(Bài viết dựa trên tác phẩm của Antonella Fraccaro viết về cha Charles de Foucauld)
Nguyễn Xuân Quang sdb
Có thể nói rằng, sự lây lan của virus đã khiến cho cả thế giới phải quỳ gối: mọi thành phần trong Hành Tinh này không chịu nổi tác động của Covid-19, vì chúng không có một phương tiện nào để có thể bảo vệ cuộc sống của con người. Suy đi nghĩ lại, chúng ta thấy rằng phải có một cái gì đó khác trở thành phương tiện và điều kiện để tự bảo vệ mình, để làm nên một kế hoạch ứng phó cho tương lai. Trong thực tế, virus này đã chất vấn những lãnh vực thông thường của chúng ta, về cuộc sống thường nhật của chúng ta, và ở đây, trong bài viết này tôi có thể nói rằng, nó cũng chất vấn và gợi lên cho tôi nhớ đến vùng quê Nazareth tại Palestina, là nơi mà mọi Kitô hữu khi nhắc đều biết đến, nơi đã được dệt nên từ biết bao khao khát, mong chờ, biết bao tình cảm thân thương, nơi hiện lên thời thơ ấu của chàng thanh niên Giêsu, một con người lịch sử vĩ đại, một Ngôi Hai Thiên Chúa mang trọn tính mỏng dòn, mong manh của kiếp con người.
Trong giá trị biểu tượng của nó, như Pierangelo Sequeri nhớ lại, «Nazareth là quê hương của Chúa Giêsu, không đơn giản chỉ là nơi khởi đầu chuẩn bị cho một sứ mệnh. Nazareth còn mang lấy một sứ mạng cứu chuộc bắt đầu từ lúc chàng Giêsu chào đời, chúng ta không nên xem nó như là điều kiện lịch sử đơn thuần trong một biến cố trọng đại. Bởi chưng, Nazareth chính là công việc, sự tiếp xúc, là cách thể hiện gần gũi trong gia đình»[1], là những tình huống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để sống một tinh thần truyền giáo và để rao giảng Tin Mừng. Ở Nazareth, Chúa Giêsu đã bận rộn với những công việc của Cha mình (x. Lc 2,49), trong một sự quá đổi tầm thường, sự tầm thường đó, chính là nhịp sống của chúng ta ngày nay và nó cũng là nhịp sống rất thân thương trong cuộc đời của thánh Charles de Foucauld. Ngài cố gắng làm quen với cuộc sống của Nazareth, để biết giá trị biểu tượng của nó và học cách sống như Chúa Giêsu đã từng sống ở Nazareth: “Đó là một câu hỏi khi bước vào Dòng mà tôi sẽ tìm thấy sự bắt chước chính xác nhất về CHÚA GIÊSU. Tôi không thấy mình có đủ khả năng để buộc mình phải bắt chước sống cuộc sống công khai của Ngài khi rao giảng, nên tôi đã quyết định rằng rằng tôi phải bắt chước cuộc sống ẩn giấu của một người công nhân (thợ mộc) khiêm nhường và tội nghiệp của Nazareth”[2]. Tập trung vào câu chuyện về Chúa Giêsu trong một thời gian dài, Charles nhận ra “cuộc sống ẩn giấu của mình”[3] và để thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống ở Nazareth, ngài cầu xin Chúa Giêsu tiết lộ cho ngài biết: «Lạy Chúa, xin hãy truyền cảm hứng cho con những gì con cần suy nghĩ về cuộc sống ẩn giấu của Chúa. Con không yêu cầu tất cả những gì nó đã xảy ra: bởi vì nó là vô hạn giống như Ngài là Đấng Vô Biên … Nhưng hãy nói cho con biết Chúa muốn con nghĩ gì trong ngày hôm nay, trong giờ phút này … “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài.”