Lectio Divina – Lễ Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu Ngày 24 Tháng 05

LECTIO DIVINA LỄ MẸ PHÙ HỘ
NGÀY 24-05-2018 : Ga 2, 1-12

“Do whatever He tells you!”(John 2, 1-12) “Hễ Người bảo gì thì phải làm theo!” (Ga 2:1-12)
1. Opening prayer 1.  Kinh khai mạc
Lord Jesus, send your Spirit to help us to read the Scriptures with the same mind that you read them to the disciples on the way to Emmaus. In the light of the Word, written in the Bible, you helped them to discover the presence of God in the disturbing events of your sentence and death. Thus, the cross that seemed to be the end of all hope became for them the source of life and of resurrection. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa.  Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Create in us silence so that we may listen to your voice in Creation and in the Scriptures, in events and in people, above all in the poor and suffering. May your word guide us so that we too, like the two disciples from Emmaus, may experience the force of your resurrection and witness to others that you are alive in our midst as source of fraternity, justice and peace. We ask this of you, Jesus, son of Mary, who revealed to us the Father and sent us your Spirit. Amen. Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tác Tạo và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.  Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa bình.  Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con.  Amen.
2. Gospel Reading – John 2, 1-12 2.  Bài Tin Mừng : Gioan 2, 1-12  
1 On the third day there was a wedding at Cana in Galilee. The mother of Jesus was there, 2 and Jesus and his disciples had also been invited. 3 And they ran out of wine, since the wine provided for the feast had all been used, and the mother of Jesus said to him, ‘They have no wine.’ 4 Jesus said, ‘Woman, what do you want from me? My hour has not come yet.’ 5 His mother said to the servants, ‘Do whatever he tells you.’ 1 Vào ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. 2Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. Chúa Giêsu nói với mẹ: “Hỡi bà, Con với bà có can chi đâu, giờ Con chưa đến”. Mẹ Người nói với những người giúp việc: “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo”.
6 There were six stone water jars standing there, meant for the ablutions that are customary among the Jews: each could hold twenty or thirty gallons. 7 Jesus said to the servants, ‘Fill the jars with water,’ and they filled them to the brim. 8 Then he said to them, ‘Draw some out now and take it to the president of the feast.’ 9 They did this; the president tasted the water, and it had turned into wine. Having no idea where it came from — though the servants who had drawn the water knew — the president of the feast called the bridegroom 10 and said, ‘Everyone serves good wine first and the worse wine when the guests are well wined; but you have kept the best wine till now.’ Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do-thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy đổ nước đầy các chum”. Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc!” Và họ đã đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp việc đã múc nước thì biết, ông mới gọi tân lang 10 mà nói: “Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ này”. 
11 This was the first of Jesus’ signs: it was at Cana in Galilee. He revealed his glory, and his disciples believed in him.

12 After this he went down to Capernaum with his mother and his brothers and his disciples, but they stayed there only a few days.

11 Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người.

12 Sau đó Người xuống Caphárnaum làm một với mẹ Người, anh em (Người) và môn đệ của Người, nhưng các Ngài chỉ lưu lại ở đó ít ngày thôi.

3. Division of the text 3. Phân đoạn văn bản
John 2, 1-2: Feast of the Wedding. Mary is present, Jesus is the one who has been invited.

John 2, 3-5: Jesus and His Mother before the lack of wine.

John 2, 6: The jars for the ablutions are empty.

John 2, 7-8: The initiative of Jesus and of the servants.

John 2, 9-10: The discovery of the sign by the president of the feast.

John 2, 11-12: The comment of the Evangelist.

Ga 2:1-2:  Tiệc cưới.  Đức Maria có mặt, Chúa Giêsu là một trong những khách mời.

Ga 2:3-5:  Chúa Giêsu và Mẹ Người trước việc thiếu rượu.

Ga 2:6:  Những cái chum không, được dùng cho việc tẩy rửa.

Ga 2:7-8:  Sáng kiến của Chúa Giêsu và của các người giúp việc.

Ga 2:9-10:  Việc khám phá ra phép lạ bởi người quản tiệc.

Ga 2:11-12:  Lời bình luận của Thánh Sử.

