Lá thư nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập Hiệp hội Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (ADMA) – 18 tháng Tư 1869

Hãy phó thác, tin tưởng và mỉm cười!

“Các con thân mến trong Đức Giêsu Kitô,

Chỉ Chúa mới rõ cha muốn nhìn thấy các con như thế nào, muốn nói cho các con về những quan tâm của chúng ta và tìm được sự an ủi khi chia sẻ sự tin tưởng nhau. Nhưng tiếc thay, các con thân yêu, sức lực giảm sút của cha, vốn là những hệ quả tồn đọng của những bệnh tật trước kia, các công việc quan trọng ở Pháp mà cha phải tham dự, đã ngăn cản cha, ít nhất lúc này, không theo được những dấu chỉ tình yêu mà cha dành cho các con.

Vì thế, cha gởi đến các con lá thư này bởi lẽ không thể ở với các con bằng xương bằng thịt được. Cha chắc các con sẽ sung sướng biết rằng cha luôn nhớ các con tất cả. Giống như các con là niềm hy vọng của cha, thì cũng vậy các con là niềm tự hào và sự trợ giúp của cha. Vậy, vì cha muốn thấy tất cả các con tăng trưởng hơn nữa trong nhiệt tình và công nghiệp trước Thiên Chúa từng ngày, nên cha sẽ không thể không đề nghị cho mỗi người các con một số phương thế rất thông thường song cha tin là những phương thế tốt nhất hầu tác vụ của các con có thể sinh hoa kết quả mãi mãi.”[1]

Cha muốn bắt đầu lá thư này không phải bằng những lời của mình nhưng bằng những lời của người Cha thân yêu chúng ta, và với cùng những tình cảm và trái tim rộng mở mà ngài đã viết cho các con cái mình năm 1885. Với cùng những tình cảm của sự gần gũi, cha muốn vươn đến từng người anh em, đến những anh chị em thân yêu của toàn Gia đình Salêdiêng khi cha viết lá thư này nhân dịp kỷ niệm 150 năm việc thành lập Hiệp hội Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (ADMA) và một năm sau ngày kỷ niệm 150 năm việc thánh hiến Vương cung Thánh đường Mẹ Phù hộ ở Valdocco. Bằng cách này [chúng ta] tưởng nhớ đến Cha chúng ta cách đặc biệt.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng nhắc nhớ chúng ta điều này: “Kỷ niệm về Thánh Gioan Bosco vẫn sống động trong Giáo hội. Ta tưởng nhớ ngài như Đấng Sáng lập Tu hội Salêdiêng, Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng và Hội Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu và như người Cha của Gia đình Salêdiêng hiện nay.”[2] Thực thế, trực giác của Cha chúng ta đã dẫn đến việc trùng khớp của biến cố 150 năm trước là việc thành lập Hiệp hội những người sùng kính Mẹ Phù hộ các Giáo hữu với việc xây dựng Vương cung Thánh Đường dâng kính Mẹ. Dường như đối với cha mừng kỷ niệm này biện chính đầy đủ cho lá thư này của cha; nó tương hợp với những lá thư khác mà các vị tiền nhiệm của cha đã viết và có thể giúp chúng ta làm sống lại trong tâm hồn mình cùng một tình yêu dành cho Mẹ Thiên Chúa vốn đã dẫn dắt Don Bosco suốt đời mình, khi chúng ta nhớ rằng không có Mẹ Phù hộ chúng ta sẽ là một điều gì khác nhưng chắc chắn không phải là những người Salêdiêng và Gia đình Salêdiêng!

Năm nay, một trong những kinh nghiệm đẹp nhất mà cha đã có được về việc sinh động Tu hội Salêdiêng và thăm viếng rất nhiều quốc gia trên thế giới là được hiểu biết tình trạng kỳ diệu của Gia đình Salêdiêng mà Thánh Thần tiếp tục khơi lên và nâng đỡ và trong đó [là] sự vững chắc của những nhóm người sùng kính Mẹ Phù hộ các Giáo hữu. Cha rất cảm động khi thấy nhóm này trong những miền xa xôi nhất của thế giới. Tiếp xúc với nhiều người trẻ đã tạo nên Giới trẻ ADMA quả rất cảm động; họ muốn làm cho tầm nhìn và nỗ lực của họ thành sự đóng góp có giá trị vào sự diễn tả lòng sùng kính đẹp đẽ này đối với Mẹ chúng ta mà chính Don Bosco yêu mến rất nhiều. Nó cũng khích động cha khi có thể thăm, như cha sẽ làm trong tháng Tư này, những địa danh không thể tưởng được như mảnh đất của dân Bororo, cùng nơi chốn ở đó hai anh em, cha Rudolf Lukenbein và người Da đỏ Cristao Bororo đã tử đạo – và gặp một nhóm ADMA tốt lành: những người  nam nữ, những người trẻ. Vào cuối thánh lễ tại thánh địa đó họ hát vang kính Mẹ Phù hộ bằng chính tiếng mẹ đẻ của họ. Vinh quang được Mẹ công bố đã đạt đến ngay cả chốn này: “Đây là nhà của Ta, từ đây vinh quang của Ta sẽ tỏa rạng”.[3]

Chính TTN21 mời gọi chúng ta canh tân chiều kích thánh mẫu trong ơn gọi chúng ta, khi xem xét những xác tín của mình và cẩn thận lượng giá sự sùng kính Mẹ Phù hộ của chúng ta như những Salêdiêng của Don Bosco. Chắc chắn, đây cũng là một đề xướng hữu ích cho toàn Gia đình Salêdiêng khắp thế giới để trong những ngày này đáp lại lời hiệu triệu của cha Egidio Viganò đã làm trong thời ngài khi mời gọi chúng ta “đón Mẹ về nhà mình.”[4]

Với ước muốn làm cho Mẹ Phù hộ ngày một gần gũi hơn với chúng ta, trong những trang này cha cống hiến cho anh em một suy tư đơn giản về sự gắn bó của chúng ta với Thánh Thể và Mẹ Phù hộ, về con đường đã theo trong 150 năm này, về tính chất bình dân của đoàn sủng Salêdiêng đã được trao truyền cho chúng ta như một gia sản phải được gìn giữ, và về con đường được theo đuổi từ nhà của Mẹ Maria đến các mái ấm của chính chúng ta.[5]

Cha vui sướng nhiều vì biết rằng khi theo những bước chân này, chúng ta cũng trung thành với hành trình được Don Bosco đảm nhận và như chúng ta biết chắc chắn lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa thì đặc trưng cách biệt loại và đã ghi đậm toàn bộ lối thiêng của Don Bosco.

1. ĐƯỢC THẢ NEO TRONG THÁNH THỂ VÀ TRONG MẸ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HŨU

“Trong Thánh đường ở Turin được dâng kính cho Mẹ Phù hộ các Giáo hữu một Hiệp hội gồm những người của Đức Maria đã được thành lập theo Giáo luật với sự phê chuẩn của Tổng Giám mục Turin; những thành viên của Hiệp hội này nhắm cổ xúy những vinh quang của Mẹ Đấng Cứu thế để đáng được Mẹ che chở trong đời sống và cách riêng vào giờ chết. Họ có hai mục tiêu đặc biệt: truyền bá lòng sùng kính Đức Nữ Trinh và tôn thờ Đức Giêsu trong Bí tích cực trọng”.[6]

Đây là những lời mở đầu của Quy Luật được Don Bosco viết ra khi thành lập Hiệp hội những người Sùng Mộ của Mẹ Phù hộ các Giáo hữu; Hiệp hội này được ngài thành lập và được Tổng Giám mục Turin, Alessandro Riccardi, phê chuẩn, ngày 18 tháng Tư 1869; như thế ta cử hành ngày kỷ niệm 150 năm thành lập Hiệp hội: “Đây là bản sao ở mức cao nhất của một tình yêu ưu ái dành cho giới trẻ, cách riêng những em thiếu thốn nhất.”

