like a shepherd or like a mercenary. Hai điều đặc trưng vị Mục Tử Tốt Lành: a) Người biết các chiên của Người và các chiên Người biết Người.  Trong ngôn ngữ của Chúa Giêsu, “biết” không phải là một vấn đề về biết tên hay biết mặt của một người, mà là trong mối tương quan với người ấy như một người bạn, và với niềm thương mến; b) thí mạng sống vì đàn chiên.  Điều đó có nghĩa là sẵn sàng hy sinh thân mình vì tình yêu thương.  Đàn chiên cảm thấy và nhận thức được khi một người bảo vệ và che chở cho chúng. Điều này có giá trị cho tất cả chúng ta:  đối với các linh mục trông coi giáo xứ và cho những ai có một số trách nhiệm đối với người khác.  Để biết xem một linh mục trông coi giáo xứ có là một vị mục tử tốt lành hay không, mà chỉ dựa vào việc được gọi là linh mục trông coi giáo xứ và tuân theo các lề luật Giáo Hội thì chưa đủ.  Người ấy còn cần được công nhận như một người mục tử tốt lành bởi đàn chiên.  Đôi khi điều này bị lãng quên trong các mối quan hệ bè phái ngày nay trong Giáo Hội.  Chúa Giêsu phán rằng không những chỉ người mục tử biết đàn chiên, nhưng mà đàn chiên cũng biết người mục tử của chúng.  Đàn chiên có nguyên tắc cho việc này.  Bởi vì nếu chúng không nhận ra người mục tử, dù rằng khi người ấy có danh phận theo Giáo Luật, người ấy chẳng phải là người mục tử xét theo tinh thần Thánh Tâm Chúa Giêsu.  Không những chỉ các chiên phải vâng lời người hướng dẫn chúng, mà người hướng dẫn cũng phải rất quan tâm chú ý tới phản ứng của đàn chiên để biết người ấy đang hành động có giống như người mục tử không hay là giống như kẻ chăn thuê.
* Jn 10, 16: Jesus defines the goal to be attained; only one flock, only one shepherd. *  Ga 10:16:  Mục đích của Chúa Giêsu: một đàn chiên và một chủ chiên
Jesus opens the horizon and says that he has other sheep that are not of this fold. They have not as yet heard the voice of Jesus, but when they will hear it, they will become aware that he is the shepherd and they will follow him. Who will do this, and when will this happen? We are the ones, imitating in everything the behaviour of Jesus, the Good Shepherd! Chúa Giêsu mở rộng tầm nhìn và nói rằng Người những con chiên khác không thuộc đàn này.  Chúng chưa nghe thấy tiếng Chúa Giêsu, nhưng khi chúng nghe thấy tiếng Người, thì chúng sẽ nhận ra rằng Người là vị Mục Tử và sẽ đi theo Người.  Ai sẽ làm việc này, và khi nào thì nó sẽ xảy ra?  Chúng ta là những người ấy, bắt chước tất cả mọi cách cư xử của Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành!
* Jn 10, 17-18: Jesus and the Father. *  Ga 10:17-18:  Chúa Giêsu và Chúa Cha.
In these two last verses Jesus opens himself and makes us understand something which is in the deepest part of his heart: his relationship with the Father. Here the truth of everything he says in another moment is perceived: ―I shall no longer call you servants, but I have called you friends because all that I have heard from the Father I have made it known to you‖ (Jn 15, 15). Jesus is for us an open book.  Trong hai câu cuối cùng này, Chúa Giêsu tỏ mình ra và khiến cho chúng ta hiểu được có điều gì đó trong nơi sâu thẳm nhất của trái tim Người:  mối tương quan của Người với Chúa Cha.  Ở đây, sự thật tất cả những gì Người đã nói trong những lúc khác được nhận biết:  “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm.  Nhưng thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15:15).  Chúa Giêsu đối với chúng ta là một cuốn sách mở.
4. Extending the information: 4. Tài liệu mở rộng:
The image of the Shepherd in the Old Testament which is realized in Jesus Hình ảnh người Mục Tử trong Cựu Ước được thấy rõ trong Chúa Giêsu:
