Thứ Ba – Tuần 28 Thường Niên

LECTIO DIVINA THỨ BA TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 16-10-2018 : Lc 11, 37-41

“Give alms from what you have and, look, everything will be clean for you” “Hãy bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông”
1) Opening prayer 1) Kinh khai mạc
Lord, our help and guide, make your love the foundation of our lives. May our love for you express itself in our eagerness to do good for others. You live and reign with the Father and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. Lạy Chúa, là Đấng trợ giúp và hướng dẫn chúng con, xin làm cho Tình Yêu của Chúa trở nên nền tảng của đời sống chúng con. Xin cho tình yêu của chúng con đối với Chúa được biểu lộ trong việc sẵn sàng làm điều tốt cho người khác. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa, đến muôn đời.  Amen.
2) Gospel Reading : Luke 11,37-41 2) Bài Tin Mừng : Lc 11, 37-41
Jesus had just finished speaking when a Pharisee invited him to dine at his house. He went in and sat down at table. The Pharisee saw this and was surprised that he had not first washed before the meal. But the Lord said to him, ‘You Pharisees! You clean the outside of cup and plate, while inside yourselves you are filled with extortion and wickedness. Fools! Did not he who made the outside make the inside too? Instead, give alms from what you have and, look, everything will be clean for you. Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa.

Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: “Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Đấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông”.

3) Reflection 3) Suy ngắm
• In today‟s Gospel there is the continuation of the tense relationship between Jesus and the religious authority of his time. But in spite of the tension there was a certain familiarity between Jesus and the Pharisees. Invited to eat at their house, Jesus accepts the invitation. He does not lose his freedom before them; neither do the Pharisees before him. * Bài Tin Mừng hôm nay tiếp tục thuật lại tương quan căng thẳng giữa Chúa Giêsu và giáo quyền vào thời của Ngài. Nhưng bất chấp sự căng thẳng đó, cũng có một sự thân thiện nào đó giữa Chúa Giêsu và người Pharisêu. Được mời dùng bữa ở nhà họ, Chúa Giêsu chấp nhận lời mời. Ngài không mất sự tự do của Ngài trước mặt họ, và người Pharisêu cũng không mất tự do của họ trước mặt Ngài.
• Luke 11, 37-38: The admiration of the Pharisees before the liberty of Jesus. “At that time after Jesus had finished speaking, a Pharisee invited him to dine at his house. He went in and sat down at table. The Pharisee saw this and was surprised that he had not first washed before the meal”. Jesus accepts the invitation to eat at the house of the Pharisee, but he does not change his way of acting, sitting at table without washing his hands. Neither does the Pharisee change his attitude before Jesus, because he expresses his admiration for the fact that Jesus did not wash his hands. At that time, to wash the hands before eating was a religious obligation, imposed upon people in the name of purity, ordered by the law of God. The Pharisee was surprised by the fact that Jesus does not observe this religious norm. But in spite of their total difference, the Pharisee and Jesus have something in common: for them life is serious. The way of doing of the Pharisee was the following: every day, they dedicated eight hours to study and to the meditation of the law of God, another eight hours to work in order to be able to survive with the family and the other eight hours to rest. This serious witness of their life gives them a great popular leadership. Perhaps because of this, in spite of the fact of being totally diverse, both, Jesus and the Pharisees, understood and criticized one another, without losing the possibility to dialogue. * Lc 11, 37-38 : Người Pharisêu thán phục sự tự do của Chúa Giêsu. “Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa”. Chúa Giêsu chấp nhận lời mời dùng bữa tại nhà người Pharisêu, nhưng Ngài không thay đổi cách hành động của Ngài, Ngài ngồi vào bàn và không rửa tay. Người Pharisêu cũng không thay đổi thái độc của họ trước mặt Chúa Giêsu, vì họ biểu lộ sự thán phục của họ về việc Chúa Giêsu không rửa tay. Lúc bấy giờ, việc rửa tay trước khi ăn là một bổn phận tôn giáo, được áp đặt cho dân chúng, nhân danh sự trong sạh, được Luật Chúa truyền dạy. Người Pharisêu ngạc nhiên về sự kiện Chúa Giêsu không tuân giữ quy định tôn giáo này. Nhưng bất chấp sự khác biệt hoàn toàn của họ, người Phariêsu và Chúa Giêsu có một điểm chung : đối với họ, đời sống là nghiêm túc. Cách hành động của người Pharisêu là : hằng ngày họ dành tám giờ để học và suy gẫm Luật Chúa, tám giờ khác để làm việc, nhờ đó có thể sống với gia đình, và tám giờ khác để nghỉ ngơi. Chứng từ về đời sống nghiêm túc này cống hiến cho vai trò lãnh đạo dân chúng. Có thể vì thế, cho dù có sự khác biệt lớn nào, Chúa Giêsu và người Pharisêu, cả hai hiểu và phê bình nhau, không đánh mất cơ hội đối thoại.
• Luke 11, 39-41: The response of Jesus. “You Pharisees you clean the outside of the cup and plate, while inside yourselves you are filled with extortion and wickedness. Fools! Did not he who made the outside make the inside too? Instead, give alms from what you have and, look, everything will be clean for you”. The Pharisees observed the law literally. They only looked at the letter and because of this they were incapable to perceive the spirit of the law, the objective that the observance of the law wanted to attain in the life of the persons. For example, in the law it was written: “Love the neighbour as yourself” (Lv 19,18). And they commented: “We should love the neighbour, yes, but only the neighbour, not the others!” And from there arose the discussion around the question: “Who is my neighbour?” (Lk 10, 29) Paul the Apostle writes in his second Letter to the Corinthians: “The letter kills, the spirit gives life” (2 Co 3, 6). In the Sermon on the Mountain, Jesus criticizes those who observe the letter of the law put transgress the spirit (Mt 5, 20). In order to be faithful to what God asks us it is not sufficient to observe the letter of the law. It would be the same thing as to clean the cup on the outside and to leave the inside all dirty: robbery and injustice so on. It is not sufficient not to kill, not to rob, not to commit adultery, not to swear. Only observe fully the law of God, of he who, beyond the letter, goes to the roots and pulls out from within the desires of “robbery and injustice” which can lead to murder, robbery, adultery. It is in the practice of love that the fullness of the law is attained (cf. Mt 5, 21-48). * Lc 11, 39-41 : Câu trả lời của Chúa Giêsu. “Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Đấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông”. Người Pharisêu giữ luật theo nghĩa đen. Họ chỉ nhìn vào mặt chữ và chính vì thế, họ không có thể nhận ra tinh thần của luật, mục tiêu mà việc tuân giữ luật muốn đạt tới trong đời sống của con người. Ví dụ, trong luật có viết rằng: “Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình” (Lv 19, 18). Và họ cắt nghĩa: “Chúng ta phải yêu người lân cận, phải, nhưng chỉ yêu người lân cận, không phải người khác!” Và từ đó phát sinh cuộc tranh luận về vấn đề: “Ai làn người lân cận của tôi?” (Lc 10, 29). Thánh Phaolô Tông đồ viết trong Thư thứ hai gửi Cộng đoàn Tín hữu Côrinhtô : “Chữ giết chết, thần khí ban sự sống” (2 Cr 3, 6). Trong Bài giảng trên Núi, Chúa Giêsu chỉ trích những người tuâ giữ mặt chữ của luật, nhưng lỗi phạm thần khí (Mt 5, 20). Để trung thành với điều Thiên Chúa yêu cầu chúng ta, tuân giữ chữ của luật thì không đủ. Tương tự như vậy, rửa bên ngoài chén dĩa và bỏ cái bên trong hoàn toàn dơ bẩn: trộm cướp và bất công, v.v. Không giết người, không trộm cướp, không phạm tội ngoại tình, không thề, thì chưa đủ. Chỉ tuân giữ đầy đủ Luật Chúa, của Đấng vượt qua chữ, đi vào gốc rễ và kéo ra từ bên trong những ham muốn như trộm cướp và bất công”, có thể dẫn đến giết người, trộm cướp, ngoại tình. Chỉ trong thực hành tình yêu mới đạt được sự trọn hảo của Luật” (xem Mt 5, 21-48)
4) Salesian Constitutions 4) Hiến Luật Salêdiêng
90.  The community in continual conversion