Thật ý nghĩa năm nay khi ngày kỷ niệm này lại trùng vào ngày thứ Năm Tuần Thánh; nó nhấn mạnh làm thế nào sự kính thờ Thánh thể cùng với lòng sùng mộ Mẹ Vô nhiễm Phù hộ các Giáo hữu thì cơ bản cho linh đạo và đời sống của Hiệp hội ấy. Nó qui chiếu tới hai cột trụ của hệ thống và linh đạo giáo dục Salêdiêng. Đức Kitô Đấng thống trị cuộc đời Don Bosco trên hết là Đức Giêsu hằng sống và hiện diện trong Thánh Thể, là Bánh sự sống, là Con Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội. Don Bosco sống nhờ và trong sự hiện diện này. Thánh Thể, Hy lễ và Bí tích, Thánh Thể, nhờ đó ta được nuôi dưỡng, Thánh Thể, sự hiện diện đích thực và đáng tôn thờ là sức mạnh và sự an ủi, là nguồn mạch bình an hằng sống và đồng thời là nhà máy điện của hoạt động, trong cuộc đời Don Bosco. Trong hành trình tăng trưởng chính mình và các thiếu niên của ngài không có con đường nào đạt tới sự thánh thiện mà không có Thánh Thể. Thánh Thể là hòn đá góc cho sự hoán cải triệt để của cõi lòng đối với tình yêu Thiên Chúa. Đức Kitô đúng là trung tâm trong tinh thần Salêdiêng, điều này được sống với một sự nhạy cảm ngoại thường dành cho việc chiêm ngắm và yêu mến Thánh Thể.

 1.1. Theo chân Thánh Phanxicô Salê

Khi Don Bosco quyết định thành lập Hiệp hội Đức Mẹ, ngài nghĩ về các thành viên như “những người sùng mộ” của Mẹ Phù hộ các Giáo hữu. Từ ngữ nhỏ bé này đã bị bỏ đi và cách nào đó ngày nay không hợp thời, lại là chìa khóa để đi vào cõi lòng nóng bỏng của mối tương giao vốn nối kết Don Bosco với Mẹ Phù hộ. Thánh Phanxicô Salê dạy rằng “lòng sùng mộ chân thật”, trước tiên và trên hết, liên hệ với tình yêu Thiên Chúa. Thực thế, nó chính là tình yêu chân chính mà chúng ta nhận từ Thiên Chúa (ân sủng) vốn làm cho chúng ta có thể tương ứng với các ân điển của Ngài (đức ái). Vì lẽ này, “những người sùng mộ” là những người “bay” theo con đường thánh thiện, theo mức độ “lòng sùng mộ chân thật” mang mọi hành động và mọi công việc từ nhỏ nhất đến cao cả nhất nơi họ đến mức hoàn hảo, khi làm cho những “người sùng mộ” nên thân hữu và dịu dàng hơn, can đảm và sẵn sàng hơn, để hiến thân, mỗi người theo ơn gọi và sứ mệnh của mình trong Giáo hội.[7]

Thực thế, khi viết cuốn Philothea với tựa đề phụ Dẫn Vào Đời Sống Sùng Mộ, Thánh Phanxicô Salê đề xướng một con đường của đời Kitô hữu được ghi dấu bằng niềm vui lớn lao và chiều sâu thiêng liêng trong đó lòng sùng mộ chắc chắn không chút nào là chủ nghĩa tình cảm (devotionalism): nó là “sự thánh thiện được sống như đức ái”. Thánh Phanxicô Salê rõ ràng diễn đạt ý của mình về điều này: “Lòng sùng mộ không gì khác hơn là sự nhanh nhẹn và sống động thiêng liêng vốn làm chúng ta có thể cộng tác với đức ái cách mau lẹ và hết lòng”.[8] Khi đọc kỹ, người ta hiểu rằng vai chính của lòng sùng mộ là Đức Giêsu; với tình yêu – đức ái của Ngài – Ngài “hoàn thành nơi chúng ta những công việc của Ngài”; Ngài làm như thế theo một cách đến nỗi “chúng ta làm việc nhờ [tình yêu] đó”. Vì vậy, là những người sùng mộ có nghĩa là biết làm thế nào để thủ đắc sự sẵn sàng thường hằng đối với đức ái. Điều này chỉ có thể được nếu ít nhất trong chiều sâu của cõi lòng chúng ta vẫn luôn chìm ngập trong Đức Giêsu hầu chúng ta có thể mau mắn theo những khởi hứng mà Ngài ban cho chúng ta.

Khi miêu tả người sùng mộ, Thánh Phanxicô Salê nói cho chúng ta rằng “họ hoặc là những người có tâm hồn thiên thần hoặc là các thiên thần có thân xác con người; dù không trẻ họ dường như đầy sinh lực và sức sống thiêng liêng; họ có đôi cánh để bay vút lên tới Thiên Chúa bằng kinh nguyện, song đôi chân lại bước đi giữa con người và nâng họ lên cao bởi sự thánh thiện của mình. Họ có khuôn mặt tươi đẹp bởi vì họ nhận lãnh mọi sự với niềm hạnh phúc và bằng lòng. Chân tay và đầu óc của họ để trần bởi vì tất cả mọi điều họ nghĩ, cảm nhận và làm đều không bị vướng bận bởi bất kỳ tư tưởng nào khác hơn là tư tưởng làm vui lòng Thiên Chúa. Phần còn lại của thân xác họ được che phủ bởi một áo nhẹ đẹp cho thấy rằng họ dùng các vật thế gian nhưng chỉ dùng điều gì thật sự cần thiết, với sự điều độ thích hợp với bậc sống của họ”.[9]

Ở đây chúng ta dường như nghe lại những lời của cha Eugene Ceria, khi ngài miêu tả cách thức Don Bosco thường sống kết hiệp với Thiên Chúa: “Điều này dường như đã là ân điển đặc biệt của ngài; thực vậy, ngài không hề để cho mình bị chia trí khỏi tư tưởng yêu mến Chúa, bất kể công việc của ngài có nhiều, nghiêm trọng và liên tục đến mấy chăng nữa.”[10] Cha Ceria kết luận bằng cách xác quyết rằng mọi hành động trong cuộc đời của Don Bosco, bất kể ngài đang làm gì đều là kinh nguyện.

Lòng sùng mộ là một con đường nhắm lên cao, tới những nền tảng của sự thánh thiện và của đặc sủng Salêdiêng, và biểu thị việc “hãy vui vẻ” mà chúng ta đã có thể nỗ lực sống ở trên trần thế và rồi vui hưởng mãi mãi trên trời. Tự nhiên, một kế hoạch đẹp như thế, đang khi, một đàng, hấp dẫn chúng ta, lại có thể làm chúng ta sợ hãi tới độ khiến chúng ta nản chí không khởi sự nó. Đáp lại cám dỗ khả dĩ này, Thánh Phanxicô Salê nói rõ ràng khi nhắc nhớ chúng ta (x. Theotimus) rằng yêu mến tha nhân và Thiên Chúa, mục đích của lòng sùng mộ, không chỉ là một đề nghị, nó là một giới luật! Chính điều đó ngăn cản chúng ta không coi nó là một mục tiêu quá cao và như thế trở thành thoái chí và bỏ luôn không nghĩ đến việc đảm trách đời sống sùng mộ.

Ý thức về những đấu tranh và yếu đuối của chúng ta, Don Bosco đã đi một bước xa hơn, và ngay cả một bước tốt hơn: chúng ta không phải là những người sùng mộ theo cách chung chung nhưng là những người sùng mộ của Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu. Theo kinh nghiệm của ngài, tặng phẩm tình yêu vốn kết hiệp chúng ta với Chúa Cha và Chúa Con (ân sủng) và một cách minh nhiên, điều dẫn tới hành động (đức ái) hầu như chạm được, chuyển giao qua sự trung gian từ mẫu của Đức Maria. Thực thế, suốt đời ngài sự hiện diện của Đức Nữ Trinh biểu thị sự hướng dẫn thường hằng trong việc thực thi sứ mệnh nhận được từ Chúa Cha: vị Thày khôn ngoan dạy nghệ thuật giáo dục giới trẻ với tình yêu, như Đức Giêsu ra lệnh trong giấc mơ chín tuổi; là bến an bình trong nghịch cảnh trong đó ta dễ dàng được sự che chở, an ủi và sức mạnh của Thánh Thần.