4. A moment of prayerful silence 4.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện
5. Reflection 5.  Suy ngắm 
a) Comment a) Chú giải
John 2, 1-2: Feast of the wedding. Jesus has been invited. Ga 2:1-2:  Tiệc cưới.  Chúa Giêsu là khách mời.
In the Old Testament, the wedding feast was a symbol of God’s love for His people. That was what everyone expected in the future (Hos 2, 21-22; Is 62, 4-5). And it is precisely in a wedding feast, around a family and a community, that Jesus fulfils his “first sign” (Jn 2, 11). The Mother of Jesus was also in the feast. Jesus and His disciples had been invited. That is, the Mother of Jesus forms part of the feast. This symbolizes the Old Testament. Together with His disciples He is the New Testament which is arriving: The Mother of Jesus will help to pass from the Old Testament to the New Testament. Trong Cựu Ước, tiệc cưới là một biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa dành cho dân riêng của Người.  Đó là những gì mọi người mong chờ trong tương lai (Hs 2:21-22; Is 62:4-5).  Và chính tại bữa tiệc cưới, chung quanh gia đình và cộng đồng, Chúa Giêsu thực hiện “phép lạ đầu tiên” của Người (Ga 2:11).  Mẹ Chúa Giêsu cũng có mặt tại bữa tiệc cưới.  Chúa Giêsu và các môn đệ là khách mời.  Mẹ Chúa Giêsu cũng dự phần vào tiệc cưới.  Điều này tượng trưng cho Cựu Ước.  Cùng với các môn đệ, Chúa là Tân Ước đang đến:  Thân Mẫu Chúa Giêsu sẽ giúp để đi từ Cựu Ước sang Tân Ước.
It is in the way in which John describes the facts that he takes an X-Ray of the words and the gestures of Jesus. Through these small details and references, he makes evident the symbolical dimension and, in doing this, he helps us to penetrate deeper into the mystery of the person and the message of Jesus. In the Wedding at Cana, in Galilee, there is the change of the water of the ablutions of the Jews into the wine for the Wedding feast. Let us look closely at the details with which John describes the feast, in a way that we can understand the more profound significance of this beautiful and very well known episode. Đó cách Gioan mô tả những sự kiện như thể ngài chụp cắt lớp (X-Ray) những lời nói và cử chỉ của Chúa Giêsu. Qua những chi tiết và tham chiếu nhỏ này, ngài nêu lên chiều kích biểu tượng và nhờ làm như vậy, ngài giúp chúng ta thâm nhập sâu xa hơn mầu nhiệm về con người và sứ điệp của Chúa Giêsu. Trong Tiệc cưới Cana, ở Galilê, có việc biến nước tắm rửa của người Do thái thành rượu của Tiệc Cưới. Chúng ta hãy nhìn sát hơn những chi tiết Thánh Gioan mô tả lễ cưới, để có thể hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của trình thuật hay và danh tiếng này.
John 2, 3-5: Jesus and His Mother before the lack of wine Ga 2:3-5:  Chúa Giêsu và Mẹ Người trước việc tiệc bị thiếu rượu
Right in the middle of the celebration, the wine is finished. The Mother of Jesus recognizes the limitations of the Old Testament and takes the initiative, in order that the New Testament may be manifested. She approaches Jesus and affirms: “They have no wine!” Here we have the hotograph and the X-Ray. the Photo represents the Mother of Jesus like a person who is attentive to the problems of others and to become aware that the lack of wine would ruin the feast. She is not only aware of the problem, but also takes the an effective initiative to solve it. The X-Rays reveal the deepest dimension of the relationship between the Old Testament (the Mother of Jesus) and the New Testament (Jesus). The phrase, “They have no wine”!”, comes from the Old Testament, and awakens in Jesus the action which will bring to light the New one. Ngay giữa bữa tiệc, xảy ra việc hết rượu.  Mẹ Chúa Giêsu nhận ra những giới hạn của Cựu Ước và đưa ra sáng kiến, để cho Tân Ước có thể được biểu thị.  Bà đến gần Chúa và nói với Người:  “Họ hết rượu rồi!”  Ở đây chúng ta có bức ảnh và hình chụp cắt lớp (bằng tia-X).  Bức ảnh cho thấy Mẹ Chúa Giêsu giống như một người quan tâm đến vấn nạn của người khác và nhận biết rằng việc thiếu rượu sẽ làm hỏng bữa tiệc.  Bà không những chỉ nhận thấy được vấn đề, mà còn có sáng kiến hiệu quả để giải quyết nó.  Tấm phim chụp cắt lớp (bằng tia-X) cho thấy khía cạnh sâu xa nhất của sự liên hệ giữa Cựu Ước (Mẹ Chúa Giêsu) và Tân Ước (Chúa Giêsu).  Câu nói:  “Họ hết rượu rồi!” phát xuất từ Cựu Ước, và làm thức tỉnh trong Chúa Giêsu động tác đưa ra ánh sáng cho Tân Ước.  