The Word of God calls us to continual conversion.

Aware of our weakness, we respond by vigi­lance and sincere repentance, brotherly cor­rection, mutual forgiveness and the calm ac­ceptance of our dally cross.

This commitment to conversion on the part of each member and of the whole commu­nity is brought to its fulfilment by the sacra­ment of Reconciliation.

Prepared by the dally examination of con­science and received frequently according to the Church’s directives, this sacrament gives us the joy of the Father’s pardon, rebuilds brotherly communion, and purifies our apostolic intentions.

HL 90. Cộng thể trong sự hoán cải liên tục

Lời Chúa mời gọi chúng ta hoán cải liên tục.

Ý thức về sự yếu đuối của mình chúng ta đáp lại bằng sự tỉnh thức và lòng thống hối chân thành, bằng việc sửa bảo huynh đệ và tha thứ lẫn nhau, bằng việc bình thản chấp nhận thập giá hằng ngày.

Bí tích Hòa Giải hoàn tất nỗ lực thống hối của mỗi người và của toàn cộng thể.

Được chuẩn bị bằng việc xét mình hằng ngày và được lãnh nhận thường xuyên theo các chỉ dẫn của Giáo Hội, bí tích này ban cho ta niềm vui vì được Cha tha thứ, tái lập sự hiệp thông huynh đệ và thanh luyện những ý hướng tông đồ.

5) Personal questions 5) Câu hỏi cá nhân
• Does our Church today merit the accusation which Jesus addressed against the Scribes and the Pharisees? Do I deserve it? * Ngày nay Giáo hội chúng ta có đáng lãnh nhận sự kết án Chúa Giêsu đã nói với những Ký lục và Pharisêu không? Tôi có đáng bị như vậy không?
• To respect the seriousness of life of others who think in a different way from us, can facilitate today dialogue which is so necessary and difficult. How do I practice dialogue in the family, in work and in the community? * Để tôn trọng đời sống nghiêm túc của những người nghĩ khác với chúng ta, ngày nay chúng ta phải cổ võ việc đối thoại rất quan trọng và khó khăn. Tôi thực hành việc đối thoại thế nào trong gia đình, trong công việc và trong cộng đoàn?
6) Concluding prayer 6) Kinh kết
Let your faithful love come to me, Yahweh, true to your promise, save me! Give me an answer to the taunts against me, since I rely on your word. (Ps 119,41-42) Lạy CHÚA, xin cho con được hưởng tình thương Chúa, và ơn cứu độ, theo lời hứa của Ngài. Con sẽ đối đáp với người lăng nhục, vì con tin cậy ở lời Ngài. (Tv 119, 41-42)

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 10 times, 1 visit(s) today