1.2. Trên đường tới Thiên Đàng

Thánh Luy Maria Grignon de Montfort viết trong cuốn Treatise on True Devotion, sự trung gian đặc biệt của Đức Maria trong đời sống ân sủng của con cái ngài thì có thể được bởi vì giữa mọi thụ tạo, Đức Mẹ là một thụ tạo “được đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu cách tốt nhất; nói cách khác, là thụ tạo giống Ngài nhất, gần gũi Ngài nhất. Cốt yếu, Montfort lại chỉ ra “lòng sùng mộ chân thật” không là gì khác hơn “sự canh tân hoàn hảo của những lời khấn hứa thuộc Phép Thánh Tẩy,”[11] vốn hàm ẩn khước từ sự xấu và tội lỗi và hoàn toàn gắn bó (đính kết) với Đức Kitô. Dọc theo con đường giữ những lời hứa khi chịu phép Rửa, chúng ta càng yêu Đức Maria và càng để cho ngài yêu chúng ta, thì ngài càng dẫn chúng ta vào việc làm cho mình nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu, nhờ Thánh Thần hoạt động: chúng ta biết rất rõ rằng Mẹ không gọi con cái mình ở lại với ngài, nhưng cầm tay họ dắt tới gặp gỡ Con ngài là Đức Giêsu, Con của Chúa Cha.

Vì lẽ này, hợp với Hoa thiêng năm nay, chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là Mẹ và Thày nâng đỡ chúng ta, hầu chúng ta có thể “bay bổng” theo con đường thánh thiện. Vì thế, mục đích thế trần và bình dân của ADMA được đâm rễ trong tiếng gọi này, đơn giản và mọi người có thể đến gần, để sống một cách triệt để tặng phẩm của Phép Rửa, để sống với Đức Maria ơn gọi Kitô hữu: không đòi hỏi gì nơi những thành viên hơn là điều đòi hỏi mọi người được rửa tội. Sự khác biệt nằm trong “cái bước thêm” này vốn đến từ “lòng sùng mộ chân thật”; nói cách khác, từ sự trao đổi của tình yêu hiệu quả và sốt mến với Đức Maria, vốn là một kích thích tố để liên tục tăng trưởng trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Từ quan điểm này, rõ ràng là mặc dù nó trực tiếp, mật thiết và thường hằng, mối liên hệ thiêng liêng với Đức Maria không trở thành “một cái gì cô lập, nhưng hướng tới đời sống Kitô hữu trong tất cả sự sung mãn của nó […]. Mối liên hệ với Mẹ của Chúa, và cũng là mẹ chúng ta, vốn hệ tại ở việc hiến mình và trong sự sẵn sàng cho sứ mệnh, dẫn tới một câu trả lời trưởng thành và kiên trì cho Đức Kitô và qua Ngài cho Chúa Cha trong Thần khí.”[12] – Như Don Bosco đã hiểu rất rõ – Chỉ có tình yêu mới cho chúng ta chắp cánh trên hành trình cuộc đời. Tình yêu hỗ tương vốn được trao đổi giữa Đức Maria và những “người sùng mộ” của Mẹ chính là tặng phẩm mà những thành viên của ADMA được gọi để mang tới mọi nơi họ sống và làm việc, nó là một ơn gọi chân chính và một lời mời gọi sống ơn gọi Kitô hữu với sức sinh động và năng lực.

Điều này chỉ có thể được nếu cõi lòng chúng ta đầy tình yêu Thiên Chúa cũng như đối với Đức Maria. Theo nghĩa này Don Bosco là một khuôn mẫu thực sự. Cha Phêrô Brocardo nhìn nhận điều này khi tuyên bố: “Don Bosco, một vị thánh đầy Thiên Chúa, đồng thời là một vị thánh đầy Đức Maria. Thực vậy, với Thiên Chúa và lệ thuộc vào Thiên Chúa ở tận trung tâm, toàn bộ cuộc đời ngài xoay quanh Đức Nữ Trinh. Trước giấc mơ 9 tuổi, Đức Maria đã hiện diện sống động (sinh tử) trong đời ngài, vì người mẹ thánh thiện dưới trần của ngài: “Gioan yêu dấu… khi con sinh ra trên trần mẹ đã dâng hiến con cho Đức Nữ Trinh”. “Đức Giêsu sẽ nói cho ngài, Ta là Con của Đấng mà mẹ con dạy con phải chào ba lần một ngày.”[13]

Nhìn vào lại kinh nghiệm của Don Bosco với Đức Maria chúng ta trở nên ý thức về cách thức Đức Maria có thể là khuôn mẫu và bà giáo trong mọi khía cạnh cơ bản của đời sống Kitô hữu. Nay chúng ta muốn vắn gọn nhìn vào những điều này.

1.2.1. Đức Maria mời gọi tới bàn tiệc trên trời

Trong kinh nghiệm của Don Bosco, tình yêu đối với Đức Maria và tình yêu đối với Thánh Thể luôn đi cùng nhau; chúng là hai cột trụ nâng đỡ đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Trong ý tưởng của Don Bosco về Đức Maria mà chúng ta có thể khám phá cách đặc biệt từ những giấc mơ của ngài, Đức Maria trình bày mình như Bà Mẹ hay Nữ Hoàng đang đợi những người trẻ ở cuối hành trình cuộc đời đầy thách đố của họ và mời họ tham dự bàn tiệc trên trời. Như một bà chủ nhà tốt lành, Đức Maria đón chào thực khách, sau khi đã chuẩn bị cỗ bàn sẵn sàng. Bàn tiệc trên trời, đúng như bàn tiệc Thánh Thể vốn liên lỷ tiền dự và chuẩn bị cho nó, là nơi chốn hiệp thông hoàn hảo. Sự hiệp thông với Thiên Chúa và giữa chúng ta là mục đích tối hậu của Kitô giáo. Đức Giêsu hiến mình trên thập giá để chúng ta được tiếp nhận lại vào hiệp thông với Chúa Cha; Ngài hiến mình trong bánh Thánh Thể hầu chúng ta có thể nên một với Ngài. Theo cùng một cách thức, “Những người sùng mộ” của Mẹ Phù hộ các Giáo hữu được mời gọi để là những vai chính trong cử hành Thánh Thể, khi hiến dâng đời mình, niềm vui và nỗi buồn, hầu sự hiệp thông có thể tăng trưởng: trong gia đình, nơi làm việc, trong cộng đoàn Giáo hội.

1.2.2. Đức Maria bà giáo khôn ngoan

Đức Maria trình bày chính mình cho Don Bosco như bà giáo khôn ngoan từ giấc mơ 9 tuổi. Thánh sử Luca vẽ một bức tranh về Đức Maria như một người nữ khôn ngoan, vốn giữ và suy gẫm mọi sự trong lòng mình. Thực thế sự khôn ngoan theo Kinh Thánh được coi là khả năng chăm chú lắng nghe Lời Chúa vốn có thể được nghe thấy trong cuộc sống hằng ngày. Đức Maria là một ngôn sứ bởi vì ngài có cõi lòng lắng nghe, biết làm thế nào để học từ thực tại và biết làm thế nào để nhận ra trong đó những dấu chỉ rằng Thiên Chúa can thiệp và cứu độ. Trong những giấc mơ có đặc tính thánh mẫu của Don Bosco, Đức Maria thường trình bày chính mình như một người nữ của dân chúng: thực tiễn, linh hoạt, người trở thành khôn ngoan từ kinh nghiệm đời sống của mình. Đức Maria dạy Don Bosco bắt đầu từ kinh nghiệm và dựa trên kinh nghiệm để xa tránh những chia trí, để kích động tâm trí của các môn đệ ngài. Từ đây, tầm ảnh hưởng của mẹ Magarita trên cách Don Bosco nhìn Đức Maria thì rõ ràng. Như mẹ Magarita, “những người sùng mộ” của Đức Mẹ Phù hộ phải là những ngôn sứ trong đời sống họ, trong sự thuần thục của họ khi để cho mình bị thách đố bởi những biến cố, để nhờ đến kinh nghiệm giá trị và để chính mình được dẫn dắt từng bước bởi Thần khí. Họ là những ngôn sứ trước hết bởi vì họ là những chứng nhân, rồi, – như những nhà giáo dục – họ có thể đồng hành với những người khác trên hành trình cuộc đời.

