LECTIO DIVINA THỨ BA TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN
NGÀY 02-10-2018 : Lc 9, 51-56
“He resolutely turned his face towards Jeru-salem” | “Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem” |
1) Opening prayer | 1) Kinh khai mạc |
Father, you show your almighty power in your mercy and forgiveness. Continue to fill us with your gifts of love. Help us to hurry towards the eternal life your promise and come to share in the joys of your kingdom. We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen. | Lạy Cha. Cha biểu lộ quyền năng của Cha qua lòng thương xót và tha thứ. Xin tiếp tục đổ vào tâm hồn chúng con đầy ơn huệ tình yêu của Cha. Xin giúp chúng con mau chóng hướng về sự sống vĩnh cửu Cha hứa và chia sẻ niềm vui trong Nước Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Cha và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa, đến muôn đời. Amen. |
2) Gospel Reading : Luke 9,51-56 | 2) Bài Tin Mừng : Lc 9, 51-56 |
It happened that as the time drew near for him to be taken up, he resolutely turned his face towards Jerusalem and sent messengers ahead of him. These set out, and they went into a Samaritan village to make preparations for him, but the people would not receive him because he was making for Jerusalem. Seeing this, the disciples James and John said, “Lord, do you want us to call down fire from heaven to burn them up?‟ But he turned and rebuked them, and they went on to another village. | Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?” Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Và các Ngài đi tới một làng khác. |
3) Reflection | 3) Suy ngắm |
• The Gospel today narrates and tells us how Jesus decides to go to Jerusalem. It also describes the first difficulties which he finds along this road. He presents us the beginning of the long and hard way of the periphery toward the capital city. Jesus leaves Galilee and goes toward Jerusalem. Not all can understand him. Many abandon him, because the demands are enormous. Today, the same thing happens. Along the way of our community there are misunderstandings and abandonment. | * Bài Tin Mừng hôm nay kể cho chúng ta cách Chúa Giêsu quyết định đi Giêrusalem. Nó cũng mô tả những khó khăn đầu tiên Ngài gặp trong hành trình này. Ngài trình bày cho chúng ta sự khởi đầu của hành trình dài và cam go từ vùng ngoại ô đến thủ đô. Chúa Giêsu bỏ Galilê và đi về phía Giêrusalem. Không phải tất cả có thể hiểu Ngài. Nhiều người bỏ Ngài, vì những đòi hỏi quá lớn. Ngày nay, điều đó cũng xảy ra. Trong hành trình của cộng đoàn, cũng có nhiều hiểu lầm và từ bỏ. |
• “Jesus decides to go to Jerusalem”. This decision marks the hard and long way of Jesus from Galilee to Jerusalem, from the periphery to the capital city. This journey occupies more than one third part of the Gospel of Luke (Lk 9, 51 to 19, 28). This is a sign that the voyage to Jerusalem was of great importance in the life of Jesus. The long walk is the symbol, at the same time, of the journey that the community is making. They seek to go through a difficult passage from the Jewish world toward the world of the Greek culture. This also symbolized the tension between the New and the Ancient which was closing more and more in itself. It also symbolizes the conversion which each one of us has to carry out, trying to follow Jesus. During the journey, the disciples try to follow Jesus, without returning back; but they do not always succeed. Jesus dedicates much time to instruct those who follow him closely. We have a