 

Jesus says: “Woman, what do you want from me?” That is, which is the link between the Old and the New Testament? “My hour has not come yet!” Mary did not understand this response as negative, as a no, because she tells the servants: “Do whatever He tells you!” It is in doing that which Jesus teaches that one goes from the Old to the New Testament! The hour of Jesus, in which the passage from the Old to the New Testament will take place, is His Passion, Death and Resurrection. The change of the water into wine is the anticipated indication of what is new which will come from the Death and Resurrection of Jesus. Chúa Giêsu nói “Hỡi bà, Con với bà có can chi đâu?”  Đó là, sự liên kết giữa Cựu và Tân Ước là gì?  “Giờ Con chưa đến!”  Đức Maria đã không hiểu câu trả lời này theo nghĩa tiêu cực, như là một lời chối từ, bởi vì bà nói với những người giúp việc:  “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo!”  Chính trong việc làm đó Chúa Giêsu dạy rằng người ta đi từ Cựu Ước sang Tân Ước!  Giờ của Chúa Giêsu, trong đó việc chuyển đổi từ Cựu Ước sang Tân Ước sẽ xảy ra, là cuộc Thương Khó, sự Tử Nạn và Phục Sinh của Người.  Việc nước hóa thành rượu là dấu hiệu dự đoán những gì mới mẻ sẽ đến từ sự Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
At the end of the first century, the first Christians discussed concerning the validity of the Old Testament. Some no longer wanted to know anything about the Old Testament. In the meeting of the apostles in Jerusalem, James defended the continuity of the use of the Old Testament (Acts 15, 13-21). In fact, at the beginning of the second century, Marcione rejected the Old Testament and remained only with the books of the New Testament. Some even affirmed that after the coming of the Holy Spirit, Jesus of Nazareth should no longer be remembered, but that we should speak only of the Risen Christ. In the name of the Holy Spirit, they said: “Anathema Jesus!” (I Co 12, 3). Vào cuối thế kỷ thứ nhất, những Kitô hữu tiên khởi đã thảo luận về việc sự hợp lệ của Cựu Ước.  Có người không còn muốn biết bất cứ điều gì về Cựu Ước nữa.  Trong buổi gặp gỡ của các thánh tông đồ tại Giêrusalem, thánh Giacôbê đã bênh vực việc tiếp tục xử dụng Cựu Ước (Cv 15:13-21).  Trong thực tế, vào đầu thế kỷ thứ hai, nhóm lạc giáo Marcione đã khước từ Cựu Ước và chỉ tin vào những sách Tân Ước.  Một số người thậm chí còn khẳng định rằng sau khi Chúa Thánh Thần xuất hiện, ông Giêsu thành Nagiarét không nên được nhớ đến nữa, chúng ta chỉ nên nói về Chúa Kitô Phục Sinh mà thôi.  Nhân danh Chúa Thánh Thần, họ nói:  “Giêsu đáng nguyền rủa!” (1Cr 12:3).
John 2, 6: The jars for the ablutions are empty Ga 2:6:  Những chum nước dành cho việc thanh tẩy đã trống không
It is a question of a small detail, very significant. The jars were usually full, especially during a feast. Here they are empty! Why? The observance of the law of purification, symbolized by the six jars, has exhausted all their possibilities. The ancient law has already succeeded to prepare the people to be able to have the union of grace and justification before God. The jars, the old Covenant, are empty! They are no longer capable to generate a new life. Đó là câu hỏi về một chi tiết nhỏ, rất quan trọng.  Những chum nước thông thường là đầy nước, đặc biệt là trong một bữa tiệc.  Ở đây chúng lại trống không!  Tại sao vậy?  Việc tuân giữ quy luật thanh tẩy, được điển hình bằng sáu chum nước, đã ráo cạn hết các khả năng của chúng.  Lề luật cũ đã thành công trong việc chuẩn bị để cho người ta có thể có sự kết hợp của ân sủng và biện hộ trước Thiên Chúa.  Những chum nước, Giao Ước cũ, đã cạn khô!  Chúng không còn khả năng để tạo ra đời sống mới.
John 2, 7-8: Jesus and the servants Ga 2: 7-8:  Chúa Giêsu và những người giúp việc
The recommendation of the Mother of Jesus to the servants is the last order of the Old Testament: “Do whatever He tells you!” The Old Testament looks toward Jesus. From now on, the words and gestures and actions of Jesus will be the ones to direct our life. Lời khuyên của Thân Mẫu Chúa Giêsu cho các người giúp việc là mệnh lệnh cuối cùng của Cựu Ước:  “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo!”  Cựu Ước hướng về Chúa Giêsu.  Từ giờ trở đi, những lời nói, cử chỉ và hành động của Chúa Giêsu sẽ là những điều chỉ hướng cho đời sống chúng ta.  
