“Có những cuộc gặp gỡ” – Kiến tạo những mối tương quan chiều sâu.

Pope Francis poses for a selfie with a young woman at the end of his weekly general audience at St Peter's square on Wednesday. The pope has now joined Instagram -- although his account will be filled with press photos, not with selfies

Tiếng máy của nhà hàng xóm vang vọng bài ca của Trịnh Công Sơn: “Đời người là những chuyến đi…”. Thoạt tiên, tôi thấy sao mà đúng thế. Hết đi chỗ này đến chỗ kia. Tất cả chỉ còn lại những dấu chân chim đã qua. Buồn thế!!! Rồi sau đó như thể chẳng ai nhớ đến có kẻ đã đi qua đời này. Nhưng chợt tôi thấy không đúng rồi. Còn những điều phong phú, đáng ghi nhớ hơn nhiều. Đời người là những gặp gỡ. Chúng ta đi để gặp gỡ. Đúng. Mỗi sáng chúng ta ra đi để gặp gỡ. Gặp gỡ bạn bè. Gặp gỡ mọi người. Đời người được ghi dấu bằng những gặp gỡ không phai mờ. “Tương lai được làm thành bằng những gặp gỡ, bởi vì cuộc đời chảy tuôn qua những tương giao của chúng ta với tha nhân” (Pope Francis, nói chuyện cho chương trình TED, ngày 26 tháng Tư, 2017).

Có lẽ ít ai làm nổi bật giá trị của những gặp gỡ bằng Đức Phan-xi-cô. Ta không sợ để gọi ngài là con người của những cuộc gặp gỡ. Dù lên ngôi Giáo hoàng, ngài không muốn cư ngụ ở một nơi xa vắng dân chúng. Ngài chọn một nơi ở rất thường tại Vatican để gặp dân chúng. Ngài dâng lễ tại nguyện đường Thánh Mát-ta với những con người hơn là dâng lễ với một, hai người hoặc lễ riêng. [ chọn một tấm hình nhỏ để minh hoạ].

Ngài trình bày sứ vụ của Giám mục Roma bằng những gặp gỡ dưới nhiều hình thức. Ngài đến gặp các tù nhân, ở giữa họ, cử hành Thánh lễ với họ. Những người dị dạng cũng có chỗ trong tâm hồn ngài. Với những người trẻ, ngài gặp họ trên twitter, chia sẻ những suy tư sâu lắng của ngài. Ngài điện thoại cho những người chẳng hề mong đợi điều ngoại thường này trong lịch sử: Người thợ đóng giày, người phụ nữ bị hãm hiếp, kẻ sát nhân cả gia đình tên là Maso. Tháng Tư, 2013, ban sáng lúc 10 AM, ngài gọi cho Maso, kẻ đã giết gia đình mình năm 1991 Stefano Cabizza, 19, một sinh viên về kỹ nghệ thông tin, đã nói chuyện 8 phút trên điện thoại với ngài! Có những lúc bất ngờ ngài ra khỏi Vatican để gặp gỡ những người dân thường. Ngài nói chuyện thoải mái với những người nghèo khổ, để lại những ấn tượng không phai nhạt. Vì thế, ngài chẳng ngại di chuyển bằng xe buýt khi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires.

Một cách tự nhiên, gặp gỡ đã là một giá trị. Thế nhưng, điều xa hơn trong sự gặp gỡ chính là gặp gỡ như một chứng nhân. Vị giáo hoàng mới đánh động con người hôm nay không chỉ bởi vì ngài gặp những người nghèo, bất hạnh, nhưng những cuộc gặp gỡ đó thật phong phú bởi vì “ngài sống từ bên trong ra”: Đời sống nội tâm là nền tảng của đời sống công cộng của ngài. Những giao tiếp của ngài đến từ cầu nguyện, cảm thông và phân định, chứ không phải từ tính toán” (Weigel). Ngài gặp gỡ Thiên Chúa trước khi gặp gỡ những con người cụ thể. (hình Đức Phan-xi-cô và Thánh Thể). Trong thinh lặng, suy niệm, ngài gặp gỡ cái ý nghĩa của những điều vô nghĩa nhất của con người trong thế kỷ qua: Tại trại tù Auschwitz-Birkenau. (Hình Đức Phan-xi-cô viếng thăm trại tù của Đức quốc Xã).

Chính vì thế, những cuộc gặp gỡ của Đức Phan-xi-cô phản ánh một sự đơn giản, nhưng đầy thu hút. Không màu mè, không khách sáo, nhưng chân thành, vì ngài toát lên một sứ điệp: Đừng nhìn vào tôi, nhưng đúng hơn “hãy nhìn đến Đức Giêsu” (Weigel). Ngài thật sự thoải mái gặp gỡ, sẵn sàng bỏ đi những gì đã dọn sẵn để có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người. (hình Đức Phan-xi-cô giữa các tu sĩ)

Dựa vào Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đóng vai trò như người hoà giải của những mâu thuẫn thâm căn cố đế. Ngài không ngần ngại tiếp đón và gặp gỡ những lãnh đạo của Do thái giáo và Pa-lét-tin. Biên cương của người mục tử chân thật là không có biên cương. Ngài đến được cả những nơi mà hận thù không cho đặt bước chân (hình Đức Phan-xi-cô chứng kiến hai lãnh tụ Do thái và Pa-lét-tin bắt tay). Theo cách đó, ngài nêu rõ gặp gỡ như chìa khoá của một Giáo hội mới. “Một Giáo hội ‘giữ kẽ’, giữ kẽ theo thiết định nệ luật, thói quen văn hoá, hay cả hai” không có tương lai trong Phương Tây thế kỷ 21, dựa vào những a-cít của chủ nghĩa duy tục.” (Weigel). Gặp gỡ như tên gọi mới của việc loan báo Tin mừng vậy. Theo nghĩa đó, có lẽ ngài muốn trình bày Giáo triều Vatican như nơi gặp gỡ hơn là nơi của những văn phòng nghiêm túc và nặng nề chăng?

Cuộc đời là những cuộc gặp gỡ. Tin mừng là sự gặp gỡ. Và Giáo hội hiệp thông là gì nếu chẳng phải là những cuộc gặp gỡ mà để lại những dấu thương yêu không thể phai mờ.

Pope Francis prays during his visit to the former Nazi German death camp of Auschwitz-Birkenau.

Tác giả: Văn Am, SDB

 

Visited 60 times, 1 visit(s) today