
LECTIO DIVINA THỨ 5 SAU LỄ HIỂN LINH
Ngày 10-01-2019 : Lc 4, 14-22a
“This text is being fulfilled today even while you are listening” | “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này” |
1) Opening prayer | 1) Kinh khai mạc |
God our Father, through Christ your Son the hope of eternal life dawned on our world. Give to us the light of faith that we may always acknowledge him as our Redeemer and come to the glory of his kingdom, where he lives and reigns with you and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. | Lạy Thiên Chúa, Cha chúng con. Nhờ Đức Kitô, Con Chúa, niềm hy vọng sự sống đời đời đã được ban cho thế giới chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con ánh sáng đức tin để chúng con có thể luôn nhận ra Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng con và đạt tới vinh quang của Nước Chúa. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa, đến muôn đời. Amen. |
2) Gospel Reading : Luke 4,14-22a | 2) Tin Mừng : Lc 4, 14-22a |
Jesus, with the power of the Spirit in him, returned to Galilee; and his reputation spread throughout the countryside. He taught in their synagogues and everyone glorified him. He came to Nazareth, where he had been brought up, and went into the synagogue on the Sabbath day as he usually did. He stood up to read, and they handed him the scroll of the prophet Isaiah. Unrolling the scroll he found the place where it is written: The spirit of the Lord is on me, for he has anointed me to bring the good news to the afflicted. He has sent me to proclaim liberty to captives, sight to the blind, to let the oppressed go free, to proclaim a year of favour from the Lord. He then rolled up the scroll, gave it back to the assistant and sat down. And all eyes in the synagogue were fixed on him. Then he began to speak to them, ‘This text is being fulfilled today even while you are listening.’ And he won the approval of all, and they were astonished by the gracious words that came from his lips. | Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: “Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa”.
Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe”. Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người. Đó là lời Chúa. |
3) Reflection | 3) Suy ngắm |
• Animated by the Spirit, Jesus returns toward Galilee and begins to announce the Good News of the Kingdom of God. Being in the community and teaching in the Synagogues, he reaches Nazareth, where he grew up. He was returning to the community, where, since he was small, had participated in the celebration during thirty years. The following Saturday, according to his custom, he went to the Synagogue to be with the people and to participate in the celebrations. | * Được Chúa Thánh Thần soi sáng, Chúa Giêsu trở về Galilê và bắt đầu loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Đang khi ở trong công đoàn và giảng dạy trong các Hội đường, Ngài tới Nazareth, nơi Ngài sinh trưởng. Ngài trở lại cộng đoàn, khi còn nhỏ, Ngài đã tham dự cử hành suốt 30 năm. Thứ Bảy sau đó, theo thói quen, Ngài vào Hội đường với dân chúng và tham dự các cử hành. |
• Jesus rises to go to read. He chooses a text from Isaiah which speaks about the poor, of the prisoners, of the blind and the oppressed. The text reflects the situation of the people of Galilee, in the time of Jesus. In the name of God, Jesus takes a stand to defend the life of his people, and with the words of Isaiah, he defines his mission: to proclaim the Good News to the poor, to proclaim freedom to the prisoners, to restore sight to the blind, and freedom to the oppressed. Going back to the ancient tradition of the prophets, he proclaims: “a year of grace of the Lord”. He proclaims a jubilee year. Jesus wants to reconstruct the community, the clan in such a way that once again it may be the expression of their faith in God! And then, if God is Father/Mother of all we