concrete example of this instruction in today’s Gospel. At the beginning of the journey, Jesus leaves Galilee and takes with him the disciples to the territory of the Samaritans. He tries to form them in order that they may be ready to understand the openness to the New, toward the other, toward what is different. | * “Chúa Giêsu quyết định đi Giêrusalem”. Quyết định này đánh dấu một hành trình dài và gian khổ, từ Galilê đến Giêrusalem, từ ngoại ô đến thủ đô. Hành trình này chiếm hơn hai phần ba cuốn Tin Mừng Luca (Lc 9, 51 tới 19, 28). Đây là dấu chỉ cho thấy hành trình lên Giêrusalem có tầm mức quan trọng đặc biệt trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Đồng thời, hành trình dài cũng là biểu tượng cho hành trình mà cộng đoàn đang thực hiện. Họ phải tìm cách vượt qua từ thế giới Do thái tới thế giới văn hóa Hy lạp. Điều này cũng tượng trưng sự căng thẳng giữa Cái Mới và Cái Cũ đang khép mình ngày càng chặt hơn. Điều này cũng tương trưng sự hoán cải mà mỗi người chúng ta phải thực hiện, cố gắng theo Chúa Giêsu, không quay trở lại; nhưng không luôn thành công. Chúa Giêsu dành nhiều thời gian để dạy những người theo Ngài sát hơn. Chúng ta có bài dạy như vậy trong Bài Tin Mừng hôm nay. Bắt đầu cuộc hành trình, Chúa Giêsu bỏ Galilê và dẫn các môn đệ đến đất Samaria. Ngài cố gắng huấn luyện họ để họ sẵn sàng hiểu sự rộng mở cho Điều Mới, cho người khác và cho sự khác biệt. |
• Luke 9, 51: Jesus decides to go to Jerusalem. The Greek text says literally: “Now it happened that as the time drew near for him to be taken up, he resolutely turned his face towards Jerusalem”. The expression assumption or being snatched recalls the Prophet Elijah snatched to heaven (2 K 2, 9-11). The expression turned his face recalls the Servant of Yahweh who said: “I have set my face like flint and I know I shall not be put to shame” (Is 50, 7). It also recalls an order which the Prophet Ezekiel received from God: “Turn your face toward Jerusalem!” (Ez 21, 7). In using these expressions Luke suggests that while they were walking toward Jerusalem, the most open opposition of Jesus began against the project of the official ideology of the Temple of Jerusalem. The ideology of the Temple wanted a glorious and nationalistic Messiah. Jesus wants to be a Messiah Servant. During the long journey, this opposition will increase and finally, it will end in the getting hold of Jesus. The snatching of Jesus is his death on the Cross, followed by his Resurrection. | * Luca 9, 51 : Chúa Giêsu quyết định đi Giêrusalem. Theo nghĩa đen, bản văn Hy lạp nói rằng : “Bây giờ đã tới giờ Người phải được cất khỏi đời này, Người cương quyết quay mặt mình về Giêrusalem”. Kiểu nói “đưa lên” hay “tóm lấy” nhắc đến Ngôn sứ Êlia được “tóm lấy lên trời (2 V 2, 9-11). Kiểu nói “quay mặt về” nhắc đến Đầy Tớ Giavê đã nói : “Tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng” (Is 50, 7). Nó cũng nhắc tới lệnh truyền Ngôn sứ Êdêkien lãnh nhận từ Thiên Chúa : “Hỡi con người, hãy quay mặt về phía Giê-ru-sa-lem” (Ed 21, 7). Khi dùng những kiểu diễn tả này, Luca gợi nhớ việc trong khi họ đi lên Giêrusalem, sự chống đối Chúa Giêsu công khai đã bắt đầu với việc chống lại kế hoạch cho rằng Đền Thờ Giêrusalem là lý tưởng. Chủ thuyết về Đền Thờ muốn có một Đức Messia vinh quang và quốc gia. Chúa Giêsu muốn là Messia Tôi tớ. Trong cuộc hành trình dài, sự chống đối này ngày càng phát triển và sau cùng, nó kết thúc với việc bắt Chúa Giêsu. Việc “tòm lầy” Chúa Giêsu là cái chết của Ngài trên Thập giá, sau đó là Sự Phục sinh.
