ANS – Rô-ma: Công cuộc dành cho người trẻ và với người trẻ, tính thiết thực Sa-lê-diêng, trái tim nguyện xá tỏ lộ nơi Valdocco, Sa-lê-diêng cho giới trẻ ngày nay… cha Tân Phó Bề Trên Cả, cha Stefano Martogolio nói cho chúng ta điều đó.
Thưa cha, làm thế nào để trả lời câu hỏi của TTN: “Mẫu người Sa-lê-diêng nào cho giới trẻ ngày nay?”
Nếu chúng ta “bung mở” chủ đề TTN “Mẫu người Sa-lê-diêng nào cho giới trẻ ngày nay?”, chúng ta triển khai trong ba suy tư: sứ mệnh diễn đạt sự hiện diện của Thiên Chúa giữa giới trẻ và đào luyện người Sa-lê-diêng không thể là cá thể đơn độc. Chiều kích cộng thể diễn đạt mọi thực trạng đời sống: đời sống thánh hiến Sa-lê-diêng luôn làm việc với người đời, nhân tố thứ ba của suy tư trong TTN. Người Sa-lê-diêng chúng ta không thể làm mọi thứ, chúng ta không thể làm mọi thứ, cần có sự đồng trách nhiệm với người đời: đó cũng là trăn trở áp dụng và làm sống động tinh thần Công đồng Va-ti-can-nô II mặc dù đã trải qua 50 năm.
Thưa cha, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô mời gọi người Sa-lê-diêng hãy là người của Thiên Chúa nhưng cũng là con người của thực tế. Đâu là con người thực tế trong các công cuộc thời kỳ chiến tranh tàn phá tại Syria?
Trong bối cảnh khủng khiếp nhất, yếu tố tiên vàn của tính thực tế chính là chứng tá. Là con người thực tế trong một quốc gia có chiến tranh như Syria phải can trường: trong khi mọi người di tản, người Sa-lê-diêng vẫn duy trì dấu chỉ của niềm hi vọng cho mọi người.
Chẳng hạn như ở Damascus, chúng tôi đang nỗ lực khởi sự một Trung Tâm Hướng Nghiệp. Đây là cách thế đơn giản và thực tế như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: Hãy mang lại niềm hi vọng. Như Don Bosco mời gọi, chúng tôi “giáo dục tương lai”. Sau này tại đây, chúng tôi lồng vào nhân bản Ki-tô giáo. Như thế hướng nghiệp là công cụ đáng giá ở Damascus giống như ở Tô-rin-nô.
Thưa cha Stefano, cha sẽ mang điều gì của tinh thần Valdocco khi rời Tô-rin-nô?
Bạn luôn mang Valdocco trong tim mình: nơi đây, thậm chí cả những viên đá nói cho bạn về lòng trung thành của những ai đặt vào đó. Sống nhiều năm trong sân chơi này, cha thường nghe các hội viên gọi chúng tôi là trung tâm các mối tương quan. Chúng tôi không cảm thấy mình là “những chủ nhân mùa gặt” mà thay vào đó chỉ là “những đầy tớ vô dụng”. Là đấng kế vị thứ ba của Don Bosco, chân phước Philippo Rinaldi có thói quen “thánh thiện”: Kết thúc một ngày, sau kinh tối, như một đứa trẻ, ngài viết những tên, tình huống và những vấn nạn vào giấy và đặt dưới chân tượng Đức Mẹ trên bàn bên cạnh. Đó là cử chỉ đơn giản nhưng mang một dấu chỉ thiêng liêng như nói cho chúng ta rằng: “Lạy Chúa, xin giúp con xử lý việc này. Lạy Trinh Nữ rất thánh, con chẳng bao giờ giải quyết những vấn nạn này một mình. Con dâng lên Mẹ bởi vì con không tự tìm ra hướng giải quyết. Và như thế, xin Mẹ soi dẫn cuộc sống và con tim con. Sáng mai, con sẽ lấy những tờ giấy mà con dâng tối nay: Con xin phó dâng những người này cho Mẹ, xin Mẹ cho con câu trả lời.” Đó là người Sa-lê-diêng cho giới trẻ hôm nay: một người có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa. Đó là cách thế chúng ta cứu lấy mình, trong khi mọi thứ hệ tại điều này.
Trung Hoàn, SDB chuyển ngữ