Tông huấn Christus Vivit: hành trình Emmaus của Giáo Hội và Giới Trẻ (Tiếp theo) – Bốn điểm cốt lõi của một hành trình

3.2 Khai triển cho Thượng Hội Đồng về Truyền Giáo: Đoàn kết chứ không là xung đột

«Bằng cách này, việc xây dựng hiệp thông giữa những bất đồng là điều có thể, nhưng nó chỉ có thể đạt được bởi những con người tuyệt vời biết vượt lên trên bề mặt của xung đột và nhìn người khác trong nhân phẩm sâu xa nhất của họ» (EG 228).

Sự tiếp thu tuyệt vời của hành trình hội nghị là sự khám phá lại thượng hội đồng trong chìa khóa là truyền giáo. Những người trẻ không đòi hỏi chúng trước hết phải được “giáo dục” bởi chúng ta. Chúng thậm chí không yêu cầu chúng ta “để chúng yên”, ngay cả khi có ai đó đã làm điều này. Và thậm chí cả khi chúng ta không tổ chức một cái gì đó cho họ. Chúng chỉ yêu cầu chúng ta trở thành một Giáo hội sánh bước cùng với chúng. Chúng yêu cầu chúng ta là “bạn đồng hành” đầu tiên và quan trọng nhất. Trong hành trình Emmaus, điều thú vị là Chúa Giêsu đi cùng với hai môn đệ trên đường bất kể đó là hướng đi nào, nhưng điều quan trọng trước hết là tính hợp lý của việc cùng chia sẻ hành trình đó!

Số 118 của Tài liệu cuối cùng, cùng với một vài số khác trước và sau, chỉ ra cho chúng ta thấy điều này có nghĩa là gì. Đặt ra tiêu đề cho vấn đề này một phạm vi rộng lớn (Sự chuyển đổi về tinh thần, mục vụ và truyền giáo):

Giáo hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta rằng điều này là không thể nếu không có sự thay đổi cách nghiêm túc. Chúng ta nên biết rằng đây không phải chỉ là để cung cấp để tăng trưởng cho một hoạt động mới mà đã “Biết bao lần chúng ta mơ mộng những dự án tông đồ to tát, được lên kế hoạch tỉ mỉ, không khác gì những ông tướng bại trận!” (EG, 96). Chúng ta biết rằng để được đáng tin cậy chúng ta phải thực hiện một cuộc cải cách trong Giáo Hội, điều này có liên hệ đến việc thanh lọc của con tim và sự thay đổi của phong cách. Giáo hội phải thực sự để cho mình được hình thành bởi Bí tích Thánh Thể mà qua đó Giáo hội cử hành như là tột cao và nguồn sống của mình: dưới hình dạng của một chiếc bánh được tạo nên từ nhiều bông lúa và bẻ ra để sẻ chia cho nguồn sống của thế giới. Hoa trái của Thượng hội đồng này là sự lựa chọn mà Thánh Linh truyền cảm hứng cho chúng ta thông qua việc lắng nghe và phân định khi cùng bước đi với những người trẻ hướng về mọi người để làm chứng cho ​​tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể mô tả quá trình này bằng cách nói về sự đồng nghị của sứ mệnh, đó là sự đồng nghị truyền giáo: «Việc thực hiện một Giáo Hội có tính đồng nghị trở thành một thực tại là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với một năng lực truyền giáo mới có sự can dự của toàn thể Dân Thiên Chúa»[1]. Đó cũng là những lời tiên tri của Công Đồng Vaticano II, mà chúng ta chưa thực hiện được hết chiều sâu và phát triển theo ý nghĩa hàng ngày của nó, mà Đức Giáo hoàng Phanxicô nhớ lại chúng ta đã khẳng định: «Con đường của sự đồng nghị là con đường mà Thiên Chúa mong đợi từ Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba»[2]

a. Phong cách và phương pháp của Emmaus

Cuộc thảo luận của công nghị về việc lựa chọn biểu tượng tham chiếu trong Kinh thánh cho Thượng hội đồng diễn ra rất thú vị. Sự chọn lựa hành trình Emmaus đã được đưa ra cách rõ ràng và được chấp nhận bởi hầu hết các nghị phụ: trước tiên để “nói chuyện về người trẻ”, phải “nói chuyện với giới trẻ”, ưu tiên cho cuộc trò chuyện, chia sẻ, quen thuộc và tự tin. Do đó bắt đầu từ một sự gần gũi rõ ràng và thuyết phục. Theo nghĩa rộng hơn, điều này liên quan đến cuộc đối thoại giữa chúng ta với thế giới, theo đó chúng ta có cái gì đó để cho và cái gì đó để nhận, trong một cuộc trao đổi quà tặng thực sự sẽ được thực hiện.