|
• Luke 9, 52-53: The mission in Samaria failed. During the journey, the horizon of the mission is extended. After the beginning, Jesus goes beyond the frontiers of the territory and of the race. He sends his disciples to go and prepare his arrival in a town of Samaria. But the mission together with the Samaritans fails. Luke says that the Samaritans did not receive Jesus because he was going to Jerusalem. But if the disciples would have said to the Samaritans: “Jesus is going to Jerusalem to criticize the project of the Temple and to demand a greater openness”, Jesus would have been accepted, because the Samaritans were of the same opinion. The failure of the mission is, probably, due to the disciples. They did not understand why Jesus “turned the face toward Jerusalem”. The official propaganda of the glorious and nationalistic Messiah prevented them from perceiving… The disciples did not understand the openness of Jesus and the mission failed! | * Luca 9, 52-53 : Sứ mạng ở Samaria thất bại. Trong hành trình, chân trời sứ mạng được mở rộng. Sau khi bắt đầu, Chúa Giêsu vượt qua biên giới địa lý và chủng tộc. Ngài sai các môn đệ ngài đi chuẩn bị cho Ngài đến thành phố Samaria. Nhưng sứ mạng cùng với người Samaria thất bại. Luca nói rằng người Samaria không đón nhận Chúa Giêsu, vì Ngài đang đi về Giêrusalem. Nhưng, nếu các môn đệ đã nói với người Samaria : “Chúa Giêsu đang đi về Giêrusalem để đả kích kế hoạch của Đền thờ và xin một sự rộng mở lớn hơn”, Chúa Giêsu có thể đã được đón nhận, vì người Samaria có cùng một ý kiến. Sứ mạng thất bại, có thể do các môn đệ. Họ không hiểu lý do tại sao Chúa Giêsu “hướng mặt về Giêrusalem”. Việc quảng bá chính thức về Đức Messia vinh quang và dân tộc ngăn cản họ hiểu điều đó… Các môn đệ không hiểu sự rộng mở của Chúa Giêsu và sứ mạng thất bại. |
• Luke 9, 54-55: Jesus does not accept the request of vengeance. James and John do not want to take home the defeat. They do not accept that some one is not in agreement with their ideas. They want to imitate Elijah and use fire to revenge (2 K 1, 10). Jesus rejects the proposal. He does not want the fire. Some Bibles add: “You do not know what spirit is moving you!” This means that the reaction of the disciples was not according to the Spirit of Jesus. When Peter suggests to Jesus not to follow the path of the Messiah Servant, Jesus turns to Peter calling him Satan (Mk 8, 33). Satan is the evil spirit who wants to change the course or route of the mission of Jesus. The Message of Luke for the communities: those who want to hinder the mission among the pagans are moved by the evil spirit! | * Luca 9, 54-55 : Chúa Giêsu không chấp nhận yêu cầu trả thù. Giacôbê và Gioan không muốn đón nhận sự thất bại. Họ không chấp nhận một ai đó không đồng ý với tư tưởng của họ. Họ muốn bắt chước Ngôn sứ Êlia và dùng lửa để trừng phạt (2 V 1, 10). Chúa Giêsu khước từ đề nghị. Ngài không muốn lửa. Một số cuốc Kinh Thánh thêm : “Các ngươi không biết thần khí nào đang thôi thúc các người!” Điều này có nghĩa là phản ứng của các môn đệ không theo Thần Khí của Chúa Giêsu. Khi Phêrô đề nghị Chúa Giêsu không đi theo con đường của Đức Messia Tôi Tớ, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô là Satan (Mc 8, 33). Satan là thần khí xấu muốn thay đổi tiến trình hay con đường sứ mạng của Chúa Giêsu. Sứ điệp của Luca cho các cộng đoàn : những người muốn cản trở sứ mạng nơi dân ngoại, thì do thần khí xấu thúc đẩy. |
