Nam Phi: Tổng Giám mục Buti Tlhagale kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với người di cư

“Quá nhiều người di cư bị bóc lột, đặc biệt là những người di cư và người tị nạn mà không có giấy tờ tùy thân”.

(Zenit, 27.2.2019) – Quá nhiều người di cư bị bóc lột, đặc biệt là những người di cư và người tị nạn mà không có giấy tờ tùy thân” Đức Tổng Giám mục nói Buti Tlhagele của Johannesburg cho biết  trong bài phát biểu của ngài tại lễ kỷ niệm 50 năm về Hội thảo chuyên đề của Hội Đồng Giám mục Châu Phi và vùng Madagascar (SECAM) được tổ chức tại Durban. Bài phát biểu của ngài được Thông tấn xã Fides News Agency đăng tải vào ngày 26 tháng 2 năm 2019.

Đề cập đến những người di cư khôn có giấy tờ sống ở Nam Phi, Tổng giám mục nói: “Nhiều người chỉ nhận được đồng lương nô lệ và liên tục bị đe dạo bắt giữ. Một số là nạn nhân của những cảnh sát tham nhũng. Và như thế vẫn chưa đủ, vì nhiều người còn là nạn nhân của việc bài trừ người ngoại. Khi cộng đồng địa phương biểu tình để đòi hỏi một vấn đề nào đó thì họ lại  trút giận lên người ngoại quốc, họ quấy rối, tấn công, phá hủy và cướp phá các cửa hàng của người nhập cư. Thật không công bằng cho người di cư và người tị nạn bị coi như vật tế thần vì những thiếu sót rõ ràng của chính phủ và chính quyền địa phương.

Đức Tổng Giám mục Tlhagale thừa nhận rằng có một vấn đề về tội phạm liên quan đến người di cư làm tăng thêm sự tức giận trong tâm trí của người dân và có nguy cơ hình sự hóa tất cả các thành viên của cộng đồng nước ngoài có mặt ở Nam Phi. Trong những người di cư, có những người tham gia buôn bán ma túy. Ma túy đã trở thành một tai họa trong một số cộng đồng của chúng tôi. Do đó, sự tức giận có thể cảm nhận được của các cộng đồng là điều dễ hiểu. Cũng có những người di cư liên quan đến các vụ cướp và buôn bán người. Chúng ta không nên kết án toàn bộ cộng động người di cư và người tị nạn, vì đây là những sai trái của một số người chứ không phải tất cả mọi người.

Một lỗi lầm nghiêm trọng mà chúng ta phạm phải trong thời đại của chúng ta là tội thờ ơ với hoàn cảnh của người khác. Chúng ta tránh sang bên kia đường mà đi như các tư tế và thầy lê vi. Chúng ta không muốn thấy, cũng như không muốn biết. Chúng ta mang theo bên mình trái tim bằng đá. Chúng ta đo lường giá trị của con người bằng cách áp đặt các tiêu chí sai lầm về chủng tộc, quốc tịch, văn hóa và tôn giáo. Khi chúng ta phân biệt đối xử với đồng bào Phi Châu, chúng ta phản bội chính con người của chúng ta, chúng ta làm giảm danh dự của chính mình và giá như của con người. Chúng ta che khuất hình ảnh của Thiên Chúa in đã in sâu trên khuôn mặt và trong trái tim của chúng ta. Thực sự là, chúng ta chỉ là những thụ tạo tìm thấy được sự hoàn hảo của chính mình khi thiết lập mối tương quan với người khác. Đó là một mối tương quan lẫn nhau vượt qua các ranh giới nhân tạo, đại lý, trở ngại văn hóa, và sự phân biệt chủng tộc. Vì mối tương quan giữa người với người không phân biệt nguồn gốc, ngôn ngữ, chủng tộc hay văn hóa, nói chung là mối tương quan nồng nhiệt và dễ thương. Ngược lại sẽ là mối tương quan bị tổ thương bởi định kiến gắn liền với xã hội.”

Phạm Chỉ, SDB chuyển ngữ

Visited 4 times, 1 visit(s) today