Jesus calls the servants and orders them to fill the six empty jars. In all, over six hundred litres! Immediately He orders them to draw from the jars and to take to the president of the ceremony. This initiative of Jesus takes place without the intervention of the president of the feast. Neither Jesus, nor His Mother, nor the servants were obviously the patrons. No one of them went to ask permission from the president or the bridegroom. Renewal passes for the persons who do not belong to the centre of power. Chúa Giêsu cho gọi những người giúp việc và bảo họ đổ đầy nước vào sáu cái chum trống không.  Tổng cộng, hơn sáu trăm lít!  Ngay lập tức Người ra lệnh cho họ múc nước từ chum và đem đến cho người quản tiệc.  Việc khởi xướng của Chúa Giêsu diễn ra không có sự can thiệp của người quản tiệc.  Không phải Chúa Giêsu, cũng chẳng phải Đức Maria Mẹ Người, cũng không phải những người giúp việc hiển nhiên là những thân chủ.  Không ai trong bọn họ đã đến xin phép người quản tiệc hoặc chú rể.  Sự đổi mới trao qua cho những người không thuộc về trung tâm quyền lực.
John 2, 9-10: Discovery of the sign by the president of the feast Ga 2: 9-10:  Việc khám phá dấu chỉ của người quản tiệc
The president of the feast tasted the water transformed into wine and said to the bridegroom: “Everyone serves good wine first. But you have kept the best wine until now!” The president of the feast, the Old Testament, recognizes publicly that the New is better! Where before there was water for the rite of the ablutions of the Jews, now there is abundant wine for the feast. There was a lot of wine! Over six hundred litres, and the feast was almost over! Which is the sense of this abundance? What was done with the wine which was left over? We are drinking it up until now! Người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu và nói với tân lang:  “Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà thì mới đem rượu xoàng hơn. Còn ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ này!”  Người quản tiệc, Cựu Ước, công nhận cách công khai rằng Tân Ước thì tốt hơn!  Điều mà trước đó là nước dành cho nghi thức thanh tẩy của người Do Thái, giờ đây lại có dư giả rượu cho bữa tiệc.  Có rất nhiều rượu!  Hơn sáu trăm lít, và bữa tiệc thì sắp tàn!  Đâu là ý nghĩa của sự dư giả này?  Sẽ phải làm sao đây với những rượu dư thừa đó?  Chúng ta đang uống rượu ấy cho đến bây giờ!
John 2, 11-12: Comment of the Evangelist Ga 2:11-12:  Lời bình luận của Thánh Sử
This is the first sign. In the Fourth Gospel, the first sign takes place to help in the building up of the family, of the community, in order to mend the relationships between persons. Other six signs will follow. John does not use the word miracle, but the word sign. The word sign indicates that the actions of Jesus in behalf of the persons have a more profound value, that can only be discovered with the X-Rays of faith. The small community which had formed around Jesus that week, seeing the sign, was ready to perceive the more profound significance and “believe in Him”. Đây là dấu chỉ đầu tiên.  Trong sách Tin Mừng Thứ Tư, dấu chỉ đầu tiên xảy ra để giúp đỡ trong việc xây dựng gia đình, cộng đoàn, để hàn gắn các mối quan hệ giữa con người.  Sáu dấu chỉ khác sẽ nối tiếp.  Gioan không dùng chữ phép lạ, mà dùng chữ dấu chỉ.  Chữ dấu chỉ cho thấy rằng các hành động của Chúa Giêsu thay mặt cho người ta mang một giá trị sâu xa hơn, mà chỉ có thể khám phá ra được với hình tia-X của đức tin.  Cộng đoàn nhỏ đã được hình thành chung quanh Chúa Giêsu trong tuần đó, nhìn thấy dấu chỉ, đã sẵn sàng để cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc hơn và “tin tưởng vào Người”.
b) Extending the information b)  Phụ chú
* A much expected Wedding * Một Đám Cưới nhiều chờ đợi và hy vọng
