Ecuador – Các Salêdiêng cũng như người đời tưởng nhớ ký ức

(ANS – Quito) – Khi đọc lại “hồi ký” về những ngày đầu của Valdocco, các độc giả cảm thấy như được mang chở về tận thời gian của giai đoạn ban đầu. Như cha Arthur Lenti, SDB viết, quả thật “từ năm 1860, khi một số Salêdiêng sống với Don Bosco bắt đầu thu thập các thông tin và cảm nghiệm khi họ đã chứng kiến hay đã nghe, họ đã tin chắc rằng có một điều gì đó ngoại thường đang diễn ra giữa họ”.

Những nguồn liệu này được gọi là “hồi ký” đã trở thành nguồn liệu duy nhất nói về Don Bosco. Cha Lenti nói, “Hồi ký là một bản báo cáo được viết khi sự kiện xẩy ra hay là rất gần với thời gian sự kiện xẩy ra”. Để cổ xúy về công cuộc này cũng như sự hiểu biết về lãnh vực này, vào ngày 22 và 23 tháng 2, những người trách nhiệm về viết lách tư liệu của Tỉnh dòng Ecuador đã có cuộc họp mặt. Đây là một sự kiện đặc biệt vì không phải chỉ có các Salêdiêng nhưng cũng bao gồm cả những người đời.

Sự kiện này bắt đầu với việc chào đón cha Juan Bottaso, Giám đốc Văn khố Lịch sử Salêdiêng, cha đã nhận xét rằng lúc này đang có một nguy cơ thật sự có thể làm mất cội rễ hay không còn nhớ đến nguồn cội của chúng ta do chúng ta để ý tới sự lớn lao và tích cấp thời của các sự kiện. Chính vì vậy, vai trò của những người chịu trách nhiệm về lưu trữ trong các nhà Salêdiêng khác nhau thật là quan trọng, đây là “những người lưu giữ ký ức của các trung tâm, những người quay phim chụp hình và lưu lại những gì đã xẩy ra”.

Điều quan quan trọng là phải có một văn khố lưu giữ hình ảnh cũng như audio-video, lịch sử lưu lại trong hình thức audio-video cũng quan trọng như được viết lại. Nhu cầu của hình thức lưu trữ audio-video này được nhấn mạnh để chúng thật sự trở thành nguồn liệu tham khảo.

Các chủ đề khác cũng được thảo luận đó là “tài liệu dạng báo chí cũng như việc sử dụng các tài liệu lịch sử” do Xavier Reyes; “Hình ảnh cũng như thu âm lịch sử” do Carlos Maritnez; “các tài liệu thuộc dạng các bài diễn thuyết/ được sắp xếp theo dạng kỹ thuật số phải cám ơn nỗ lực của Armando Cuichán.

Ngày thứ nhì làm việc về đề tài “lịch sử Salêdiêng”. Chị Tatiana Capelo đã trình bày về dự án thực hiện lịch sử, sứ mệnh và tầm nhìn của hiện diện truyền giáo làm sao để hiển thị cho công chúng.

Cùng cách thức như thế, Angelica Almeida là một trợ tá của Văn khố Lịch sử Salêdiêng đã trình bày về lịch sử đầu tiên khi các Salêdiêng đến Ecuador cũng như hai lá thư do chính Don Bosco viết và ký tên.

Bảo đảm giữ gìn ký ức lịch sử của các công cuộc Salêdiêng là một nhiệm vụ chính yếu của người trách nhiệm về lưu trữ và viết nhật ký. Rất quan trọng khi phải hình thành và đào tạo không phải chỉ các Salêdiêng nhưng cả những người đời, những người sẽ phải lãnh trách nhiệm lưu truyền lại các sự kiện cho tương lai.


Visited 1 times, 1 visit(s) today