(ANS – Rôma) – Cha Filiberto González, Tổng Cố vấn Truyền thông Xã hội, đang chuẩn bị cho cuộc họp quốc tế về các Tập san Salêdiêng. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài giải thích về các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29 tháng 5 với các Giám đốc của các Nhà xuất bản Tạp chí và nhấn mạnh sự cần thiết cộng tác với sự trợ giúp từ sức mạnh giáo dục để tạo nên khuôn mẫu trí lực và văn hóa.
“Thông truyền để tham dự vào sứ mệnh, giữa báo chí và văn hóa kỹ thuật số”. Tại sao cha chọn chủ đề này cho cuộc họp của các Giám đốc của các Tập san Salêdiêng?
Bởi vì tập san Salêdiêng (SB), giống như tất cả các tạp chí trên thế giới, đang trải qua quá trình chuyển đổi từ in ấn sang thế giới kỹ thuật số. Chúng tôi muốn tạo ra sự thay đổi này với việc tôn trọng quý độc giả của chúng tôi và cũng tôn trọng nét đặc trưng của tạp chí, vì nó được hình thành trong tâm trí và trái tim của Don Bosco, Đấng sáng lập, để thuật lại những gì Tu hội mới khai sinh đã đang làm ở Ý và ở các nước, ưu tiên cho cho việc truyền giáo và giáo dục những người trẻ nghèo nhất, cố gắng thu hút các nhà hảo tâm và cảm tình viên trong sứ mệnh này nhiều hơn.
Xin cha cho biết một vài con số: Có bao nhiêu ấn bản, bao nhiêu ngôn ngữ và bao nhiêu tạp chí được in mỗi năm?
Trước hết, tôi muốn nói rằng, tập san Salêdiêng đã được in và xuất bản ở 132 quốc gia trên thế giới, 66 phiên bản, 32 ngôn ngữ, các phiên bản khác nhau tùy theo khả năng của các Tỉnh dòng. Chúng tôi muốn nói đến hàng triệu tạp chí in trên giấy mỗi năm, đáng kể nhất là phiên bản tiếng Ý, với 300.000 bản hàng tháng và hơn 3 triệu bản mỗi năm. Ngoài ra, chúng tôi cũng có SB kỹ thuật số, với ước muốn giúp cho nhiều người tiếp cận được các tạp chí đó.
Những diễn giả sẽ tham gia vào sự kiện quan trọng này là ai?
Chúng tôi tin tưởng vào sự khả năng chuyên của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau: trước hết, Cha Bề Trên Cả Ángel Fernández Artime, chủ bút của tập san Salêdiêng với tư cách là Đấng kế vị Don Bosco; sau đó là cha Francesco Motto, một nhà sử học nổi tiếng của Salêdiêng; Tiến sĩ Natasa Govekar, Giám đốc phân khoa Thần học – Mục vụ của Bộ trưởng Truyền thông Tòa thánh; các nhà báo Nicola Zamperini và Sandro Cristaldi; José Beltrán, Giám đốc Tạp chí Vida Nueva; Esteban Lorenzo, Giám đốc Ấn phẩm và Truyền thông Kỹ thuật số của Nhà xuất bản Salêdiêng Edebé. Và sau đó sẽ là phần trình bày về các hoạt động hữu ích của các Tập san Salêdiêng của Argentina, Ethiopia, Pháp và Bồ Đào Nha.
Tập san Salêdiêng hiện nay có cả dạng giấy và dạng kỹ thuật số không?
50 người tham gia đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đều chân nhận tầm quan trọng của Tập san Salêdiêng trong tư cách như là một tạp chí tôn giáo, vì vậy chúng tôi cố gắng khẳng định lại nét đặc trưng, sự phù hợp xã hội và tính trung tâm của mọi người, chú ý đến xã hội, văn hóa và sự sống động của công nghệ trong thời điểm hiện nay. Theo nghĩa này, chúng tôi là một tạp chí cung cấp tin tức, những định hướng và liên quan đến độc giả của nó trong sứ vụ giáo dục những người trẻ và các lĩnh vực phổ biến khác.
Don Bosco sẽ nói gì với những người Salêdiêng ngày nay về Tập chí Salêdiêng?
Trước hết, tôi đáp lời với những lời tương tự của Don Bosco khi viết trong lá thư của mình về việc truyền bá những cuốn sách hay: “Cha cầu nguyện và cha cầu xin chúng con đừng bỏ qua phần quan trọng này trong sứ mệnh của chúng ta”. Và tôi kết luận bằng lời của Cha Egidio Viganò, Người kế nhiệm Don Bosco: “Nếu ngày nay, sự ngăn cách giữa Tin mừng và văn hóa trở nên trầm trọng hơn bởi sự giao tiếp hời hợt, thiếu yếu tố tôn giáo và thường mang tính ý thức hệ, thì cần thiết để cộng tác với sự trợ giúp sức mạnh của giáo dục, định hình tâm lý và tạo nên văn hóa, như một trường học thay thế đích thực”.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