1.2.3. Đức Maria sự trợ giúp mạnh thế chống lại sự dữ

Đức Maria thường trình bày mình cho Don Bosco như Nữ Hoàng. Bức tranh tráng lệ về Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu trong Vương cung Thánh đường ở Turin cũng miêu tả Mẹ theo cách này: trong vẻ huy hoàng, được triều thần trên trời vây quanh, đầu Mẹ đội một triều thiên, tay Mẹ cầm một vương trượng. Một Nữ Hoàng “quyền thế” như ngày nay chúng ta ca tụng trong lời kinh ngắn gọn được Đấng Sáng lập soạn ra. Tuy nhiên, tính chất hoàng vương hay tư cách Nữ Hoàng, không phải là một đặc ân của Đức Maria nhưng là một tặng phẩm của Phép Rửa mà chúng ta đều được mời gọi thông phần vào. Đức Maria nhận quyền bính (sức mạnh) trực tiếp từ Hài nhi Giêsu mà Mẹ ẵm trên tay. Đấy là một sức mạnh vốn tỏ lộ cách đặc biệt trong cuộc chiến chống lại sự dữ, chống lại tội lỗi. Đức Maria là Nữ Trinh mà người Con của Mẹ rốt cục sẽ đạp dập đầu con rắn thái cổ. Trong khi giảng, Don Bosco thường nhấn mạnh đến ý tưởng này và đến sự kiện rằng Đức Maria mau chóng can thiệp bất kỳ khi nào ngài được kêu cầu với tình con thảo và chúng ta theo lời khuyên của ngài liên quan đến Đức Giêsu: “Ngài bảo gì các anh hãy làm theo” (Ga 2:5); vì Đức Maria liên lỷ can thiệp vào cuộc đời của con cái mình. Chắc chắn điều này, những “người sùng mộ” của Mẹ Phù hộ được kêu gọi chia sẻ sức mạnh nữ hoàng của Mẹ trong cuộc chiến hằng ngày chống lại sự dữ, khi giữ cho ánh sáng hy vọng hoàn toàn sống động, ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất trong đời sống gia đình, cộng đoàn, và dân tộc.

2. HÀNH TRÌNH 150 NĂM

Là Đấng Sáng lập chính là một trong những đặc tính của Don Bosco và sự thánh thiện của ngài. Điều ấy có nghĩa là người khởi đầu trong GH một trường đặc thù dạy sự thánh thiện và hoạt động tông đồ vốn phân biệt ngài giữa những đấng sáng lập thánh thiện. “Ngài khởi sự một trường chân thật dạy về một linh đạo tông đồ mới mẻ và hấp dẫn; ngài cổ xúy một sự sùng kính đặc biệt dành cho Đức Maria, Phù hộ các Giáo hữu và Mẹ Giáo hội (…) và là một gương tuyệt diệu về tình ưu ái dành cho giới trẻ, và cách riêng cho những người nghèo nhất giữa chúng”.[14]

Vì muốn đáp lại ơn sủng và những dấu chỉ đến với ngài từ trên cao, và muốn cống hiến sự nhất quán và liên tục cho công cuộc mình vì giới trẻ, Don Bosco nghe tiếng Thiên Chúa gọi để bắt đầu những mạo hiểm tông đồ mới. Đúng 10 năm sau khi thành lập Tu hội Salêdiêng và trong năm sau khi thánh hiến Vương cung Thánh đường Mẹ Phù hộ, ngài thành lập Hiệp hội những người sùng mộ của Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (18 tháng Tư, 1869).

Dịp này “làm chúng ta nhìn ra một cách ngời sáng rằng từ trời và với sự thành công lớn lao của ngài, Đức Maria tiếp tục sứ mệnh là Mẹ Giáo hội và Phù hộ các Giáo hữu mà ngài đã khởi sự trên trần.”[15] Được đưa về trời, Đức Maria rất thánh đã không bỏ vai trò của mình, đúng hơn ngài tiếp tục thực thi nó cách hiệu quả nhất. Đức Maria hiện diện sống động giữa chúng ta và tiếp tục trong lịch sử Giáo hội và nhân loại sứ mệnh từ mẫu của ngài như vị trung gian ân sủng cho con cái Mẹ.

Thật tự nhiên khi nghĩ rằng Don Bosco theo con đường thánh mẫu này, mang cả tính chất cá nhân lẫn Giáo hội bởi vì đời sống cá nhân và mục vụ của ngài đã được ghi dấu bởi một tình cảm đơn sơ nhưng sâu xa dành cho Đức Mẹ. Người ta có thể nói chắc chắn rằng tình yêu và sự sùng kính của ngài đối với Đức Maria là một sợi chỉ liên lỷ không đứt quãng chạy xuyên suốt đời ngài, một sự qui chiếu thường hằng, một kinh nghiệm đức tin mà ngài đã sống như nó đã điều biến, tiến tới và trưởng thành khởi từ những kinh nghiệm khác nhau của chính ngài và từ những biến cố Giáo hội. Don Bosco ý thức rõ ràng về sự hiện diện cá vị của Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, một điều mà ngài cảm nhận và trải nghiệm một cách rất thực tiễn mà ta dám gọi là “khách quan”.

Là đấng kế vị ngài, Chân Phước Micae thuật lại, khi nói về thành lập Tu hội Salêdiêng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, Don Bosco minh chứng niềm xác tín rằng Nữ Trinh Phù hộ các Giáo hữu là đấng “sáng lập” và cũng là “Đấng nâng đỡ” Tu hội; ngài tuyên bố chắc chắn rằng “Tu hội chúng ta được đặt định cho nhiều điều lớn lao và trải rộng khắp thế giới nếu các Salêdiêng luôn trung thành với Hiến Luật được Đức Maria cực thánh trao ban cho họ.”[16]

Nhìn lại 150 năm qua, từ ban đầu mối liên kết vĩ đại và không thể chia lìa giữa Don Bosco và sự sùng kính Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu thì hiển nhiên, thậm chí tới độ rằng đối với người Salêdiêng đây sẽ là một diễn đạt của sự trung thành với đặc sủng; đối với Con Đức Mẹ Phù hộ, nó bảo đảm cho việc họ là “một tượng đài sống động đối với Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, qua đời sống họ; và cho tất cả những người sùng mộ của Hiệp hội ADMA Don Bosco sẽ đoan chắc rằng họ đang sống một sự sùng kính mang tính Giáo hội một cách biệt loại của lối thiêng Salêdiêng, trong đó Mẹ luôn là một sự nâng đỡ vững chắc.

Don Rua viết trong lá thư khác: “Cha không hề nghi ngờ rằng giữa những người Salêdiêng với sự gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ thì cũng sẽ tăng trưởng sự kính trọng và tình mến đối với Don Bosco không kém hơn sự cam kết phải gìn giữ tinh thần ngài và bắt chước những nhân đức ngài.”[17]

2.1. Ý thức là một khí cụ của Thiên Chúa với sự trung gian của Đức Maria

Cha xét rằng không thể nói về Don Bosco và công cuộc ngài mà không chú ý đến hành trình đức tin chính ngài đảm nhận. Cha muốn làm thành của mình những lời cha Vecchi nói mà theo ý cha miêu tả rất đúng những đặc tính của lối đường được Don Bosco theo đuổi mà cha sẽ minh họa sau này. Cha Vecchi viết: “Dù không muốn là quá giáo điều, ta có thể nói rằng Don Bosco bắt đầu việc xây dựng như vị Giám đốc của một công cuộc [điều này qui chiếu đến sự kiến thiết Thánh đường Mẹ Phù hộ] và hoàn tất nó như một thủ lãnh đoàn sủng của một phong trào lớn, dù vẫn ở trong những giai đoạn sơ khai, nhưng đã có được những mục tiêu và những nét rõ ràng: ngài đã bắt đầu như một linh mục từ Turin và hoàn tất nó như một vị tông đồ của Giáo hội. Ngài tiếp tục chuyển vận từ thành phố đó tới thế giới”.[18]

Khoảng 1862 Don Bosco cảm thấy cần phải có một thánh đường lớn hơn. Nhà nguyện Thánh Phanxicô Salê quá nhỏ cho các Salêdiêng và thiếu niên Valdocco. Bốn năm trước Tu hội đã bắt đầu như “một hạt nhân nhỏ bé”. Mọi sự khiến người ta nghĩ rằng nó khởi đầu một điều gì mà sẽ trở nên lớn hơn theo thời gian. Đây cũng là năm Don Bosco gặp Maria Mazzarello (và vì thế bước khởi đầu của Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ vẫn còn trong một tương lai xa) và ghi dấu sự khởi đầu của đoàn sủng được triển nở trong thế giới phụ nữ. Cõi lòng mục tử của ngài khiến Don Bosco nghĩ về hai sự thành lập khác: Hội [Tổng] Ái hữu của Đức Mẹ Phù hộ và Cộng tác viên. Đồng thời [trước kia] Valdocco đã từng là khu vực hầu như miền quê nay đang trở nên hầu như một quận thành phố và Don Bosco thấy cần phải cống hiến cho những người này một nơi thờ phượng.

