Senegal – Seny, một bạn trẻ Senegal được trở về quê hương, sau một chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm

(ANS – Tambacounda) – “Khi chúng tôi quyết định ra đi, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể chết. Mong ước duy nhất khiến cho chúng tôi rời quê hương của mình là muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi muốn thoát nghèo… Vì vậy, chúng tôi bỏ qua mọi thứ và bắt đầu cuộc phiêu lưu”. Đó là lời chứng của Seny Daillo, một bạn trẻ Senegal, một ngày nọ đã rời bỏ gia đình và bắt đầu một cuộc hành trình từ Tambacounda tới Lampedusa, Ý. Phần kết của câu chuyện này là gì? Điều gì đã xảy ra với ước muốn của em cho một cuộc sống tốt đẹp hơn? Câu hỏi thì nhiều và câu trả lời với một vài từ và với chính cuộc sống của Seny.

Seny chỉ là một trong số hơn 30.000 trẻ vị thành niên đến châu Âu năm ngoái một mình. Theo UNICEF, khoảng 28 triệu trẻ em trên toàn thế giới là nạn nhân của việc di dời ép buộc do bạo lực và chiến tranh.

Hành trình của Seny từ Dakar không phải trên một chiếc thuyền tiện nghi. Em đã sống sót trong sa mạc và ở Địa Trung Hải. Sau hơn một tháng, em đã tới “vùng đất hứa”, nơi em sẽ phải tìm kiếm cơ hội, công việc và một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhưng tại sao nhiều người trẻ rời khỏi Senegal? Nghèo đói là điều đáng báo động. Năm nay, hạn hán đã để lại khoảng 245.000 người không có thức ăn. Các bé trai và bé gái nằm trong số những người rơi vào hoàn cảnh đó nhiều nhất. Báo cáo được cung cấp bởi nhà báo José Naranjo de “El País” (Tây Ban Nha): “Senegal, đất nước của những trẻ em ăn xin”, đáng lo ngại và khó khăn, nhưng chân thật.

Ở Senegal, Seny không có cơ hội thoát khỏi đói nghèo, và em không có hy vọng. Và đó là những động cơ của hầu hết những người trẻ quyết định rời khỏi tất cả mọi thứ để có cơ hội, thậm chí nếu nó là hàng ngàn dặm và đẩy cuộc sống của họ luôn gặp nguy hiểm.

Seny đến Lampedusa mà không có bất cứ gì. “Tôi không có tiền, không có quần áo sạch sẽ, không có thức ăn … Tôi đi một mình”. Sau đó, một người truyền giáo Salêdiêng đưa em đến Trung tâm Salêdiêng của Aidone, nơi tiếp đón các trẻ vị thành niên không được đồng hành từ châu Phi và Trung Đông. Ở đó em tìm thấy một ngôi nhà và được học ngôn ngữ. Trong hai năm, em sống như một người tích cực để hòa nhập văn hóa. Em nói, “Nhưng tôi chưa bao giờ quên nhà của tôi”.

Nhờ những người truyền giáo Salêdiêng ở Senegal và tổ chức “Don Bosco 2000”, Seny đã xoay sở để trở về nhà. Em nói: “Tôi hy vọng sẽ thuyết phục những người trẻ khác đừng liều mạng sống của họ và chấp nhận rủi ro, cung cấp triển vọng bắt đầu các doanh nghiệp nhỏ hoặc các dự án nông nghiệp giúp Senegal”.

Gia Thi, SDB chuyển ngữ

Visited 8 times, 1 visit(s) today