Cha Tân Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hàn Quốc (KOR) Làm Phép Tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu Ở Darkhan, Mongolia

Darkhan, Phụ tỉnh Mongolia, 7 tháng 10 năm 2024 – Sau lễ nhậm chức của Tân Giám tỉnh Tỉnh dòng Hàn Quốc-Mongolia vào ngày 5 tháng 10, Cha Marcello Baek và hai vị cố vấn của ngài đã ngay lập tức đến Darkhan, Mongolio, từ sân bay Chingis Khaan đến thẳng giáo xứ Darkhan Maria Auxilium, cách khoảng 275km về phía bắc Mongolia. Các ngài đến nơi đang lúc mọi người lần chuỗi mân côi, và sau đó Thánh Lễ được cử hành bởi Giám đốc của cộng đoàn Darkhan. Sau thánh lễ, mọi người chào mừng các ngài theo phong tục của người Mongolia, sau đó chúng tôi đã mời Cha Giám tỉnh làm phép tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu mới, dự tính diễn ra vào Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 7 tháng 10 năm 2024 để tôn vinh Mẹ và xin Mẹ ở giữa chúng tôi. Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu là một tước hiệu và biểu tượng của người Công giáo toàn cầu và được vinh danh bởi lòng thương xót và sự phù hộ của Mẹ dành cho con người.

Bức tượng Đức Mẹ không chỉ là một công trình nghệ thuật tuyệt đẹp nhưng còn mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Đức Mẹ Phù Hộ được tôn vinh như một người mẹ yêu thương và đầy lòng thương xót, luôn luôn đồng hành và phù giúp con người trong giờ phút khó khăn nhất của cuộc đời. Bức tượng cũng biểu trưng cho lời cầu nguyện và hy vọng, và niềm tin mãnh liệt giúp mọi người vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Chúng ta, những người Công giáo luôn tin rằng khi chạy đến với Đức Mẹ để cầu nguyện và thể hiện sự tôn kính đối với Mẹ, chúng ta sẽ nhận được sự bảo vệ và bình an, đó là Đức tin mạnh mẽ của người Công giáo. Tình yêu, Lòng thương xót, và Niềm hy vọng của Đức Trinh Nữ Maria – một Mẫu gương của Đức Tin, Lòng thương xót và Lòng trắc ẩn.

Tượng Đức Mẹ Phù Hộ ở Darkhan đã được làm bởi 2 nghệ nhân người Việt Nam, hoàn thành vào tháng 7. Bức tượng cũng đánh dấu 200 năm giấc mơ lúc chín tuổi của Thánh Gioan Bosco, lời hứa ban cho ngài một Bà Giáo. Bức tượng cao 2,5 mét, và được làm bằng xi măng, vật liệu địa phương tại Darkhan. Thiết kế dựa trên thời kỳ các hoàng đế vĩ đại của thế kỷ 13 dành cho nữ hoàng. Mái che phía trên bức tượng mang nét của nhà Yurt của người Mongolia vì Nhà Lều “Ger” của người Mongolia được tin là bắt nguồn từ thảo nguyên Á-Âu, cụ thể thuộc về các khu vực thuộc Kazakhstan và Nga ngày nay. Các nhà ger đầu tiên của Mongolia có nét tương đồng với cấu trúc nhà yurt được người du mục Turkic và Mongolia sử dụng trong nhiều thế kỷ. “Ger” được cho là đã ran rộng về phía tây cùng với đế chế Mongolia cũng vào thế kỷ 13.

Bức tượng được đặt trên một bệ có hình dạng giống như hai bàn tay người đang cầu nguyện, cũng là hình ảnh của con đường dẫn tới Chúa Giêsu thông qua Mẹ ngài. Ba chú chim bồ câu biểu trưng cho hoà bình, hy vọng và sự tinh tuyền của linh hồn.

Đạo Công giáo lần đầu tiên được giới thiệu vào thế kỷ 13 trong thời kỳ Đế chế Mongolia nhưng đã biến mất cùng với sự sụp đổ của vương triều Nhà Nguyên năm 1368. Hoạt động truyền giáo mới chỉ bắt đầu lại sau Cuộc Chiến Tranh Thuốc Phiện lần thứ hai vào giữa thế kỷ 19. Một sứ mạng được thành lập cho Ngoại Mông, trao cho Mongolia thẩm quyền Công giáo đầu tiên, nhưng mọi hoạt động đều ngừng lại trong vòng một năm khi chế độ cộng sản lên nắm quyền.

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1992, quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa Mongolia và Toà Thánh. Các nhà truyền giáo Dòng Thừa Sai Scheut đã gửi ba linh mục: Cha Wenceslao Padilla, Cha Gilbert Sales, và Cha Robert Goessens. Họ đã cố gắng xây dựng một cộng đồng Công giáo từ đầu. Các tu sĩ Salêdiêng được sai đi vào Năm Thánh 2000, sau đó được chuẩn bị và đến Mongolia vào năm 2001, rồi định cư tại Darkhan vào năm 2005. Sáu năm sau, chúng tôi đã xây dựng một Nhà thờ xứng hợp dưới tước hiệu Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu và giờ chúng tôi có một “đền thờ” Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu mới giữa chúng ta để quy tụ và phó thác cuộc sống qua Mẹ.

Visited 45 times, 1 visit(s) today