Dù sao chăng nữa, việc xây dựng một nhà thờ thì hơn hẳn chỉ là một vấn đề kỹ thuật (chuyên môn) và thu gom ngân quĩ để hoàn tất việc xây dựng. Chắc chắn nó diễn đạt con đường tiến tới mà Don Bosco đang suy nghĩ từ quan điểm thiêng liêng lẫn mục vụ, đang khi biết rằng giải thích – ngay cả đối với chuyên viên tốt nhất giữa những nhà bình luận về Don Bosco – Thánh đường này có thể biểu thị điều gì trong đời sống nội tâm của Đấng Sáng lập quả là khó khăn.

Cha Phêrô Brocardo viết: “Tất cả điều này đã không làm ngài thành vị tông đồ vĩ đại của Mẹ Phù hộ nếu nó đã không tán trợ chính kinh nghiệm đầy những điều siêu nhiên của việc xây dựng Thánh đường Đức Mẹ Phù hộ ở Valdocco, và nếu Thánh đường này đã không trở thành trái tim và “trung tâm của Tu hội“, “Thánh Đường Mẹ” của Gia đình Salêdiêng”.[19]

Với sự xây dựng Vương cung Thánh đường đó, và với mọi sự đã xảy ra vào lúc đó, với sự chống đối và “những điều kỳ diệu” bất ngờ để giải quyết những vấn đề mà Don Bosco kinh nghiệm không chỉ ngạc nhiên mà còn hầu như sợ hãi. Trên hết điều làm Don Bosco và, sau này cả thế giới, ngạc nhiên là sự kiện rằng chính Đức Nữ Trinh Maria thực sự xây dựng nhà của mình đi nghịch với mọi kỳ vọng nhân loại.

“Đây là phép lạ mà Dr. Margotti không thể chối bỏ: “Họ nói rằng Don Bosco làm phép lạ, nhưng tôi không tin. Tuy thế, ở đây có một điều tôi không thể chối bỏ và đấy là chính ngôi thánh đường lộng lẫy trị giá đến cả triệu đồng […] và nó được dựng lên trong ba năm chỉ với những dâng cúng tự phát của các tín hữu”.[20]

Đọc những trình thuật về những biến cố này quả là cảm động. Như người dân Piedmont tốt lành chính Don Bosco đã được đảm bảo về sự nâng đỡ tài chánh từ một số người có ảnh hưởng, mà như thường xảy ra là không giữ lời hứa. Trong tình trạng này Don Bosco cũng bị bỏ mặc một mình. Nhưng như được tường trình ở trên “chỉ những dâng cúng tự phát của các tín hữu đã làm cho điều không thể tưởng trở thành có thể: “Dường như điều lúc đó đã trở thành yếu tố quyết định (trong sự chọn lựa tước hiệu Phù hộ các Giáo hữu) là sự kiện về việc ngài đã kinh nghiệm ngày qua ngày rằng Đức Maria thực tế đã xây “ngôi nhà của mình” này trong mảnh đất của Nguyện xá và đã sở hữu nó để trải rộng từ nơi đây sự che chở của ngài”.[21]

Suy tư mà chúng ta đang làm có thể được tóm tắt rất đúng bằng những lời của cha Viganò: “Sau khi thành lập đền thờ này từ lúc đó trở đi tước hiệu Phù hộ các Giáo hữu là tước hiệu dành cho Mẹ Maria sẽ mãi mãi đặc trưng hóa tinh thần và việc tông đồ của Don Bosco: ngài sẽ nhìn xem toàn ơn gọi tông đồ của mình như công trình của Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu, và nhiều thành tựu lớn lao của ngài cách riêng Tu hội Thánh Phanxicô Salê, Tu hội FMA và Gia đình Salêdiêng rộng lớn, sẽ được ngài coi như một cơ sở được Mẹ Phù hộ các Giáo hữu muốn và chăm sóc”.[22]

2.2. Một kỷ niệm ta phải tạ ơn

Theo cách rất học thức nhà sử học Salêdiêng Pietro Braido miêu tả Don Bosco thành lập ADMA theo cách này: “Là một người tổ chức bẩm sinh, Don Bosco không để mặc lòng sùng kính Mẹ Phù hộ cho sự sùng mộ tự phát giản đơn. Ngài tạo cho nó sự vững bền qua một Hiệp hội có tên gọi theo tước hiệu của Mẹ. Những chứng nhân trực tiếp nhìn thấy trong thể chế này một trong những sáng kiến mật thiết nhất với cõi lòng của Don Bosco và một sáng kiến có tầm ảnh hưởng lớn rộng nhất sau ảnh hưởng của hai Tu hội và của Hiệp hội Cộng Tác viên. Chính ngài miêu tả cội nguồn của nó trong một tờ rơi Hiệp hội Những người sùng mộ của Mẹ Phù hộ các Giáo hữu được thiết lập theo Giáo luật trong Thánh đường dâng cho Mẹ ở Turin với thông tin lịch sử về tước hiệu này – do linh mục Gioan Bosco. Theo bài trình bày cho độc giả, một vài chương ngắn cống hiến một tường trình lịch sử của tước hiệu Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, từ Kinh Thánh tới trận chiến Lepanto (1571), tới cuộc giải phóng Vienna năm 1683 và, cuối cùng tới việc Đức Piô VII thiết lập ngày lễ này năm 1814. Những trang ngắn được dành cho sự sùng kính Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu ở Munich và Turin và cho những ân huệ thiêng liêng (# ân xá) được Đức Piô IX ban cho đền thờ tại Turin. Những tài liệu theo sau liên hệ đến sự phê chuẩn Hiệp hội theo Giáo luật. Tài liệu thứ nhất là vào tháng Tư 1869: Supplica của Don Bosco gởi cho Tổng Giám mục Turin, “để xin phê chuẩn Hiệp hội theo Giáo luật”. Trong đó ngài xin Giám mục “nhân từ xem xét” “dự phóng đạo đức” ấy và khảo sát những điều lệ của nó và – tuyên bố sự sẵn sàng vô giới hạn theo thói quen – “thêm thắt, hủy bỏ, thay đổi” bất kỳ điều gì có thể được coi là thích hợp, “với tất cả những điều kiện” “mà có thể được coi là thích hợp nhất để cổ xúy vinh quang của Nữ Hoàng oai phong trên trời và thiện ích của các tâm hồn”. Sự phê chuẩn của Hồng Y Ricardi ngày 18 tháng Tư thì quảng đại và nhân từ, hòa hợp với chiếu thư của ngày 16 tháng Ba mà qua nó Đức Piô IX đã ban những ân xá rộng rãi  có giá trị suốt 10 năm cho Hiệp hội sắp được dựng lên. Phần cuối của tờ giấy đó chứa đựng bản văn của điều lệ, một loạt dài những kinh nguyện và những việc sùng kính kèm theo với những ân xá tương ứng, một bài giáo lý ngắn về các ân xá nói chung, sắc lệnh ngày 22 tháng Năm 1868; với sắc lệnh này Đức Piô IX ban ơn toàn xá cho tất cả những ai “đạo đức” kính viếng “Thánh đường được dâng kính cho Mẹ Maria Nữ Trinh Vô nhiễm tại Turin dưới tước hiệu Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, vào chính ngày lễ của cùng nhà thờ đó hay vào một trong những ngày trước đó.”

