Ý Đại Lợi – Rossignano Monferrato và Mons. Ernesto Coppo, Vị Tông Đồ Của Ba Thế Giới

(ANS – Rossignano Monferrato) – Đây là một thành thị có bề dầy lịch sử của nhiều thế kỳ, là nơi chứa đựng nguồn liệu của nhiều bài viết mang tính lịch sử, tất cả đều gắn liền với vị trí chiến lược của phố thị này, “sentinel of casale”, một vị trí vĩnh viễn của quân đội đồn trú. Trên Sasso, nơi bao bọc thành thị là thành trì và cũng là giáo xứ San Martino ở phía bên kia ngọn đồi.

     Tại Rosignano, Don Bosco đã tìm thấy nơi đây là một vùng đất phì nhiêu, cũng cám ơn cha xứ Mons. Giovanni Benelli về sự thúc đẩy cũng như về tình bạn huynh đệ của ngài. Các ơn gọi tại đây phát sinh một cách phong phú. Nổi tiếng là “sentinel of the Oratory,” mà thầy Marcello Rossi qua nhiều thập kỷ đã là người bảo vệ trung thành của nhà đầu tiên được vị Thánh thành lập ở Valdocco. Và rồi các nữ tu Sorbone, gồm cả sơ Angelica, là vị tiên phong và cũng là Giám tỉnh của Ắc-hen-ti-na và Chi-lê, rồi Mẹ Enrichetta, Phó Tổng quyền của FMA tới năm 1942. Rồi trong số rất nhiều ơn gọi có hai anh em là cha Arturo và cha Dante Caprioglio. Trong số các ơn gọi Salêdiêng xuất sắc này, có gương mặt nổi bật là Đức cha Mons. Ernesto Coppo, là một nhà truyền giáo ở Mỹ, Úc và Ý.

     Mons. Ernesto Coppo sinh ngày 6 tháng 2 năm 1870, ở quận Stevani của Rosignano. Ngài đã bắt đầu việc học của mình tại nhà do Don Bosco lập ở Borgo San Martino. Trong số các bạn của Ernesto là cậu bé Piertro Ricaldone ở Mirabello. Ở đây, cả hai đều gặp Don Bosco, một cuộc gặp gỡ định hình đời sống của họ.

     Ngài đã hoàn thành tiến trình đào luyện chủng viện tại Casale và đến ngày 7 tháng 8 năm 1892 ngài đã được thụ phong linh mục. Năm sau, ngài gia nhập tập viện Salêdiêng ở Foglizzo, và ngày 4 tháng 10 năm 1894 ngài đã tuyên khấn trọn đời trong bàn tay của Chân Phước Rua. Năm 1898, ngài là trưởng nhóm các linh mục Salêdiêng đến New York để thực thi sứ mệnh tông đồ đầy đòi hỏi và can đảm trong việc phục vụ những người di dân đến Mỹ Châu này để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

     Nhiều năm sau, cha Ricaldone nhớ lại rằng: “Hai mươi năm truyền giáo đã ngốn hết tất cả nguồn lực của cha Coppo trong việc phục vụ những người dân di cư, cũng như những người trẻ của họ cả về phương diện tôn giáo cũng như dân sự.”

     Sự thúc đẩy trong niềm tin và sự phục vụ cho anh chị em, đặc biệt những người nghèo khổ nhất đã đưa dẫn ngài qua Úc năm 1923 tại Hạt Tông tòa Kimberley. Ngài được tấn phong Giám mục tại Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Tôrinô, và rồi ngài đã lên đường đến Kimberley để ở giữa những người bản địa. Những năm này là những năm làm việc tông đồ vất vả nhất: ngài đã đi đến những làng mạc xa xôi, gặp gỡ các gia đình, thúc đẩy chăm lo cho các nhu cầu của con người, đào tạo, phát triển, rao giảng Tin Mừng. Kinh nghiệm tổ chức và mục vụ đã học được ở Mỹ ngài đem ra thực hiện cho dân chúng ở Úc.

     Trở về lại Ý Đại Lợi, ngài trở thành một sinh động viên mãnh liệt cho việc truyền giáo. Cha Ricaldone, người đã trở thành Bề Trên Cả nhớ về ngài như sau: “Mons. Coppo mong muốn tuyên bố mình là một Giám mục truyền giáo già và luôn đầy nhiệt huyết, ngài mời gọi các thính giả của mình suy nghĩ về những nhu cầu của Giáo Hội nơi những vùng truyền giáo xa xôi nhất.” Cho tới hơi thở cuối cùng, ngài đã luôn dậy giáo lý, ngài đã kết thúc cuộc đời dương thế của ngài ở Ivrea khi ngài đến đây để chủ tọa Đại hội Thánh Mẫu vào buổi tối ngày 28 tháng 12 năm 1948, hưởng thọ 78 tuổi.

      Tại quê hương ngài, nơi Mons. Coppo đã trở về nhiều lần, vào năm 2020 kỷ niệm lần thứ 150 năm ngày sinh của ngài. Họ đã mừng ngài và coi ngài như một mẫu gương của việc dấn thân truyền giáo cũng như đam mê rao giảng Tin Mừng với sự thích ứng to lớn: vì công việc khôn ngoan của ngài ở giữa những người dân bản địa của Úc, vì hỗ trợ và cổ xúy đối với dân bản địa của Úc, vì sự kiên nhẫn và bác ái niềm nở của ngài đối với tất cả những ai ngài đã gặp ở Ý Đại Lợi.

Minh Tuấn, sdb chuyển ngữ.

Visited 11 times, 1 visit(s) today