(ANS – Abuja) – Trong nhiều năm qua, Nigeria luôn là nơi xảy ra nhiều vụ đụng độ và chiến đấu. Theo Tổ chức ACN, và dựa trên phân tích quốc tế, các vụ đụng độ tôn giáo đã gây ra hơn 20.000 người chết, hơn 2 triệu người tị nạn, hàng triệu người phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, với hàng ngàn phụ nữ và người trẻ bị bắt cóc, bắt làm nô lệ hoặc buộc phải tham gia vào các cuộc tấn công quân sự và khủng bố. Xung đột đã làm phân rẽ đất nước Tây Phi này đã từ lâu, nơi mà nhiều người dân không cần tìm kiếm điều gì khác ngoài sự hòa bình.
“Mức độ bất an ở Nigeria là chưa từng có và chúng tôi không được phép im lặng trước việc một số người cố tình gieo rắc sự hỗn loạn trong phần còn lại của quốc gia mà hoàn toàn không bị trừng phạt.” Đó là lời kêu gọi nghiêm túc và chân thành được đưa ra vài tuần trước của Đức cha Augustine Akubeze, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nigeria. Ngài đã yêu cầu các cơ quan chính phủ can thiệp khẩn cấp để giải quyết cụ thể nhiều trường hợp bắt cóc và tàn sát.
Sau đó, ngài cũng đưa ra một lời mời gọi các Giám mục, Linh mục và Tu sĩ rằng: “Chúng tôi kêu gọi anh chị em tiếp tục nói lên sự thật với những người nắm quyền lực, bởi vì đây là cách có thể sử dụng để các linh mục sửa chữa những sai trái trong xã hội.”
Đức Hồng y Anthony Olubunmi Okogie, Đức Tổng Giám mục Danh dự Lagos, cũng chỉ ra rằng “là Kitô hữu, chúng ta sẽ mâu thuẫn với ơn gọi của mình nếu chúng ta không chống lại tham nhũng, chủ nghĩa bộ lạc, ví dụ như bắt cóc và nhiều chứng bệnh xã hội khác mà chúng ta chứng kiến hàng ngày ở đất nước chúng ta.”
Trong Thượng Hội đồng lần thứ hai ở Châu Phi, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã nói về nhu cầu cấp thiết để thúc đẩy hòa giải, hòa bình, công lý và phát triển ở Nigeria. Một nhiệm vụ mà Giáo hội Công giáo địa phương, và trong đó có những người Salêdiêng, phải thực hiện mỗi ngày.
Những người con tinh thần của Don Bosco, cách đặc biệt, làm việc vì hòa bình đã bắt đầu, trên hết, từ việc giáo dục giới trẻ và tập trung vào những người có nguy cơ – họ là một phần của dân số, nghĩa là, họ nhiều khả năng sẽ bị thu hút để tham gia các dân quân khác nhau.
Thông qua 9 nhà Salêdiêng, phần lớn nằm ở phần phía Nam của đất nước, nhưng với một nơi ở Kontagora-Koko, khu vực phía Đông Bắc, giữa lãnh thổ Hồi giáo của người Hồi giáo, họ đã truyền bá các giá trị của tình huynh đệ và sự tôn trọng tất cả mọi người, đã đón tiếp các trẻ em, các thanh niên thiếu nữ của bất kỳ tín ngưỡng và sắc tộc nào đến với tổ chức của họ.
“Don Bosco yêu tất cả những người trẻ, không kể chủng tộc, bộ lạc, tôn giáo”, cha Vincenzo Marrone, SDB, nhà truyền giáo ở Nigeria được 34 năm đã nói như thế.
Gia Thi, SDB chuyển ngữ