i) In Palestine, the survival of the people depended on the cattle breeding: goats and sheep. The image of the shepherd who guides his sheep to the pasture was known by everyone, just like today we know the image of the bus driver. It was normal to use the image of the shepherd to indicate the function of the one who governed and guided the people. The prophets criticized the kings because they were shepherds who were not concerned about their flocks and did not guide them to the pastures (Jr 2,8; 10,21; 23, 1-2). This criticism of the bad shepherds increased and reached its summit when the people were deported into exile because of the fault of the king (Ezk 34, 1-10; Zc 11, 4-17).  i)  Tại xứ Palestine, phần lớn người ta dựa vào việc chăn nuôi chiên cừu và dê để mưu sinh.  Hình ảnh người mục tử dắt đàn chiên đến đồng cỏ là hình ảnh thông thường cho tất cả mọi người, cũng giống như ngày hôm nay tất cả chúng ta đều biết hình ảnh người tài xế xe bus.  Người ta thường dùng hình ảnh người mục tử để minh họa nhiệm vụ của một người cai trị và hướng dẫn dân chúng.  Các ngôn sứ đã chỉ trích các vị vua vì họ là những kẻ chăn chiên đã không chăm sóc đến đàn chiên và đã không dẫn các chiên đến đồng cỏ (Gr 2:8; 10:21; 23:1-2).  Lời chỉ trích về các kẻ chăn chiên xấu xa như vậy đã tăng lên và đạt đến đỉnh của nó khi dân chúng bị lưu đày vì tội lỗi của các vua chúa (Ed 34:1-10; Dcr 11:4-17).
ii) In the face of the frustration which they had to suffer because of the way the bad shepherds acted, the desire arose to have God as the shepherd. a desire which is very well expressed in the Psalm: ―The Lord is my Shepherd, there is nothing I shall want (Ps 23, 1-6; Gn 48, 15). The prophets hope that in the future, God himself will come to guide his fold, like a shepherd (Is 40, 11; Ezk 34, 11-16). And they hope that this time the people will know how to recognize the voice of their shepherd: ―Today listen to his voice!‖ (Ps 95, 7). They hope that God will come as a Judge who will pronounce judgment among the sheep of the fold (Ezk 34,17). The desire and the hope arise that one day, God will arouse good shepherds and that the Messiah will be a Good Shepherd for the People of God (Jr 3, 15; 23, 4). ii)  Trong khi đối diện với sự thất vọng mà họ đã phải chịu đau khổ vì lối hành động của những kẻ chăn chiên xấu, một ước muốn có Thiên Chúa như một vị mục tử đã phát sinh.  Một điều mong ước đã được bày tỏ rõ ràng trong Thánh Vịnh:  “Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi sẽ không thiếu thốn chi! (Tv 23:1-6; St 48:15).  Các ngôn sứ hy vọng rằng, trong tương lai, chính Thiên Chúa sẽ đến để dẫn dắt đàn chiên của Người, giống như một mục tử (Is 40:11; Ed 34:11-16).  Họ cũng hy vọng rằng vào lúc ấy, người ta sẽ biết cách nhận ra tiếng người chăn chiên của họ:  “Ước chi hôm nay anh em nghe tiếng Người!” (Tv 95:7).  Họ hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ đến như một Đấng Phán Xét để xét xử các con chiên trong đàn (Ed 34:17).  Họ ước mong và hy vọng rằng có một ngày Thiên Chúa sẽ ngợi khen những mục tử tốt lành và Đấng Cứu Thế sẽ là vị mục tử tốt lành cho Dân của Thiên Chúa (Gr 3:15; 23:4).
iii) Jesus fulfils this hope and presents himself as the Good Shepherd, different from the bandits who, before him, had robed the people. He also presents himself as the Judge of the people who, at the end, will issue the sentence as the shepherd who separates the sheep from the goats (Mt 25, 31-46). In Jesus the prophecy of Zechariah is fulfilled, which says that the