In the Gospel of John, the beginning of the public life of Jesus takes place in a wedding feast, a moment of great joy and of great hope. For this same reason, the wedding at Cana has a very intense symbolical significance. In the Bible, matrimony is the image used to signify the realization of the perfect union between God and His people. This marriage between God and His people was expected for a long time, for over eight hundred years! Trong sách Tin Mừng Gioan, sự bắt đầu cuộc sống công khai của Chúa Giêsu xảy ra trong một tiệc cưới, giây phút của sự vui mừng lớn lao và hy vọng tràn trề.  Cũng vì lý do này, tiệc cưới tại Cana có một ý nghĩa tượng trưng rất mạnh mẽ.  Trong Kinh Thánh, hôn nhân là hình ảnh được dùng để biểu thị việc thực hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa Thiên Chúa và dân của Người.  Cuộc hôn nhân này giữa Thiên Chúa và dân của Người đã được mong đợi trong thời gian lâu dài, trong hơn tám trăm năm!
It was prophet Hosea (toward the year 750 BC) that, for the first time, he represented the hope of this marriage when he narrates the parable of the infidelity of the people before the proposal of Yahweh. The monarchy in Israel had abandoned Yahweh and his mercy, leading the people towards false gods. But the Prophet, sure of God’s love, says that the people will be led once again to the desert to listen to the following promise from God: “I shall betroth you to myself forever, I shall betroth you in uprightness and justice, and faithful love and tenderness,. Yes, I shall betroth you to myself in loyalty and in the knowledge of Yahweh!” (Hos 2, 21-22). This marriage between God and the people indicates that the ideal of the exodus will be attained (Hos 2, 4-25). About a hundred and fifty years later, the prophet Jeremiah takes the words of Hosea to denounce the monarchy of Judah. And he says that Judah will have the same destiny as Israel because of its infidelity (Jer 2, 2-5; 3, 11-13). But Jeremiah also looks towards the hope of a perfect marriage with the following novelty: it will be the woman who will seduce the husband (Jer 31, 22). And in spite of the crisis created by the exile of Babylonia, the people do not lose hope that one day this marriage will take place. Yahweh will have compassion of his abandoned spouse (Is 54, 1-8). With the return of the exiled, the “Abandoned one” will again be the spouse accepted with great joy (Is 62, 4-5). Chính tiên tri Hôsê (khoảng năm 750 trước Công Nguyên), lần đầu tiên, ông đã đại diện cho niềm hy vọng của cuộc hôn nhân này khi ông thuật lại dụ ngôn về sự không chung thủy của người ta trước lời hôn ước của Đức Gia-Vê .  Chế độ quân chủ ở Israel đã từ bỏ Đức Gia-Vê và lòng thương xót của Ngài, dẫn đưa dân Israel hướng đến tà thần.  Nhưng ngôn sứ, chắc chắn về tình yêu của Thiên Chúa, nói rằng người ta sẽ được hướng dẫn lần nữa trong sa mạc để nghe lời hứa sau đây từ Thiên Chúa:  “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa!” (Hs 2:21-22).  Cuộc hôn nhân này giữa Thiên Chúa và dân của Người chỉ ra rằng lý tưởng của việc xuất hành sẽ đạt được (Hs 2:4-25).  Khoảng một trăm năm mươi năm sau đó, tiên tri Giêrêmia dùng những lời của tiên tri Hôsê để tố cáo chế độ quân chủ của bộ tộc Giuđa.  Và ông nói rằng dân Giuđa sẽ có cùng chung sống phân như dân Israel vì lòng bất trung của họ (Gr 2:2-5; 3:11-13).  Nhưng tiên tri Giêrêmia cũng hướng tới niềm hy vọng cho một cuộc hôn nhân hoàn hảo với sự mới mẻ sau đây:  đó là người phụ nữ sẽ quyến luyến người chồng (Gr 31:22).  Và mặc dù cuộc khủng hoảng tạo nên bởi cuộc lưu đày ở Babylon, người ta không mất hy vọng rằng có một ngày cuộc hôn nhân này sẽ diễn ra.  Đấng Gia-Vê sẽ chạnh lòng thương xót với người vợ bị ruồng bỏ của mình (Is 54:1-8).  Với sự trở lại của người lưu vong, “người vợ bị ruồng rẫy” một lần nữa sẽ là người vợ được chấp nhận với sự vui mừng lớn lao (Is 62:4-5).
