Don Bosco Sống động hơn bao giờ hết!

Họ nói cho cha rằng ở Aleppo, tất cả các salêdiêng đã ở lại và họ nên giống người cha mà họ yêu mến.

Các bạn hữu của Don Bosco thân mến,

Với Don Bosco trong tâm trí, cha viết lời chúc mừng Năm Mới này cho anh chị em, vì chúng ta mừng lễ kính Don Bosco cuối tháng Giêng cũng như sau khi cha gặp Giám tỉnh Salêdiêng của Trung Đông. Cha Munir El Rai sinh ở Aleppo, người Syria, mắt lệ nhòa nói với cha – không chỉ vì những đau khổ của thành phố và dân chúng, của quê hương thân yêu ngài, nhưng cũng vì những thời khắc quý báu không thể tin được mà ngài đang trải qua giữa đạn bom và phá hủy.

Ngài nói với cha: “Don Bosco vẫn đang sống động hơn bao giờ hết ở Syria, tại Aleppo này. Giữa đổ nát và vỡ vụn, nhà Salêdiêng mọi ngày vẫn mở rộng cửa để đón tiếp hàng trăm trẻ em nam nữ, thanh thiếu niên nam nữ, bởi vì chúng con muốn sự sống vẫn tiếp tục, dù bị quá nhiều chết chóc vây quanh. Con có thể nói cho cha rằng thật không thể tin nổi làm thế nào số người trẻ vẫn và cứ tiếp tục gia tăng, thay vì suy giảm. Nhìn thấy hơn 1500 trẻ – gấp đôi con số trước kia – làm con cảm động; họ muốn đến nhà của Don Bosco để gặp gỡ người khác, để sống, cầu nguyện và vui chơi”.

Cha Munir El Rai còn thêm: “Con phải nói với cha rằng các anh  em Salêdiêng đều muốn ở lại giữa dân chúng, điều ấy làm con thật cảm động. Nếu muốn, họ có thể rời bỏ, bởi lẽ họ có thể. Nhưng không ai muốn bỏ đi, khi liều nhận cùng số phận như dân tộc của con vậy.”

Cha lắng nghe cha Giám tỉnh ấy mà chẳng thể nói một lời. Chính cha cũng cảm động sâu xa. Chắc chắn Don Bosco lại sống động hơn bao giờ hết. Hẳn chắc, ngài là như thế trên Thiên đàng, trong một đời sống khác vốn là sự sống trong Thiên Chúa. Nhưng Don Bosco cũng ở đây, giữa chúng ta, bởi vì có hàng trăm, hàng trăm Salêdiêng linh mục, sư huynh, giáo dân và giới trẻ muốn tiếp tục sống giấc mơ cũng như sứ mệnh giáo dục và phúc âm hóa của ngài; họ tiếp tục việc ngài gặp gỡ từng em nhỏ và từng người trẻ một.

Trong nhiều “Valdocco” trên thế giới

Điều được nói ở Aleppo, ta cũng có thể nói về nhiều nơi chốn khác nữa.

Một trong những điều mà Don Bosco quen dùng để nhắc nhớ các Salêdiêng cách mạnh mẽ – và nhất là các vị truyền giáo đến Mỹ châu là: “Các con hãy đặc biệt chăm sóc (lo cho) kẻ ốm đau và người cao niên, người nghèo và các trẻ em”. Điều này giải thích “Phép lạ Salêdiêng” nhỏ bé ở Aleppo – một căn hộ sẽ hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu mà mọi người và từng người có thể tìm được một mái ấm. Họ không tìm nhiều đồ ăn bởi vì khắp nơi đều khan hiếm lương thực. Nhưng họ tiếp tục ca hát để sống và mạnh mẽ đặt cược vào đời sống trong tình trạng chết chóc.

Điều này thực sự lấp đầy cha với niềm vui. Từ nay trở đi, môi miệng cha sẽ tuyên xưng niềm tôn kính và tạ ơn của họ dành cho Don Bosco; không chút tự phụ khoe khoang, Don Bosco thật vĩ đại vì chỉ với một khóe nhìn, một ánh mắt, một sự im lặng, hay một lời mà thôi, ngài có thể đạt tới chốn sâu thẳm của lòng người. Và điều này vẫn tiếp tục xảy ra trong nhiều “Valdocco” của thế giới. Vì vậy, cha không thể không chia sẻ với anh chị em một biến cố rất đơn giản nói lên cõi lòng Don Bosco đầy tình cảm tốt lành và thật sự vĩ đại. Đây chỉ là một giai thoại vụn vặt nhưng lại nói lên tất cả. Nhiều năm sau khi Don Bosco chết, cha Alessandro Luchelli, một Salêdiêng đã từng sống ít năm tại Nguyện xá ở Valdocco (Turin) với Don Bosco, thuật lại câu chuyện này. Trong năm 1884 kỷ luật tại Valdocco đã trở nên nghiêm khắc, trái với truyền thống Salêdiêng – nghiêm khắc qua mức đến nỗi chính Don Bosco đã đau đớn chứng kiến nhiều điều xảy ra. Ngài diễn đạt những quan tâm ấy trong lá thư 1884 từ Roma. Cha Alessandro tiếp tục: “một ngày kia, Don Bosco gặp tôi khi tôi đang đứng cạnh các thiếu niên dưới sự chăm sóc của tôi đang phải xếp hàng ngay lối, khi chúng đợi đến phiên mình đi vào nhà hội để học. Tôi giữ kỷ luật nhà binh và tỏ ra mặt lạnh như tiền, đòi buộc chúng phải thật thẳng hàng ngay lối. Chính lúc đó, Don Bosco đi ngang qua, đặt tay ngài trên vai tôi và nói với tôi: “Con hãy để các em y như chúng.” Don Bosco đâu thích hàng lối chỉnh tề. Ngài chịu đựng chúng chỉ khi số trẻ gia tăng nhiều và dường như cần thiết thôi.”

Nay cha chia sẻ với anh chị em chứng từ khác. Nó nói lên cõi lòng của một người cha vốn gìn giữ những điều đơn giản nhất của mái ấm gia đình, và những người trẻ của một nhà Salêdiêng. Giống như tại Aleppo, thì cũng như thế  ở Sierra Leone, ở Ghana, ở “Thành Phố Don Bosco” tại Colombia, ở Ethiopia và giữa những trẻ tỵ nạn trú ngụ trong các nhà Salêdiêng ở Đức – như trong hàng trăm hàng trăm những nơi khác mà ta có thể kể tên.

Cùng với cha Munir tại Aleppo, điều này cần phải được nói cho cả chúng ta hôm nay nữa, rằng Don Bosco vẫn sống động – rất sống động trong những nhà Salêdiêng khắp thế giới ở đó tinh thần Salêdiêng phát triển và, cũng trong biết bao đời sống mà con cái nam nữ của ngài – tu sĩ và giáo dân – cống hiến khắp nơi, khi họ cố gắng sống giản dị “ĐỂ LÀ DON BOSCO HÔM NAY!”

Visited 1 times, 1 visit(s) today