• In the ten chapters which describe the journey up to Jerusalem (Lk 9, 51 to 19, 28), Luke constantly reminds us that Jesus is on the way toward Jerusalem (Lk 9, 51.53.57; 10, 1.38; 11, 1; 13, 22.33; 14, 25; 17,11; 18, 31; 18, 37; 19, 1.11.28). He rarely says through where Jesus passed. Only at the beginning of the journey (Lk 9, 51), in the middle (Lk 17, 11), and at the end (Lk 18, 35; 19, 1), something is known concerning the place where Jesus was going by. This refers to the communities of Luke and also for all of us. The only thing that is sure is that we have to continue to walk. We cannot stop. But it is not always clear and definite the place where we have to pass by. What is sure, certain, is the objective: Jerusalem. | * Trong mười chương mô tả hành trình lên Giêrusalem (Lc 9 51 đến 19, 28), Luca liên lỉ nhắc rằng Chúa Giêsu đang đi lên Giêrusalem (Lc 9, 51.53.57; 10, 1.38; 11, 1; 13, 22.33; 14, 25; 17,11; 18, 31; 18, 37; 19, 1.11.28). Luca ít nói về nơi Chúa Giêsu đi qua. Chỉ ở lúc khởi đầu hành trình (Lc 9, 51), ở giữa (Lc 17, 11) và ở cuối (Lc 18, 35; 19, 1), vài điều liên quan tới nơi Chúa Giêsu đi qua, được cho biết. Điều này quy chiếu các cộng đoàn của Luca và cũng cho tất cả chúng ta. Chỉ có một điều chắc chắn là chúng ta tiếp tục đi. Chúng ta không được phép dừng. Nhưng không luôn rõ ràng và dứt khoát chỗ chúng ta phải đi qua. Điều rõ ràng và chắc chắn là mục tiêu : Giêrusalem. |
4) Salesian Constitutions | 4) Hiến Luật Salêdiêng |
19. Initiative and flexibility
The Salesian is called to be a realist and to be attentive to the signs of the times, convinced that the lord manifests his will also through the demands of time and place. Hence his spirit of initiative and apostolic creativity: “in those things which are for the benefit of young people in danger or which serve to win souls for God, I push ahead even to the extent of recklessness”. Timely response to these needs requires him to keep abreast of new trends and meet them with the well-balanced creativity of the Founder; periodically he evaluates his work. |
HL 19. Tính sáng tạo và mềm dẻo
Người Salêdiêng cần có óc cụ thể và chú tâm đến những dấu chỉ của thời đại, thâm tín rằng Chúa cũng tỏ mình ra qua những thúc bách của thời điểm và nơi chốn. Từ đó họ có tinh thần chủ động: “Trong những điều có lợi cho giới trẻ gặp hiểm nghèo hay giúp chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa, cha cứ tiến lên tới độ liều lĩnh”1. Để kịp thời đáp ứng những nhu cầu này, người Salêdiêng phải biết theo dõi những bước chuyển biến của lịch sử, tiếp nhận lấy sự chuyển biến này với óc sáng tạo và sự quân bình của Đấng Sáng Lập, định kỳ kiểm chứng hoạt động của mình. |
5) Personal questions | 5) Câu hỏi cá nhân |
• Which are the problems which you have to face in your life, because of the decision which you have taken to follow Jesus? | * Đâu là những vấn đề bạn gặp phải trong đời sống, vì quyết định bạn thực hiện để theo Chúa Giêsu? |
• What can we learn from the pedagogy of Jesus with his disciples who wanted to revenge of the Samaritans? | * Chúng ta có thể học được điều gì từ cách Chúa Giêsu dạy các môn đệ Ngài muốn báo thù người Samaria? |
6) Concluding Prayer | 6) Kinh kết |
All the kings of the earth give thanks to you, Yahweh, when they hear the promises you make; they sing of Yahweh’s ways, “Great is the glory of Yahweh!” (Ps 138,4-5) | Lạy CHÚA, mọi đế vương dưới trần đều cảm tạ khi nghe những lời miệng Ngài phán ra. Họ sẽ ca ngợi đường lối CHÚA : “Vinh quang CHÚA vĩ đại dường bao !” (Tv 138, 4-5) |
Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina
http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.