[x. Lc 2,51]»[4]. Charles de Foucauld nhắc nhở rằng sự tầm thường trong cuộc sống ở Nazareth nó có một giá trị, để sống và để truyền tải. Do đó, nó tập hợp một loạt các yếu tố mang tính đặc trưng cho “Nazareth”: một cuộc sống khiêm nhường, hèn hạ, nghèo đói và tàn tạ, một sự tồn tại của bóng tối, sự rút lui, của sự phục tùng[5]. Đối với Charles, cuộc sống mà Chúa Giêsu đã dành ba mươi năm ở Nazareth, trên thực tế, là một cuộc sống hoàn toàn mang tính truyền giáo và dành riêng cho việc truyền giáo, chứ không phải chỉ là sự chuẩn bị cho việc rao giảng sau này. Bởi lẽ, Chúa Giêsu đã đặt phẩm giá cho bất kỳ cuộc sống nào của con người, từ “nhỏ nhất” đến “vĩ đại nhất” với đầy đủ tiêu chuẩn cho hành trình trong ba năm với cuộc sống công khai của Ngài. Trong đời sống của mình, Chúa Giêsu không thay đổi tình trạng của mình, vì Ngài sống theo lời rao giảng với phong cách khiêm nhường, “ẩn giấu”, để tình yêu của Chúa Cha được thể hiện, thay vì đi tìm “vinh quang” của Người Con. Charles còn giải thích thêm: «Ngài chỉ mất 3 năm để dạy thế giới, Chúa ơi, để thành lập Giáo hội của Ngài, để dạy dỗ và thành lập tông đồ đoàn; nhưng Chúa đã nhận định rằng không là quá nhiều khi Ngài dành 30 năm ở Nazareth để rao giảng cho con người về tấm gương khiêm nhường, tự hạ, về cuộc sống ẩn giấu”[6]. Là Kitô hữu, nhiệm vụ của chúng ta có liên quan đến Nazareth, đặc biệt mối liên quan ấy thể hiện rõ nhất trong thời gian chúng ta sống vì nguy cơ của con coronavirus: thu thập tất cả những gì đã được trao cho chúng ta, để từ đó chúng ta hiểu thấu tinh thần truyền giáo của Nazareth mà chúng ta đang sống trong môi trường của mình. Những yếu tố của lòng tốt mà chúng ta nhận được trong thời gian này? Nó mang đến cho ta những đặc điểm gì?
Thời gian sự chờ đợi. Thời gian chúng ta sống cho đến nay, và những gì chúng ta vẫn đang trải qua, được mong đợi, chờ đợi cho virus “qua đi”, để khôi phục lại cuộc sống bình thường của chúng ta. Vậy mà con virus ấy nó vẫn sống, vẫn tồn tài và thậm chí tồn tại mạnh hơn nữa! Do đó, lúc này đây, điều thích hợp nhất với chúng ta là sự chờ đợi mang tính tích cực, tổ chức lại ngày sống của chúng ta theo một kế hoạch tốt nhất, để tránh tình trạng con virus nó quyết định cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ở đó, với kế hoạch, với sự nhận thức, hãy để cho Nazareth của chúng ta trở thành một biểu hiện đầy sáng kiến trong cuộc sống của chúng ta. Các tình trạng chúng ta đang sống được đổ tràn đầy cuộc sống truyền rao tin mừng, nhưng thường nhất là việc tìm kiếm sự bình an trong những vấn đề đang làm trống rỗng tâm hồn chúng, hãy giảm chúng thành các tình trạng của sự dự báo. Hãy làm cho việc chờ đợi có kết quả, có nghĩa là mời gọi chúng ta hãy suy ngẫm về những gì cuộc sống mang lại cho chúng ta mỗi ngày, để chúng ta hiểu được sự hấp dẫn của Chúa và hành động theo sứ mệnh được trao phó cho chúng ta.
Thời gian tỉnh thức. Đó là thời gian để bảo vệ sự sống và bảo vệ lẫn nhau, để tránh bị lây nhiễm virus. Nhưng đó cũng là một thời gian cần được chông chừng, bởi vì ý nghĩa của câu chuyện này để lại dấu ấn rất sâu trong đời sống tinh thần của chúng ta, chứ không chỉ bên ngoài làn da hay trong đời sống xã hội của chúng ta. Chúng ta hẳn còn nhớ Charles de Foucauld đã nói rằng: Mọi tình huống bấp bênh khi chúng ta bước đi trong sa mạc, là thời gian để nhận được ân sủng của Thiên Chúa: «Bạn phải đi qua sa mạc, và ở đó để nhận được ân sủng của Thiên Chúa: đó là bạn phải tự tát cạn chính mình, rằng bạn phải xua đi tất cả mọi thứ chứ không thuộc về Thiên Chúa và hoàn toàn tát cạn ngôi nhà nhỏ bé là tâm hồn chúng ta chỉ để một nơi dành riêng cho Thiên Chúa»[7].