Theo thói quen của ngài khi trình bày những tài liệu quan trọng, Don Bosco gán nguồn cội của Hiệp hội cho “những lời yêu cầu được lặp lại” đến từ “tất cả mọi thành phần và từ dân chúng của mọi thời đại và điều kiện” trong và sau khi xây dựng và thánh hiến Thánh đường đó. Ý tưởng là cho những người hội viên “kết hiệp trong cùng một tinh thần cầu nguyện và đạo đức có thể tôn vinh người Mẹ cao cả của Đấng Cứu thế được kêu cầu với tước hiệu đẹp đẽ là Phù hộ các Giáo hữu.”

Trong những hoàn cảnh này Don Bosco cũng mau lẹ soạn thảo những điều lệ vốn không phải là kiệt tác trong những hạn từ học thuật hay pháp lý nhưng nổi bật vì tính tức thời và thực tiễn. Ngài giữ lại mối liên kết chặt chẽ mà ngài thường làm giữa sự sùng mộ đối với Đức Maria rất thánh và Đức Giêsu hiện diện trong Thánh Thể. Đề tài được chia thành ba phần không có những tựa đề ban đầu riêng biệt: mục đích và các phương thế, những lợi ích thiêng liêng, sự tiếp nhận […] Để Hiệp hội lan truyền rộng hơn Don Bosco lo liệu để xin nó được thiết lập như một Hội Tổng Ái hữu (Archconfraternity), với năng quyền tập họp vào đó những hiệp hội tương tự hiện có hay được lập nên”.[23]

2.3. Phải đảm nhận một sự canh tân

Hội Tổng Ái hữu (Archconfraternity) của Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu như được Don Bosco gọi thế (ngày nay là ADMA), ngay từ đầu thủ đắc một chiều kích rộng lớn quốc tế, thay phiên giữa những thời kỳ sinh động lớn lao và lan tỏa rộng lớn cũng như những thời kỳ khủng hoảng và lãng quên. Năm 1988, kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, xảy ra một việc tái phát từ phía Bề Trên Cả Egidio Vigano. Một sự nhìn nhận quan trọng đến từ TTN24 của người Salêdiêng (1996) tuyên bố: ” Don Bosco cũng bắt đầu Hiệp hội những người sùng kính Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, khi làm cho họ can dự đến linh đạo và sứ mệnh của Tu hội bằng những cam kết sẵn sàng có thể hiện thực được bởi phần đa những người đơn sơ.”[24]

Ta cũng có thể nói rằng Tu hội và Gia đình Salêdiêng đã trải qua một tiến trình chín muồi trong lòng sùng kính Mẹ Phù hộ. Thực thế, linh đạo Salêdiêng chúng ta không thể tách khỏi lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu. Nó cũng là như vậy khi cố gắng – một cách phi lý – tách Don Bosco ra khỏi Đức Mẹ Phù hộ. Lòng sùng kính Mẹ Phù hộ liên kết mật thiết với “sứ mệnh” Salêdiêng và với “tinh thần” thích hợp với đặc sủng Salêdiêng mà chúng ta nhận được từ Don Bosco như một tặng phẩm của Thánh Thần.

Sự trung thành của ADMA qua tiến trình lịch sử này được lên ngôi ngày 7 tháng Mười 2003, khi Bộ lo về các Hội Dòng sống đời thánh hiến và các Hiệp Hội của đời sống tông đồ phê chuẩn Quy chế mới của Hiệp hội này.

Từ 2007 ADMA đã rõ ràng canh tân chính mình và lớn mạnh về con số cũng như phẩm chất nhờ sự can dự của các gia đình và nhờ những sáng kiến khác nhau chẳng hạn những Đại hội Quốc tế của Đức Mẹ Phù hộ tại Częstochowa (2011) và ở Turin (2015).

Về sự trợ giúp lớn lao trong tiến trình canh tân, sự tăng trưởng trong cảm thức thuộc về và sự chia sẻ đào luyện giữa hơn 800 nhóm địa phương hiện có trong thế giới là chương trình đào luyện hằng năm, sự tưởng nhớ hàng tháng đến Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, những ngày hồi tâm và cấm phòng, sự xuất bản hàng tháng ADMA trên mạng (online) theo bảy ngôn ngữ, sự phát triển web site,[25] việc phát hành Quaderni di Maria Ausiliatrice.

2.4. Theo sức năng động của hiệp thông

Tiến trình canh tân ADMA trong những năm này xảy ra trong sự hòa hợp sâu xa với sự canh tân của Giáo hội phổ quát đã dành hai Thượng Hội Đồng Giám Mục bàn về gia đình và một Thượng Hội Đồng Giám mục về giới trẻ.

Vào cuối những Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, Đức Giáo hoàng ghi nhận: “Kinh nghiệm đó làm cho những người tham gia vào Thượng Hội Đồng Giám Mục ý thức về tầm quan trọng của hình thức đồng nghị trong Giáo hội để loan báo và chuyển giao đức tin. Sự tham gia của giới trẻ đã đóng góp cho việc “thức tỉnh lại” tính đồng nghị vốn là một chiều kích cấu thành của Giáo hội […]. Như Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Giáo hội và Thượng Hội Đồng (Synod) thì đồng nghĩa” – bởi vì Giáo hội không là gì khác hơn “việc đàn chiên Thiên Chúa cùng hành trình với nhau” dọc theo những lối đường lịch sử hướng tới gặp gỡ Chúa Kitô.”[26]

Chiều kích đồng nghị này được tái xác quyết rất mạnh mẽ trong Tài liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ như cách thức thích hợp để ngày nay hiện hữu và hành động cho GH:

“Tính đồng nghị đặc trưng hóa đời sống lẫn sứ mệnh của Giáo hội, vốn là Dân Thiên Chúa được tạo thành gồm trẻ và già, nam và nữ thuộc mọi văn hóa và chân trời, và Thân mình Đức Kitô trong đó chúng ta là chi thể lẫn cho nhau, bắt đầu với những người bị đẩy ra bên lề và bị chà đạp… Chính trong những tương giao – với Đức Kitô, với người khác, trong cộng đoàn – mà đức tin được chuyển giao. Vì sứ mệnh, Giáo hội cũng được gọi để thừa nhận một cách thức liên hệ nhấn mạnh đến lắng nghe, chào đón, đối thoại và phân định chung trong một tiến trình vốn biến đổi đời sống của những người tham gia… Bằng cách này Giáo hội trình bày nình như “lều hội ngộ” trong đó lưu giữ Hòm bia Giao ước (xem Xh 25): một Giáo hội năng động, chuyển mình, đồng hành đang khi hành trình, được kiện cường bằng nhiều đặc sủng và thừa tác vụ. Do vậy Thiên Chúa làm cho chính mình hiện diện trong thế giới này.”[27]

Một diễn đạt của việc chia sẻ hành trình này là trong ADMA kinh nghiệm ngày một sinh động hơn về sự hiệp thông đức tin và việc thuộc về đặc sủng giữa những bậc sống khác nhau: được thánh hiến, linh mục, giáo dân. Có một sự tuần hoàn (lưu chuyển) các ân điển và cầu nguyện, một sự trao đổi hữu hiệu vốn giúp từng người tìm thấy và làm vững mạnh căn tính của mình. Điều này giúp vượt thắng cách thức tương giao với người khác mà đôi khi được hiểu dưới diện chức năng nếu không phải thậm chí đôi khi mang tính duy lợi, bằng cách khôi phục một tiếp cận mang tính Giáo hội hơn và dựa trên sự hiệp thông trong cùng một tinh thần Salêdiêng.