should all be brothers and sisters of one another. | * Chúa Giêsu đứng dậy đọc. Ngài chọn một đoàn sách Isaia nói về người nghèo, người tù, người mù và người bị áp bức. Bản văn phản ảnh tình trạng dân Galilê, trong thời Chúa Giêsu. Nhân danh Thiên Chúa, Chúa Giêsu chọn thái độ bênh vực đời sống của dân Ngài, và với lời của Isaia, Ngài xác định sứ mạng của Ngài : công bố Tin Mừng cho người nghèo, sự tự do cho người bị cầm tù, phục hồi ánh sáng cho người mù và sự tự do cho người bị áp bức. Trở lại truyền thống cổ xưa của các ngôn sứ, Ngài công bố “Năm Hồng Ân của Thiên Chúa”. Ngài công bố Năm Thánh. Chúa Giêsu muốn xây dựng lại cộng đoàn, xây dựng lại chi tộc để một lần nữa biểu lộ đức tin của mình vào Thiên Chúa! Và nếu Thiên Chúa là Cha/là Mẹ của tất cả mọi người, thì tất cả chúng ta phải là anh chị em của nhau. |
• In ancient Israel, the great family, the clan or the community, was the basis of social living together. It was the protection of the families and of the persons, the guarantee of the possession of the land, the principal channel of tradition and of the defence of the people. It was a concrete way of embodying the love of God in the love for neighbour. To defend the clan, the community, was the same as defending the Covenant with God. In Galilee at the time of Jesus, there was a two-fold segregation, that of the politics of Herod Antipas (4 BC to 39 AD) and the segregation of the official religion. And this because of the system of exploitation and of repression of the politics of Herod Antipas supported by the Roman Empire. Many people were homeless, excluded and without work (Lk 14, 21; Mt 20, 3.5-6). The result was that the clan, the community, was weakened. The families and the persons remained without any help, without any defence. And the official religion maintained by the religious authorities of the time, instead of strengthening the community, in a way in which it could receive and accept the excluded, strengthened this segregation even more. The Law of God was used to legitimize the exclusion of many people: women, children, Samaritans, foreigners, lepers, possessed, Publicans, sick, mutilated, paraplegic. It was all the contrary of the Fraternity which God had dreamt for all! And this was the political and economic situation, as well as the religious ideology, everything conspired to weaken the local community more and hinder, in this way, the manifestation of the Kingdom of God. Jesus‟ program, based on the prophecy of Isaiah, offered an alternative. | * Nơi Israel cổ xưa, đại gia đình, chi tộc hay cộng đoàn, là nền tảng của đời sống xã hội, bảo vệ con người và các gia đình, bảo đảm cho quyền sở hữu đất đai, nguồn chính thức thông truyền truyền thống và bảo vệ dân chúng. Đó là cách thức cụ thể để nhập thể tình yêu của Thiên Chúa nơi tình yêu đồng loại. Để bảo vệ chi tộc và cộng đoàn, phải bảo vệ Giao Ước với Thiên Chúa. Ở Galilê vào thời Chúa Giêsu, có 2 sự cách ly, sự cách ly nơi chính sách của Vua Hêrôđê Antipas (4 trước Công nguyên đến 39 sau Công nguyên) và sự cách ly nơi tôn giáo chính thức. Đây là hậu quả của hệ thống khai thác và áp bức của chính sách Hêrôđê Antipas, được Đế quốc Rôma hậu thuẫn. Nhiều người vô gia cư, bị loại trừ và thất nghiệp (Lc 14, 21; Mt 20, 3.5-6). Hậu quả là chi tộc, cộng đoàn, bị suy yếu. Gia đình và con người không được trợ giúp, không được bảo vệ. Và tôn giáo chính thức do giáo quyền lúc bấy giờ nắm giữ, thay vì kiện cường cộng đoàn, đón nhận những người bị loại trừ, lại kiện cường sự cách ly này ngày càng hơn. Luật Chúa được dùng để hợp thức hóa sự loại trừ nhiều người : phụ nữ, trẻ em, người Samaria, người ngoại kiều, người phong cùi, người Thu thuế, ngườ ốm đau, người què, người bất toại. Đó là tình trạng trái với Tình Huynh đệ mà Thiên Chúa mong ước cho mọi người! Đó là tình trạng chính trị và kinh tế của lúc bấy giờ, đó cũng là lý tưởng tôn giáo lúc đó, mọi sự đều làm suy yếu cộng đoàn địa phương ngày càng hơn và như vậy cản trở việc tỏ lộ của Nước Chúa. Chương trình của Chúa Giêsu, dựa vào lời ngôn sứ Isaia, đã cống hiến một hoàn cảnh mới. |