Mặt khác, sự an lạc mà chúng ta quen thấy ở các đất nước phương Tây, ngày nay có thể hiện diện cả Phương Đông, có nguy cơ khiến chúng ta quên đi một tương lai mà nó đã từng khiến chúng ta quên đi những biểu hiện cần thiết mà chúng ta đã mang lại trong mối quan hệ này: sự tốt đẹp trong các mối quan hệ gần gũi bạn bè, bà con, họ hàng; giá trị của ngôi nhà chung (Laudato sì), sự phục hồi của thiên nhiên; nhịp điệu của thời gian không phải là thói quen hằng ngày, và kể cả giá trị của sức khỏe.
Thời gian để ghi nhớ. Thời gian này làm cho chúng ta nhận ra mình mỏng dòn, không phải là Đấng toàn năng và làm cho chúng ta trở lại giá trị của những điều chúng ta không thể dành được kết quả hoặc có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức được. Do đó, chúng ta được mời gọi quay trở lại để ghi nhớ những gì có giá trị trong cuộc sống và biết trân trọng những điều tốt đẹp mình đã từng nhận được. Ghi nhớ những ảnh hưởng, trong nhiều trường hợp bị đánh mất do sự đãng trí của ta, những trường hợp nó đã từng xây dựng nên sự tồn tại của chúng ta, những liên kết liên hệ đến nguồn gốc của sự sống hoặc nó đã từng xây dựng nên lịch sử tương lai của chúng ta. Ghi nhớ mang lại giá trị và hương vị cho cuộc sống, nó nuôi dưỡng sự tồn tại của chúng ta với lịch sử hiệu quả, với những đặc điểm của lịch sử dẫn chúng ta trở thành chính mình. Những phân khúc đó là hành trang của cuộc sống mà chúng ta có thể tích hợp để tiến lên với phẩm giá của mình. Nói cách khác, để ghi nhớ giao ước mà Thiên Chúa đã lập với chúng ta, hãy nhận thức rằng sự sống và cái chết nằm trong tay Thiên Chúa và rằng giao ước của Ngài là một lời hứa về sự sống đời đời cho chúng ta.
Thời gian cho sự thật. Trong thời gian này, các điều kiện chúng ta sống đã bị khuếch đại: sự mong manh và ngay cả những tiềm ẩn của chúng ta. Sự cách ly đã nêu bật sự thật của những vấn đề chúng ta đang sống và chúng ta vẫn thường che đậy “mọi thứ ngay tức khắc”, về hiệu quả, trong sự hời hợt. (đi đâu, làm gì, gặp ai, ở khách sạn cùng với ai… đề phải khai báo y tế). Trên thực tế, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không khác với những gì chúng ta đã từng và chúng ta đấu tranh để giữ lại và che dấu những nhược điểm mình. Lần này, khi nó dẫn chúng ta đến sự thật trong chúng ta và xung quanh chúng ta, yêu cầu chúng ta truyền rao tin mừng về sự thật này và khuyến khích chúng ta kêu gọi lòng từ thiện và sự nhân từ, cho chúng ta và cho những người khác, khi sự cám dỗ là đòi hỏi sự rõ ràng và công bằng trần gian qua sự giả vờ và hận thù. (Các quốc gia thì che dấu nguồn gốc đại dịch, con người thì tìm cách trục lợi qua những gói cứu trợ nạn nhân, trục lợi tăng giá các nhu yếu phẩm trong tình trạng người dân đang khốn khổ vì thất nghiệp, cấm cách xã hội, biểu tình, cướp phá, hôi của….)