Sự nhấn mạnh trên vẻ đẹp và trên tính bổ sung của những bậc sống khác nhau là một tiếp cận được chào đón và trân trọng ngay cả từ quan điểm ơn gọi: linh mục, những người nam nữ được thánh hiến, giáo dân chia sẻ một hành trình đức tin và sự cam kết tông đồ Salêdiêng. Giữa những người được thánh hiến và giáo dân một sự hiệp thông đời sống được thiết lập vốn giúp làm giàu căn tính riêng của từng người, khi làm cho họ dễ dàng nhìn nhận sự hỗ tương nhau, sự trân trọng và hỗ trợ không chỉ ở bình diện thực tiễn của công việc nhưng còn ở bình diện huynh đệ và thiêng liêng, theo tính chất biệt loại của từng người.

Lời đề nghị này làm cho giáo dân có thể được tiếp cận và được can dự theo đúng cách. ADMA khích lệ giáo dân lãnh trách nhiệm và chia sẻ sứ mệnh không chỉ ad intra, mà cả ad extra, nghĩa là không chỉ trong những công cuộc chúng ta mà cả trong những lãnh vực khác thuộc đời sống Giáo hội và xã hội.

Chiều kích hiểu biết và phát triển của ADMA nằm ở việc đào luyện và chu toàn của giáo dân được chuẩn bị cho lối thiêng và sứ mệnh riêng cho Hiệp hội, trong sự hài hòa với Giáo hội học hiệp thông và với sự tái khám phá về ý thức mới mang tính ngôn sứ, hoàng vương và tư tế về phía giáo dân. Hơn nữa, lời hiệu triệu (kêu nài) đến đặc tính trần thế của Hiệp hội vượt thắng khuynh hướng chỉ đồng nhất hóa Giáo hội với phẩm trật và linh mục, và để khuyến khích chia sẻ trách nhiệm và sứ mệnh của Dân Thiên Chúa. Đồng thời gợi nhắc chiều kích trần thế của Hiệp hội làm nản lòng bất kỳ khuynh hướng nào nghĩ về Dân Thiên Chúa chỉ dưới những hạn từ xã hội học hay chính trị, và cổ xúy khái niệm sống động và tính chất biệt loại của Dân Thiên Chúa như Thân mình Đức Kitô. “Nhìn vào Dân Thiên Chúa phải nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta tất cả đi vào Giáo hội như người giáo dân. Bí tích đầu tiên, điều mà ghi dấu căn tính chúng ta mãi mãi và về nó chúng ta phải luôn tự hào là Bí tích Thánh Tẩy. Qua bí tích này và với sự xức dầu Thánh Thần, tín hữu được thánh hiến thành ngôi nhà thiêng liêng và chức tư tế thánh” (LG 10) […] Đối với chúng ta, ghi nhớ rằng Giáo hội không phải là hàng ưu tú của linh mục, của những người được thánh hiến, của Giám Mục, nhưng tất cả tạo thành Dân thánh trung tín của Thiên Chúa quả là tốt đẹp. Quên điều này dẫn tới nhiều nguy hiểm và sự dị dạng trong kinh nghiệm của chúng ta, cả cá nhân lẫn cộng đoàn, về tác vụ mà Giáo hội ban cho chúng ta.”[28]

Chắc chắn, sự cộng tác giữa ba bậc sống của Giáo hội đòi phải thay đổi nếp nghĩ về mục vụ vốn tác động trên mọi ơn gọi nhưng, đối với giáo dân, nó đòi phải nhận biết và trân trọng họ không chỉ như “những người cộng sự”, nhưng như những “người đồng trách nhiệm” trong đời sống và hoạt động của Giáo hội, hầu cổ xúy tiến trình chín muồi và sự cam kết của họ. Vì lẽ này trong ADMA chính giáo dân là những người có trách nhiệm hàng đầu đối với sự sinh động có uy tín và hiệu quả của Hiệp hội.

2.5. Trên đường thánh thiện

ADMA là “một con đường dẫn tới sự thánh thiện và tới việc tông đồ Salêdiêng[29] được đề xướng và sống trong bối cảnh của lời kêu gọi phổ quát tới sự thánh thiện rất thân thiết đối với Thánh Phanxicô Salê người khuyến dụ đời sống sùng mộ cho mọi người cũng như đối với người Cha của Gia đình Salêdiêng chúng ta, Don Bosco, khi ngài đặt trước thiếu niên của nguyện xá và người bình dân con đường tới sự thánh thiện thì rộng mở cho mọi người. Thánh Phanxicô Salê và Don Bosco trình bày sự thánh thiện không như một điều gì dành riêng cho một ít người ưu tuyển, nhưng luôn luôn như một tiếng gọi cho mọi người ở bất kỳ nơi nào họ sống, bất kể bậc sống, công việc hay nghề nghiệp nào của họ. Công đồng Vatican II xác quyết và công bố thực tại này. Đức Giáo hoàng Phanxicô mạnh mẽ tái xác quyết điều này trong Tông Huấn về lời kêu gọi tới sự thánh thiện trong thế giới hôm nay Gaudete et exsultate. Hoa thiêng Salêdiêng năm 2019 cũng rõ ràng và dứt khoát kêu gọi mọi người, “Sự thánh thiện cũng dành cho bạn.”

Chắc chắn nó là con đường đôi khi đòi phải lội ngược dòng, nhưng là con đường mà chính xác, vào lúc kết tận lại, là một chúc lành, nghĩa là hạnh phúc. Theo gương sáng, và được khởi hứng bởi thuyết nhân bản và sự lạc quan của Thánh Phanxicô, thật rất quan trọng phải làm cho người ta nhìn nhận rằng cũng từ quan điểm con người, sống như một Kitô hữu là một điều đã mang lại hạnh phúc trong thế giới này, bất chấp những khó khăn mà chúng ta phải chịu đựng.

Trên hết nó là một con đường thánh thiện được sống trong gia đình, khi cống hiến gương sáng cách riêng bằng việc kiên trì trong yêu thương: giữa các đôi bạn, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em, giữa giới trẻ và người già. Chúng ta cần phải muốn và tìm kiếm điều gì là tốt nhất cho người khác. Trong thực tiễn, cái “tốt nhất” này có nghĩa là chấp nhận người khác như họ là; là tìm giờ để nói chuyện, là xây dựng những mối liên hệ dựa trên tình yêu và sự kính trọng, là biết làm thế nào để cảm thông và tha thứ, là không kêu ca phàn nàn. Một gia đình vốn không từ bỏ khi đối diện với những khó khăn và trong đó cha mẹ và con cái sống đức tin của mình vào Thiên Chúa và vào sự Quan Phòng của ngài, như Thánh Gia ở Nadaret, là một trợ giúp lớn lao và một nguồn sự thiện phong phú cho Giáo hội và xã hội.

Chúng ta phải là chứng nhân từ trong Gia đình Salêdiêng trải khắp thế giới không kém hơn chúng ta cống hiến cho mọi người như những người nam nữ được thánh hiến tìm cách thực thi cái nhìn vĩ đại của Don Bosco với những diễn đạt đa dạng của đoàn sủng trong những nhóm khác nhau: làm cho con đường thánh thiện trong đời sống Kitô hữu của tất cả thiếu niên nên đơn giản và sẵn đấy cho mọi người.

Vì thế, đề xướng cho những thế hệ mới lý tưởng thánh thiện – theo Đức Giêsu – trong đời sống bình thường được tạo thành bởi học hành, tình bạn, làm việc, phục vụ, làm cho chúng biết rằng thế giới và với nó Giáo hội đã ở trong tay chúng là một vấn đề. Chính vì lẽ này ta phải trao ban cho giới trẻ một đào luyện nhân bản và Kitô hữu và đồng thời giúp chúng cảm thấy được đón chào với hy vọng và tin tưởng. Điều chính là giúp chúng biết và yêu mến Đức Kitô trong những hoàn cảnh thông thường của đời sống và sống theo sự phó thác của chúng vào Mẹ Phù hộ các Giáo hữu.