Finally, looking at the Novelty which is taking place, John the Baptist looks towards Jesus, the awaited bridegroom (Jn 3, 29). In his teachings and conversations with the people, Jesus takes back the parable of Hosea, the dream of the perfect marriage. He presents himself as the awaited for bridegroom (Mk 2, 19). In his conversation with the Samaritan woman, he discreetly presents himself as the true bridegroom, the seventh one (Jn 4, 16-17). The Christian communities will accept Jesus as the awaited for bridegroom (2 Co 11, 2; Eph 5, 25-31). The wedding at Cana wishes to show that Jesus is the true bridegroom who arrives for the so awaited wedding, bringing a tasteful and abundant wine. This definitive marriage is described with beautiful images in the book of Apocalypses (Ap 19, 7-8; 21, 1a 22, 5). Cuối cùng, nhìn vào việc Mới Lạ đang xảy ra, Gioan Tiền Hô hướng về Chúa Giêsu, chàng rể đang được chờ đợi (Ga 3:29).  Trong lời giáo huấn của Chúa và trong các cuộc trò chuyện với mọi người, Đức Giêsu nói lại dụ ngôn của tiên tri Hôsê, ước mơ về cuộc hôn nhân hoàn hảo.  Người tự giới thiệu mình là chàng rể đang được mong đợi (Mk 2:19).  Trong cuộc nói chuyện với người phụ nữ Samaritanô, Chúa kín đáo tự giới thiệu mình là chàng rể thật sự, là người chồng thứ bảy (Ga 4:16-17).  Các cộng đoàn Kitô hữu sẽ chấp nhận Đức Giêsu như là chàng rể đang được mong đợi (2Cr 11:2; Êp 5:25-31).  Tiệc cưới tại Cana muốn cho thấy rằng Đức Giêsu là chàng rể đích thực đến với đám cưới đang được chờ đợi, mang lại rượu ngon và dồi dào.  Cuộc hôn nhân cuối cùng này được mô tả với những hình ảnh đẹp đẽ trong sách Khải Huyền (Kh 19:7-8; 21:1a; 22:5).
* The Mother of Jesus in the Gospel of John * Thân mẫu của Chúa Giêsu trong sách Tin Mừng của Gioan
Even though she is never called with the name of Mary, the Mother of Jesus appears two times in the Gospel of John: at the beginning of the Wedding at Cana (Jn 2, 1-5), and at the end, at the foot of the Cross (Jn 19, 25-27). In both cases she represents the Old Testament which is waiting for the New one to arrive, and in both cases, she contributes to the arrival of the New One. Mary is the bond of union between what was before and that which will come afterwards. At Cana, she, the Mother of Jesus, symbol of the Old Testament, is the one who perceives the limitations of the Old Testament and takes the necessary steps in order to attain to the New one. At the foot of the Cross, she is at the side of the “Beloved Disciple”. The Beloved Disciple is the community which grows around Jesus, he is the son born from the Old Testament. At the petition of Jesus, the son, the New Testament, receives Mary, the Old Testament, in his house. Both of them have to walk together. In fact, the New one cannot be understood without the Old one. The New one would have no basis, foundation. And the Old one without the New one would be incomplete: a tree without fruit. Mặc dù bà không bao giờ được nhắc đến với tên là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu xuất hiện hai lần trong sách Tin Mừng của Gioan:  vào lúc bắt đầu tiệc cưới tại Cana (Ga 2:1-5), và vào lúc kết thúc, dưới chân cây Thập Giá (Ga 19:25-27).  Trong cả hai trường hợp, bà đại diện cho Cựu Ước đang chờ đợi Tân Ước đến, và trong cả hai trường hợp, bà góp phần vào sự xuất hiện của Tân Ước.  Đức Maria là sự nối kết hiệp nhất giữa những gì xảy ra trước đây trong quá khứ và những gì sẽ đến sau đó.  Tại Cana, Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, tượng trưng cho Cựu Ước, là người nhận thức được những hạn chế của Cựu Ước và bước tới những bước cần thiết để đạt được Tân Ước.  Tại chân Thập Tự Giá, bà đứng bên cạnh của “Người Môn Đệ Chúa Yêu”.  Người Môn Đệ Chúa Yêu là cộng đoàn phát triển chung quanh Chúa Giêsu, ông là người con sinh ra từ Cựu Ước.  Trước lời yêu cầu của Đức Giêsu, người con, Tân Ước, nhận Đức Maria, Cựu Ước, vào trong nhà mình.  Cả hai phải cùng đồng hành với nhau.  Thật ra, Tân Ước không thể hiểu được mà không có Cựu Ước.  Tân Ước sẽ không có nền tảng, hoặc căn bản.  Và Cựu Ước mà không có Tân Ước thì sẽ không đầy đủ:  một cây không có hoa trái.
7. Salesian Constitutions 7. Hiến luật Salêdiêng
92. Mary  in the life and prayer of the Salesian

