(ANS – Pamplona) – Dự án “Công trình Điện tử và Chứng rối loạn phổ tự kỷ: xây dựng cầu nối để giao tiếp” là một sáng kiến tập trung vào việc khắc phục những khó khăn trong tương tác với môi trường của những trẻ em mắc chứng ASD (Rối loạn phổ tự kỷ). Những người tham gia vào dự án nay là các anh em Salêdiêng ở Pamplona, Hiệp hội Tự kỷ của Navarre và Học viện “Santa Luisa de Marillac” của Barañain, Pamplona.
Dự án được ra đời từ việc quan sát thực tế xung quanh và từ quyết tâm của anh em Salêdiêng ở Pamplona khi phải đối diện với vấn đề đó. Vì thế, trải nghiệm đó khiến họ qui tụ một nhóm sinh viên yêu thích công việc nghiên cứu khoa học để giúp các trẻ em bị chứng ASD vượt qua những khó khăn mà chúng gặp phải trong việc giao tiếp và tương tác với môi trường.
Vào đầu năm học vừa qua, các sinh viên trong năm thứ nhất khoa Tự động hóa và Người máy học của học viện Salêdiêng ở Pamplona được yêu cầu nghiên cứu các công trình điện tử, tự động hóa và robot, có thể giúp giảm rào cản mà những người bị chứng ASD phải đối mặt hàng ngày.
Dự án có hai giá trị song song vừa Học tập vừa Phục vụ (ApS), sẽ được tiến hành trong suốt một năm.
Cả học sinh và giáo viên của trường đều tham gia: các hoạt động được chuẩn bị cho một khóa đào tạo dự phòng về chủ đề ASD, thăm viếng để thấy cách mà Hiệp hội Tự kỷ của Navarre làm việc với những đứa trẻ này, và tạo ra các mẫu sản phẩm đầu tiên cho đến khi xây dựng hoàn thành các thiết bị.
Theo tiến trình này, họ đã phát triển: một “phòng” đa năng di động, một máy tương tác để tạo ra bong bóng xà phòng, một chương trình điện tử, bảng đen để thiết lập thói quen, thiết bị quản lý việc thay đổi vị trí, bộ hẹn giờ trực quan và đồng hồ đo tiếng ồn cho các lớp học.
Các sinh viên nói rằng, “Đó là công việc có cường độ cao. Đó cũng là động lực để chúng tôi giúp đỡ người khác, nhưng đôi khi chúng tôi cảm thấy bị choáng ngợp, không chỉ bởi những khó khăn được trình bày trong quá trình phát triển dự án… Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều thời giờ, và thành quả đã không phụ lòng cho những nỗ lực của chúng tôi!”.
Bây giờ chỉ thiếu có một điều: cung cấp các thiết bị cho những người sử dụng và chia sẻ các dự án trên mạng. “Chúng tôi không muốn công trình chúng tôi đã làm để lại cho chúng tôi, nhưng dành cho các dự án đã thực hiện. Chúng tôi ước mong sẽ có nhiều người sử dụng sản phẩm, chia sẻ và sao chép tài liệu và thậm chí có thể cải thiện thiết bị của chúng tôi. Đây là lý do chúng tôi tạo một trang web, nơi đây bạn có thể tải xuống mọi thứ bạn cần”.
Về phần mình, Học viện “Santa Luisa de Marillac”, nơi làm việc với trẻ em mắc chứng ASD, đã bày tỏ việc sẵn sàng chào đón sinh viên Salêdiêng trong lớp học của họ. Các giáo viên nói rằng, “Đó là trải nghiệm tuyệt vời để chia sẻ những điều cần thiết với họ và xem cách họ tiếp đón các em với sự quan tâm và nhìn vẻ bề ngoài dường như muốn nói với chúng tôi: “chúng ta có thể làm được!”.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