Thời gian cho tình huynh đệ. Trong gia đình, trong các cộng đồng tôn giáo hoặc cộng đoàn tu sĩ, lần này là cơ hội để trở về giá trị của cuộc đối đầu cho tình huynh đệ chân thành, để hiệp thông giữa chúng ta, sống với nhau, đảm bảo cho người khác chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tình huynh đệ là một món quà quý giá, nhưng ngay cả điều có vẻ tốt đẹp và thánh thiện này, trong cuộc sống bình thường, vẫn thường bị chúng ta phớt lờ bỏ qua hoặc được coi đây là điều hiển nhiên của đời thánh hiến. Đời sống huynh đệ phải được vun đắp, ngày qua ngày, trong sự cam kết nâng cao đời sống cho nhau, trong nhiệm vụ chân thành biết lắng nghe nhau, trong sự tha thứ lẫn nhau, trong sự phục vụ khiêm hạ, trong niềm tin tưởng lẫn nhau, qua một hành trình thẳng thắn và chân lý Kitô giáo.
Thời gian của Lời Chúa. Sau khi mất phương hướng ban đầu, thời gian kéo dài này khiến chúng ta phải ngồi xuống để tính toán lại sứ mạng của chúng ta theo những cách thức mới để loan báo Tin Mừng, vì nó thách thức các hình thức chăm sóc mục vụ mới trong các mối quan hệ và các mối tương quan mới của giáo hội. Đức Giáo hoàng Phanxicô, với bài giảng trong các Thánh Lễ buổi sáng của mình, đã củng cố cho chúng ta nhu cầu bắt nguồn từ Lời Chúa, thường xuyên diễn ra trong một thời gian dài, để nó dần biến đổi sự hiện diện của chúng ta. Tin Mừng là bánh hằng ngày, là nơi thuộc về chân lý, là niềm an ủi. Lời Chúa trở thành tấm gương cho chúng ta, đó là một cuộc kiểm tra hàng ngày về lương tâm và sức mạnh đời sống cá nhân và xã hội.
Thời gian cho niềm hy vọng. Đối với người Kitô hữu, ngay cả đại dịch cũng là thời gian của hy vọng. Bản thân Tin Mừng hàng ngày là một laon báo hy vọng rằng những gì đang xảy ra không phải là kết quả của lỗi lầm nơi con người hay những biến động tự nhiên, mà là một điều kiện của cuộc sống khuyến khích chúng ta tự tin tiến về phía trước. Lần này xác nhận sự an ủi của Thiên Chúa, đó là thời gian của tình anh em phổ quát với những người thua kém hơn chúng ta và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của cuộc sống, một điều kiện cần thiết để sống tốt sự hiện hữu của chúng ta trong thế giới này: trong sự khám phá những điều nhỏ bé, trong những sự quan tâm những điều đơn giản giữa chúng ta, trong sự chăm sóc và yêu thương những người nghèo khổ.
Bây giờ tất cả chúng ta đều có một chút cái nhìn về hiện trạng, chúng ta có cơ hội để tạo lại trật tự hàng ngày của những thứ chúng ta đang ở, ưu tiên cho những gì thực sự phục vụ đời sống cá nhân, giáo hội và xã hội. Đây có lẽ là một thời gian được minh chứng là kỳ lạ, nhưng nó là quý giá đáng để ta phải ngạc nhiên, nếu chúng ta muốn nắm bắt cơ hội tiên tri của nó (nghĩa là nắm được dấu chỉ thời đại hôm nay).
[1] P. SEQUERI, Ripartire da Nazareth? Appunti su Charles de Foucauld e la nuova evangelizzazione, in «La rivista del clero italiano» 77 (1996), 572-573.
[2] Lettera a Henry de Castries, 14 agosto 1901, in ID., Lettres à Henry de Castries, Grasset, Paris 1938, 97.
[3] Cfr. C. DE FOUCAULD, La dernière place. Retraite à Nazareth (1897), Nouvelle Cité, Montrouge 2002, 64.
[4] Ivi.
[5] Cfr. ivi.
[6] M/198, à ajouter au n. 198, in C. DE FOUCAULD, La bonté de Dieu, Nouvelle Cité, Montrouge 1996.
[7] C. DE FOUCAULD, «Cette chère dernière place». Lettres à mes frères de la Trappe, Cerf, Paris 2011, 182-183.