• After finishing the reading, Jesus updated the text applying it to the life of the people, saying: “Today, this reading, which you have heard with your own ears, has been fulfilled!” His way of joining the Bible with the life of the people, produced a two-fold reaction. Some remained surprised, amazed and admired. Others had a negative reaction. Some were scandalized and wanted to have nothing more to do with him. They said: “Is he not the son of Joseph?” (Lk 4, 22). Why were they scandalized? Because Jesus says to accept and receive the poor, the blind, the oppressed. But they did not accept his proposal. And thus, when he presented his project to accept the excluded, he himself was excluded! | * Sau khi đọc xong, Chúa Giêsu cập nhật bản văn bằng cách áp dụng vào đời sống của dân chúng, Ngài nói : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe!” Cách Ngài liên kết Kinh Thánh với đời sống dân chúng, gây nên hai phản ứng. Một số người ngạc nhiên và thán phục. Một số khác có phản ứng tiêu cực. Họ cảm thấy bị xúc phạm và không muốn tiếp xúc với Ngài nữa. Họ nói : “Ông này không phải là con Ông Giuse sao?” (Lc 4, 22). Tại sao họ cảm thấy bị xúc phạm? Vì Chúa Giêsu nói là phải đón nhận người nghèo, người mù, người bị áp bức. Nhưng họ không chấp nhận đề nghịa của Ngài. Do đó, khi Ngài đề nghị kế hoạch đón nhận người bị loại trừ, chính Ngài lại là người bị loại trừ. |
4) Salesian Constitutions | 4) Hiến Luật Salêdiêng |
26. The young to whom we are sent
The Lord made clear to Don Bosco that he was to direct his mission first and foremost to the young, especially to those who are poorer. We are called to the same mission and are aware of its supreme importance: young people are at the age when they must make basic life-choices which affect the future of society and of the Church. With Don Bosco we reaffirm our preference for the young who are “poor, abandoned and in danger”, those who have greater need of love and evangelisation, and we work especially in areas of greatest poverty. |
HL 26. Thanh thiếu niên: những người chúng ta được sai tới
Chúa đã chỉ cho Don Bosco các thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ hơn cả, như những người đầu tiên và chính yếu mà sứ mệnh Ngài phải hướng tới. Được kêu gọi tới cùng một sứ mệnh, chúng ta nhận thức được mức quan trọng tột bực của nó: các thanh thiếu niên đang trải qua lứa tuổi phải thực hiện những chọn lựa nền tảng của cuộc đời có ảnh hưởng tới tương lai của xã hội và Hội Thánh. Cùng với Don Bosco, chúng ta tái khẳng định sự ưu tiên dành cho “giới trẻ nghèo khổ, bị bỏ rơi, sống trong nguy hiểm”, là thành phần cần được yêu mến và rao giảng Tin Mừng hơn; đặc biệt chúng ta làm việc tại những nơi nghèo khổ trầm trọng hơn cả. |
5) Personal questions | 5) Câu hỏi cá nhân |
• Jesus joined the faith in God with the social situation of his people. And I, how do I live my faith in God? | * Chúa Giêsu liên kết niềm tin vào Thiên Chúa với tình trạng xã hội của Dân Ngài. Còn tôi, tôi sống niềm tin vào Thiên Chúa thế nào? |
• Where I live, are there any blind, prisoners, oppressed? What do I do? | * Nơi tôi sống, có người mù, người tù, người bị áp bức không? Tôi phải làm gì? |
6) Concluding prayer | 6) Kinh kết |
May his name be blessed for ever, and endure in the sight of the sun. In him shall be blessed every race in the world, and all nations call him blessed. (Ps 72,17) | Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ, nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời. Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành, và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc. (Tv 72, 17) |
Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina
http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.