TTN 28: Tái khám phá “Phúc Âm của Don Bosco”

 ANS – Tô-rin-nô: Câu tục ngữ “nếu Muhammad không leo núi, thì ngọn núi sẽ đến với Muhammad” được hiện thực ngay từ sáng hôm qua, thứ Tư 26/2. Kế hoạch hành hương viếng Chieri và Colle Don Bosco của TTN viên bị hủy bởi dự phòng sức khỏe cộng đồng, cha Eligio Caprioglio, giám đốc Chieri, đã đến hội trường chính của TTN để trình bày khuôn mặt sống động của thành phố đã từng ôm ấp thời thanh thiếu niên của cậu Gio-an Bosco. Với lòng nhiệt huyết, cha trình bày qua đoạn video có sự hiện diện của giới trẻ. Ngài cũng để lại TTN nhiều kỉ vật và cảm xúc khôn tả.

Dựa trên “Lá thư từ Rô-ma” của Don Bosco, cha Pascual Chávez đã giảng tĩnh tâm với suy tư lắng đọng và sốt sắng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro.

“Bức thư từ Ro-ma” chính là “Phúc Âm của Don Bosco”. Ngay từ khởi đầu và cho đến nay, lá thư là “quy chiếu” và không chỉ là “huyền thoại” mà là lời mời gọi hoán cải thiêng liêng (với Chúa), mục vụ (với giới trẻ), và cấu trúc (làm cho sự hiện diện của chúng ta mang nhiều giá trị phúc âm hóa cũng như mang giới trẻ đến gặp Đức Ki-tô và Giáo Hội).”

Chính nơi đây, chúng ta cảm nhận câu nói sâu xa của Don Bosco: “Những người trẻ này không chỉ được yêu, mà chúng cần nhận biết rằng chúng được yêu.”

Cha Chávez gợi ý: “Lẽ dĩ nhiên, đây là ý nghĩa minh nhiên của lá thư, một nguyên tắc truyền cảm vĩ đại mà chúng ta gọi “tình yêu khả giác”. Trong bối cảnh Tân Ước, tình yêu liên đới với ánh sáng, sự phản chiếu Ánh Sáng Thiên Chúa.

Và như thế, tình yêu người Sa-lê-diêng dành cho giới trẻ được sánh với một cuộc Biến Hình nhỏ.

Chính vì thế, người Sa-lê-diêng cần làm rõ, học hỏi và khám phá ngôn ngữ tình yêu, họ phải trở nên người đam mê, cũng có thể gọi là tình nhân trong cảm thức Don Bosco dành cho thế giới này: “quan tâm, dấn thân, lửa đam mê.”

Cha Chávez tiếp tục suy tư: “Hôm nay, đây cũng là thách đố nền tảng đối với nhà giáo dục: làm sao nhà giáo dục hiểu rằng mình thực sự yêu, yêu mãi mãi, yêu mọi thứ nơi người ở bên ta, thể hiện chính mình và phải thay đổi phù hợp với biến chuyển của thời đại. Nhà giáo dục thậm chí yêu cả những khuôn mặt bị loại bỏ, bị quên lãng, bị tha hóa cũng như bị trục lợi. Do đó, để thuyết phục yêu, thực sự phải tạo ra sự thuyết phục nội tâm rằng đó là giá trị của tình yêu, và thậm chí đó là khả thể của tình yêu (đó là nhận thức về giá trị bất khả xâm phạm của chính mình, là nền tảng của phẩm giá của một người, là gốc rễ của mọi hy vọng đích thực); Và để bạn hiểu (nhưng cũng là ân ban) rằng đó là một Khởi Nguồn, dành cho tôi và cho bạn, luôn mở và sẵn sàng, không bao giờ cạn kiệt trong sự phong phú vô tận.”

Phương pháp sư phạm vĩ đại của Don Bosco được diễn tả trong một câu nói tuyệt diệu: “Hãy yêu những gì trẻ thích bằng cách tham dự vào khuynh hướng của chúng, chúng có thể học yêu những điều mà tự nhiên chúng không thích, như kỷ luật, việc học, sự hi sinh và những gì chúng học để làm với tình yêu.”

“Do đó, có một nhân tố hợp lý phải can thiệp. Đó là cần hiểu biết tri thức nơi mỗi nhà giáo dục Sa-lê-diêng: là hiểu biết giới trẻ, hiểu biết hoàn cảnh chúng, các vấn nạn và nhu cầu của chúng để có thể giáo dục chúng.”

Hai cách thế tạo nên tình thương: thứ nhất là phải gặp gỡ, tín nhiệm, cộng tác thân thiện thường xuyên, thứ hai là trên tất cả niềm vui và hạnh phúc được “cảm thấy tốt lành khi sống bên nhau”.

Đối với Don Bosco, hạnh phúc tiên vàn là cách thế phúc âm hóa (“mong thấy chúng con hạnh phúc bây giờ và mai sau”) và như thế trở thành con đường mở ra đến với Chúa.

Trung Hoàn, SDB chuyển ngữ

Visited 6 times, 1 visit(s) today