Dù là trường hợp nào đi nữa, câu chuyện trên đường Emmaus không phải là một hình ảnh trong Kinh thánh nằm bên ngoài hành trình thượng hội đồng, mà là một điểm đặc biệt mang phong thái nền tảng. Các lựa chọn xuất bản trong DF rõ ràng cũng chính là vấn đề này và không để lại bất kỳ nghi ngờ gì nữa:

«Chúng tôi đã nhận ra trong cảnh các môn đệ trên đường Emmau (x. Lk 24:13-35) một bản văn mẫu để hiểu sứ vụ của Hội Thánh trong mối liên hệ với các thế hệ trẻ. Trang này diễn tả đúng những gì mà chúng tôi đã cảm nghiệm ở Thượng Hội Đồng và những gì chúng tôi muốn các Hội Thánh địa phương của chúng ta có thể sống trong mối liên hệ với giới trẻ» (DF 4).

Ngoài Proemio vừa được đề cập, mỗi bắt đầu của một phần trong ba phần đều được giới thiệu bởi một đoạn Kinh thánh quan trọng liên quan đến việc “nhận ra” (Phần đầu tiên, số 5), “giải thích” (phần thứ hai, số 58) và “chọn” (phần thứ ba, số 114). Về mặt thần học, phong cách này làm cho việc đồng hành trở thành phong cách của Giáo hội bắt nguồn từ việc thực hành việc bẻ bánh Thánh Thể, từ đó suy ra ý nghĩa trọn vẹn của hạn từ “đồng hành”:

«Như câu chuyện về các môn đệ trên đường Emmau dạy chúng ta, việc đồng hành đòi hỏi phải sẵn sàng cùng nhau đi một chặng đường dài, và như thế sẵn sàng thiết lập một mối liên hệ có ý nghĩa. Nguồn gốc của thuật ngữ “đồng hành” nói về việc một tấm bánh được bẻ ra và chia cho nhau (cum pane), với tất cả sự phong phú biểu tượng về con người và bí tích của ám chỉ này. Vì thế, cộng đồng, như một tổng thể, là chủ thể đồng hành đầu tiên, bởi vì chính trong cộng đồng mà mạng lưới các mối liên hệ này được phát triển và có thể nâng đỡ một người trong cuộc hành trình của người ấy và cung cấp cho người ấy những điểm quy chiếu và hướng dẫn. Việc đồng hành dọc theo cuộc hành trình phát triển nhân bản và Kitô giáo hướng đến đời sống trưởng thành là một trong những hình thức mà cộng đồng chứng tỏ khả năng canh tân chính mình và đổi mới thế giới» (DF 92).

b. Lời tiên tri về tình huynh đệ trong tổ chức mục vụ

Chìa khóa quan trọng của việc giải thích được đưa ra cho đổi mới giáo hội là “tính truyền giáo kiểu hội đồng” (x. DF 115-127). Viễn cảnh này là câu trả lời cho câu hỏi về hình thức của Giáo hội được thể hiện trong chương đầu tiên của phần thứ ba trong IL (138-143). Với sự hiện diện và lời nói của mình, những người trẻ đã mở lại Hồ sơ của tính hội đồng của Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba: số 118 của DF là trung tâm phối cảnh để đọc toàn bộ tài liệu và để hiểu con đường đang chờ chúng ta trong thiên niên kỷ thứ ba.

Nói một cách cụ thể, điều này thách thức chúng ta trong cách chúng ta làm việc cùng nhau trong việc sinh động mục vụ giới trẻ. Số 209 của IL mời gọi chúng ta tiến tới chăm sóc mục vụ tích hợp và số 141 của DF yêu cầu chúng ta chuyển từ phân mảnh sang tích hợp. Trong các Giáo phận, và thậm chí trong một số Hội nghị Giám mục, những câu hỏi này có liên quan rất lớn. Bởi vì sự chuyên môn hóa và hành động mang tính phân tán của việc chăm sóc mục vụ khác nhau có khả năng phá hủy sự hiệp nhất mục vụ của Giáo hội. Việc chuyển đổi quyết định từ một công việc các phòng ban sang một công việc thuộc về dự án được nhiều người mong muốn tại Thượng hội đồng. Chúng ta biết rằng văn phòng có xu hướng tách biệt và dự án thay vào đó tạo ra sự thống nhất.

