Đức Thánh Cha kêu gọi phải làm điều thiện mỗi ngày

Đức Thánh Cha đã nói điều này vào Thứ Bảy, “Khoa học, giống như bất kỳ hoạt động khác của con người, có những giới hạn cần phải được tôn trọng vì lợi ích của nhân loại và đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm về đạo đức”. Ngài đã nói với 83 người tham dự hội thảo của Hội đồng Giáo hoàng về Văn Hóa của Vatican, “Sự đánh giá đúng đắn về sự phát triển, như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhắc lại, đó là việc nhắm tới lợi ích của mỗi người và toàn thể nhân loại”. Những người tham dự đã gặp Đức Thánh Cha vào lúc kết thúc cuộc hội thảo từ ngày 15 đến 18 tháng 11 để thảo luận đề tài, “Tương lai của nhân loại: Các thách thức mới đối với Nhân Chủng Học”.

Những tiến bộ không thể tin được

Đức Thánh Cha nói, Giáo Hội muốn đưa ra hướng dẫn đúng đắn cho con người ngay khi khởi đầu của thời đại mới được đánh dấu bằng những tiến bộ không thể tin được trong y khoa, di truyền học, thần kinh học và các máy móc “hỗ trợ”. Khi nói về sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong di truyền học, Ngài đã ghi nhận rằng các bệnh tật trước đây được xem là không thể chữa được, thì gần đây đã được chữa khỏi, và những triển vọng mới đã mở ra để “chương trình” về con người đi liền với “phẩm chất” nhất định (programme” human beings with certain “qualities”).

Không phải các câu trả lời

Đức Thánh Cha đã nói rằng, “Khoa học và công nghệ đã giúp chúng ta vượt qua ranh giới của kiến thức về tự nhiên, đặc biệt là về con người”, nhưng chỉ riêng khoa học và công nghệ thôi cũng không đủ để đưa ra các câu trả lời. Ngài giải thích “Ngày nay, Chúng ta ngày càng nhận ra rằng cần phải rút ra từ các kho tàng của sự khôn ngoan về các truyền thống tôn giáo, sự khôn ngoan thông thường, văn học và nghệ thuật liên quan đến sự hiểu biết sâu xa về sự hiện hữu của con người, mà không quên khám phá lại những điều có trong triết học và thần học”.

Giáo huấn của Giáo hội

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đã chỉ ra hai nguyên tắc của Giáo huấn Giáo hội. Điều đầu tiên là “Vai trò thiết yếu của con người, được coi như là mục đích chứ không phải là một phương tiện.” Con người phải hòa hợp với tạo vật chứ không phải là kẻ thống trị về quyền thừa kế của Thiên Chúa, nhưng như một người giám hộ yêu thương của Đấng Sáng Tạo.

Nguyên tắc thứ hai là đích nhắm chung của những điều tốt lành, bao gồm cả tri thức và công nghệ. Đức Thánh Cha giải thích những tiến bộ của khoa học và công nghệ cần phục vụ lợi ích của toàn thể nhân loại, chứ không phải chỉ phục vụ một số ít. Điều này sẽ giúp tránh những bất bình đẳng mới trong tương lai về kiến thức, đồng thời cũng ngăn chặn sự lan rộng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những quyết định to lớn đối với hướng nghiên cứu khoa học nên được thực hiện và đầu tư vào nó, và nên được cùng nhau thực hiện của toàn thể xã hội, chứ không nên bị áp đặt bởi những qui luật của thị trường hay vì lợi ích của một vài người. Đức Thánh Cha nói tiếp người ta phải nhớ rằng không phải tất cả mọi thứ về mặt kỹ thuật có khả thì đều có thể chấp nhận về mặt đạo đức.


Visited 2 times, 1 visit(s) today