good shepherd will be persecuted by the evil shepherds, annoyed by his denunciation: ―Strike the shepherd, scatter the sheep!‖ (Zc 13, 7).

iii)  Chúa Giêsu làm viên mãn niềm hy vọng này và Người tỏ ra là một Mục Tử Tốt Lành, khác hẳn với những kẻ trộm cướp trước đó đã bóc lột người dân.  Chúa cũng giới thiệu mình như một vị Quan Tòa của các dân, vào ngày tận thế, sẽ phán xét như một mục tử tách biệt chiên với dê (Mt 25:31-46).  Trong Chúa Giêsu, lời tiên tri của ngôn sứ Dacaria được viên mãn; ông nói rằng người mục tử tốt lành sẽ bị bách hại bởi những kẻ chăn chiên gian ác, là những kẻ khó chịu bởi lời sấm ngôn của ông:  “Ta sẽ đánh mục tử để đàn chiên bị tan tác!” (Dcr 13:7). 
iv) At the end of the Gospel of John, the image is extended and Jesus at the end is everything at the same time: gate (Jn 10, 7, shepherd (Jn 10, 11) lamb and sheep (Jn 1, 36)!   iv)  Tại đoạn kết của Tin Mừng Gioan, hình ảnh được trải rộng và Chúa Giêsu cuối cùng nắm giữ mọi vai trò cùng một lúc:  cửa chuồng chiên (Ga 10:7), mục tử (Ga 10:11), Chiên Thiên Chúa và là con chiên (Ga 1:36)!
5. Salesian Constitutions 5. Hiến Luật Salêdiêng
9.  Patrons and Protectors of our Society

As members of the pilgrim Church, we are conscious of our fellowship with our brothers in the heavenly kingdom and feel the need of their help.

Don Bosco entrusted our Society in a special way to Mary, whom he made its principal patroness, as well as to St Joseph and to St Francis de Sales, the zealous pastor and doctor of charity.

We hold in veneration as special protectors St Dominic Savio, a sign of the wonders that grace can achieve in adolescents, ‘ and the other glorified members of our family.

HL 9. Các Đấng Bổn mạng và Bảo trợ của Tu Hội

Là phần tử của Hội Thánh lữ hành, chúng ta ý thức mình hiệp thông với các anh em trong Nước Trời và cần được các ngài trợ giúp1.

Don Bosco đặc biệt phó thác Tu Hội chúng ta không những cho Đức Maria mà ngài đã đặt làm bổn mạng chính2, nhưng còn cho thánh Giuse và Thánh Phanxicô Salê, vị mục tử nhiệt thành và tiến sĩ đức ái.

Chúng ta còn tôn kính như các Đấng Bảo trợ riêng: thánh Đaminh Saviô là dấu chỉ những việc kỳ diệu ơn thánh đã hoàn thành nơi các thanh thiếu niên, và các phần tử khác đã được tôn vinh thuộc Gia đình chúng ta.

6. Some questions 6.  Câu hỏi gợi ý
To help us in our personal reflection.

a) What has struck you most in the text of the Good Shepherd? Why?

b) Which are the images which Jesus applies to himself, how does he apply them and what do they signify?

c) How many times does Jesus use the term life in this text and what does he affirm about life?

d) What does the text say about the sheep that we are? Which are the qualities and the tasks of the sheep?

e) Shepherd (Pastor) – Pastoral. Do our pastoral works continue the mission of Jesus-Shepherd? 

Để giúp chúng ta trong phần suy niệm cá nhân.

a)  Phần nào của bài Tin Mừng đánh động bạn nhất?  Tại sao?

b)  Chúa Giêsu dùng hình ảnh gì để ứng dụng cho chính Người?  Chúa đã làm điều ấy như thế nào và ý nghĩa của chúng là gì?

c)  Trong đoạn Tin Mừng, Chúa Giêsu đã dùng chữ mạng sống bao nhiêu lần và Người đã xác định điều gì về mạng sống?

d)  Đoạn Tin Mừng đã nói gì về đàn chiên là chúng ta?  Đâu là những phẩm chất và nhiệm vụ của đàn chiên?

e)  Mục Tử (Chủ Chiên) – Mục Vụ.  Các công việc mục vụ của chúng ta có tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu-Mục Tử không?

7. Final Prayer 7.  Lời Nguyện Kết
Lord Jesus, we thank for the word that has enabled us to understand better the will of the Father. May your Spirit enlighten our actions and grant us the strength to practice that which your Word has revealed to us. May we, like Mary, your mother, not only listen to but also practice the Word. You who live and reign with the Father in the unity of the Holy Spirit forever and ever. Amen. Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 30 times, 1 visit(s) today