Mary, Mother of God, holds a unique place in the history of salvation.

She is a model of prayer and pastoral love, the teacher of wisdom and guide of our Family.

We contemplate and imitate her faith, her concern for the needy, her fidelity at the hour of the cross, and her joy at the wonders wrought by the Father.

Mary Immaculate, Help of Christians, leads us to the fullness of our offering to the Lord and gives us courage for the service of our brethren.

We develop a strong filial devotion to her.  We recite the rosary each day and celebrate her feasts to encourage a more convinced  and personal imitation.

HL 92. Đức Maria trong đời sống và trong kinh nguyện của người Salêdiêng

Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, chiếm một vị trí độc đáo trong lịch sử cứu độ.

Mẹ là gương mẫu cầu nguyện và đức ái mục tử, thày dạy sự khôn ngoan và người hướng dẫn Gia đình chúng ta.

Chúng ta chiêm ngắm và bắt chước lòng tin của Mẹ, mối ân cần lo lắng cho những người nghèo khó, lòng trung kiên trong giờ phút thập giá và niềm vui trước những việc kỳ diệu Cha đã thực hiện.

Đức Maria Vô nhiễm và Phù hộ, giáo dục chúng ta biết tận hiến trọn vẹn cho Chúa và thông ban cho ta lòng can đảm phục vụ các anh em.

Chúng ta nuôi dưỡng một lòng sùng kính con thảo và mãnh liệt đối với Mẹ. Chúng ta lần hạt mỗi ngày và cử hành các lễ của Mẹ để thúc đẩy mình bắt chước Mẹ cách xác tín và cá nhân hơn.

8. Personal questions 8.  Câu hỏi cá nhân
a) Which point in this text pleased you the most and which one impressed you the most? Why? a)  Điểm nào trong bài Tin Mừng này đã làm bạn hài lòng nhất và điểm nào tạo ấn tượng với bạn nhất?  Tại sao?
b) What struck you in the attitude and in the behaviour of the persons? Why? b)  Điều gì đã làm bạn cảm kích trong thái độ và trong cách cư xử của những người trong cuộc?  Tại sao?  
c) Jesus begins the announcement of the Kingdom in a Wedding feast. What does He want to teach us with this gesture? c)  Chúa Giêsu bắt đầu việc công bố về Nước Trời trong Tiệc Cưới.  Với cử chỉ này, Người muốn dạy cho chúng ta điều gì?
d) Which is the message of this text for us today? d)  Ngày nay, bài Tin Mừng này cho chúng ta sứ điệp gì?
9. Final Prayer 9.  Lời Nguyện Kết
Lord Jesus, we thank for the word that has enabled us to understand better the will of the Father. May your Spirit enlighten our actions and grant us the strength to practice that which your Word has revealed to us. May we, like Mary, your mother, not only listen to but also practice the Word. You who live and reign with the Father in the unity of the Holy Spirit forever and ever. Amen. Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

Về Tác Giả và Dịch Giả:
Các bài viết Lectio Divina do nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và Lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng Việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
http://ocarm.org/en/content/lectio/lectio-divina

http://www.dongcatminh.org/calendar-date
Lm. GB. Nguyễn Văn Thêm, SDB bổ sung phần Salêdiêng.

Visited 23 times, 1 visit(s) today