Đây là những thách thức lớn phải đối mặt cho một “chuyển đổi thể chế” thực sự (x. IL, số 198).

c. Một kế hoạch cùng cộng tác và điêu luyện

Chủ đề của kế hoạch mục vụ đã không được đưa ra cách mạnh mẽ trong Phiên họp khoáng đại của hội đồng. Nhưng nó đã xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn lắng nghe của các Hội nghị riêng của các Giám mục.

IL số 206-208 đã đặt ra câu hỏi kép, được nhấn mạnh, về sự ngẫu hứng và thiếu thẩm quyền của mục vụ từ lúc khởi đầu và từ phía khác về mối quan hệ không phải lúc nào cũng dễ dàng giữa các sự kiện bất thường và cuộc sống hàng ngày. Các câu hỏi được đặt ra trong một hình thức rất rõ ràng và chính xác.

Trong DF, chủ đề thứ hai được giải quyết trong số 142. Thực sự, với chủ đề đầu tiên, ở cấp độ Giáo hội, vẫn còn là kịch tính: việc lập kế hoạch không đủ năng lực, một dấu hiệu của việc không thể làm việc theo nhóm, là cơ sở cho nhiều thất bại trong chức vụ giới trẻ.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tạo ra bầu không khí hợp tác và đồng trách nhiệm, và chúng ta sẵn sàng thay thế nó bằng một chiều dọc mà các thế hệ trẻ không thể chấp nhận được (xem “chủ nghĩa giáo sĩ” được đề cập trong IL số 199, vấn đề dành riêng cho “giới trẻ là nhân vật chính”), tạo ra một bầu không khí ghẻ lạnh và chán nản. Những người trẻ trong một hệ thống phẩm trật theo chiều dọc hoặc theo hình kim tự tháp của Giáo hội không còn xuất hiện cách rõ ràng cũng như không được cổ võ tại Thượng hội đồng!

d. Sự cần thiết của làm việc theo mạng lưới

Câu hỏi về “tính truyền giáo theo kiểu hội đồng” là trung tâm và tạo ra hai chuyển động rất chính xác: một hướng tâm – nghĩa là bên trong, nghĩa là, trong các vòng tròn giáo hội và trong sự hợp tác giữa chúng ta – và một sự ly tâm – thay vào đó đi ra ngoài, có khả năng liên quan và tạo ra sự hợp tác với tất cả những người quan tâm đến những người trẻ. Hai chuyển động rất cần thiết và không bao giờ cái này giảm thiểu cái kia.

Nhiều lần chúng ta nhận ra rằng (nỗi buồn và sự xấu hổ) làm việc với các bên thứ ba (dân sự và xã hội) dễ dàng hơn so với chúng ta làm việc với nhau (các cấp khác nhau của Giáo hội, các văn phòng khác nhau của các ban và các nhân viên thừa hành)! Thật vậy, nhu cầu làm việc trong một mạng lưới đòi hỏi những đức tính trong mối quan hệ phải mạnh mẽ và khả năng tham gia phải rộng rãi và rõ ràng. Số 204-205 của IL đặt ra một vấn đề rõ ràng.

Thượng hội đồng sau đó nhận thức được rằng Giáo hội sống trong một khu vực mà chính mình phải tham gia đối thoại để trao đổi tặng phẩm thực sự (DF 132) và việc chuẩn bị các nhà đào luyện mới phải cho thấy trước một năng lực cụ thể khi làm việc trong một mạng lưới (DF 159 ) và tinh thần làm việc nhóm trong tất cả các lĩnh vực (DF 103.124.163).

[1] x. UB Thần Học Quốc Tế, Tính đồng nghị trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội, 2 tháng 3 năm 2018, số 9

[2] Giáo hoàng Phanxicô, Diễn văn dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội Đồng Giám mục, 17 tháng 10 năm 2015.

Visited 8 times, 1 visit(s) today