Khi ở Valdocco xảy ra là cha đi vào nhà thờ thánh Phanxicô Salê cha thấy rất cảm động, bởi vì đối với cha đó là một trong những nơi chốn ý nghĩa nhất mà chúng ta có: nó là ngôi nhà thờ nhỏ đã chứng kiến quá nhiều thời khắc thánh thiện, cầu nguyện của những thiếu niên đang lớn lên. Chính ở đây Đaminh Savio trở nên cùng một tần số với Thánh Thể đến nỗi cậu mất hết cảm thức về thời gian và không gian. Chính ở đây cậu và các bạn đã dâng mình cho Mẹ Vô nhiễm sẵn sàng chia sẻ việc theo đuổi con đường thánh thiện. Chính ở đây mẹ Magarita đã cầu nguyện. Ở đây, Micae Rua, Gioan Cagliero và những Salêdiêng khác thuộc thế hệ đầu tiên cử hành thánh lễ đầu tiên. Ở đây đời sống đức tin của rất nhiều thiếu niên ngày qua ngày đã trở thành con đường tăng trưởng trong sự thánh thiện. Cha thích nhắm mắt và tưởng nghĩ đến những thiếu niên này của Don Bosco trong nhà nguyện này, cùng một tòa nhà dầu được sơn phết khác nhau. Nó thật sự chạm đến cõi lòng cha.

Hoa thiêng năm nay mà cha đã qui chiếu tới nói cho chúng ta rằng chúng ta có thể đề xướng cho giới trẻ chúng ta những khái niệm về tặng phẩm, ân sủng, thách đố, bổn phận, cơ hội để là thánh. Trong Gia đình Salêdiêng chúng ta có 46 vị thánh, chân phước, đáng kính và đầy tớ Chúa dưới 29 tuổi.

Điều hấp dẫn nhất trong tiếng gọi nên thánh này là nó không phải là vấn đề làm điều đặc biệt, từ những điều bình thường, nhưng nghiêm chỉnh cho phép Thánh Thần hoạt động trong lòng chúng ta, trong chiều sâu của hữu thể chúng ta, trong tất cả điều chúng ta là và kinh nghiệm đang khi tiếp tục tiến bước với học hành, làm việc, tương giao, phục vụ, trại hè, ca hát – bất kỳ cái gì.

Thế giới ngày nay cần những người trẻ có những xác tín, chứ không phải những người trẻ “lạ đời”; những người trẻ đã chọn Thiên Chúa, vốn là những chứng nhân khiêm tốn và can đảm cho niềm vui Tin Mừng. Ngay cả ngày nay có nhiều người trẻ trong thế giới muốn viết bằng cuộc đời mình một trang thật đẹp với đoàn sủng chúng ta, vì được khởi hứng bởi những người trẻ đầu tiên trong Nguyện xá tại Valdocco; nơi đây một trường thật sự dạy sống thánh thiện đã bắt đầu và phát triển.

Như cha đã nói, nghĩ về những cải tổ được hoàn tất cho Nhà “Don Bosco” (Palazzo Pinardi), ngày qua ngày, trồi hiện ở đó một trường dạy sự thánh thiện mỗi ngày, tại phần bên cạnh của Don Bosco. Thực vậy, trong bối cảnh của Hoa thiêng năm nay, hàng trăm thiếu niên nam nữ và giới trẻ đã nói cho cha tại những buổi gặp gỡ khác nhau khắp thế giới rằng trong nhóm đức tin của họ, trong nhà Salêdiêng của họ, nơi chính mình hay với một vài bạn hữu chúng đã nghiêm chỉnh nghĩ về việc thật sự đảm nhiệm một hành trình của đời sống Kitô hữu thánh thiện chân chính vốn dẫn chúng tới sự thánh thiện được sống trong đời sống hằng ngày, một “sự thánh thiện mở toang cánh cửa” khi gợi nhắc một lối nói của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Cha muốn nói rằng đây không chút gì xa lạ. Đơn giản là như những người trẻ hôm qua, giới trẻ hôm nay cần cảm nhận rằng có những lý tưởng vĩ đại mà chúng nhắm đến trong cuộc đời chúng.

ADMA ngày nay cũng đang sống với sự căng thẳng thiêng liêng này. Cũng như những nhóm giới trẻ ADMA đã có và chứa đựng nhiều người trong Hiệp hội của họ, bao gồm giữa những thành viên của họ một số phụ nữ vốn đã được Giáo hội nâng lên thành gương sáng của đời sống, mà ta có thể kêu cầu để nâng đỡ trong hành trình đức tin nhờ sự chuyển cầu của họ.

Giữa những người này là Chân phước Alexandria Maria da Costa: vào ngày 12 tháng Chín 1944, cha Umberto Maria Pasquale, vị linh hướng của chị, đã ghi danh chị vào Hiệp hội ấy. Rồi có Chân phước Têrêsa Cejudo Redondo, người vợ và mẹ, tử đạo năm 1936: nàng đã can dự vào việc thành lập ADMA ở Pozoblanco (Tây Ban Nha) và được chọn làm Thư ký. Hơn nữa, Đầy tớ Chúa Rosetta Franzi Gheddo, được ghi danh năm 1928 trong nhóm ADMA của Nizza Monferato, và Carmen Nebot Soldan của La Palma del Condado (Tây Ban Nha), chết năm 2007. Những vị chân phước và Đầy tớ Chúa này được ghi nhận vì tình yêu đặc biệt đối với Thánh Thể và đối với Đức Nữ Trinh rất thánh (hai cột trụ lớn của linh đạo Salêdiêng) cũng như đối với chứng tá anh hùng cho đức tin trong đau khổ, trong tử đạo và trong đời sống gia đình. Họ cũng được kết hiệp trong việc họ chia sẻ vào đoàn sủng Salêdiêng và theo một cách riêng biệt họ cho thấy tinh thần của Don Bosco được sống trong đời giáo dân, trong gia đình và trong xã hội. Họ là những khuôn mẫu và kích thích tố cho tất cả các thành viên của ADMA và của Gia đình Salêdiêng vì sự thánh thiện của họ.

3. ĐẶC TÍNH BÌNH DÂN CỦA ĐOÀN SỦNG SALÊDIÊNG

Trong trí tưởng bình dân, đoàn sủng và công cuộc Salêdiêng thường được đi kèm với thế giới tuổi trẻ. Cùng với khía cạnh cơ bản này, ghi nhớ chiều kích bình dân của đoàn sủng này quả là rất quan trọng; điều này, Don Bosco cũng diễn đạt qua việc thành lập ADMA, được ngài cổ xúy để bảo vệ và phát triển đức tin của dân Kitô hữu bình thường. Vì vậy đức tin vào Đức Giêsu Kitô và sự phó thác cho Đức Mẹ theo tinh thần tông đồ của Don Bosco là những yếu tố cấu thành nên căn tính và sứ mệnh của Hiệp hội này.

Tầng lớp bình dân là khung cảnh tự nhiên và bình thường trong đó ta diễn đạt sự chọn lựa giới trẻ, là bối cảnh xã hội và nhân bản trong đó ta tìm kiếm và gặp gỡ chúng. Thực thế giữa giới trẻ và người bình dân có một mối quan hệ tự nhiên. Sự cam kết của Gia đình Don Bosco để đồng hành với những thế hệ mới trong nỗ lực cổ xúy sự phát triển nhân bản của chúng cũng như sự tăng trưởng trong đức tin được nhắm để nêu bật những giá trị Tin Mừng phải được tìm thấy giữa những người trẻ và người bình dân. Chính giữa toàn Dân Thiên Chúa, trong những bậc sống và tuổi tác khác nhau, ta phải tìm thấy sự trân trọng những mối liên hệ giữa các thế hệ và vai trò của gia đình; bằng cách này, đáp lại một xã hội đang thường đổ nát và mâu thuẫn, theo một cách thức đơn giản và có thể đến gần.

Cách đặc biệt, chiều kích bình dân của sứ mệnh Salêdiêng là nét phân biệt của chúng ta và là sự diễn đạt tiêu biểu (độc đáo) của đoàn sủng sáng lập: “Được soi sáng từ trời cao, Don Bosco cũng chú ý đến những người lớn, ưu tiên cho những người khiêm hạ và nghèo khổ, những tầng lớp lao động, những tầng lớp thấp nhất trong thành thị, những người di dân, những người bị loại ra bên lề, tắt một lời, tất cả những người cần được giúp đỡ nhất về vật chất và tinh thần. Trung thành với sự hướng dẫn của Don Bosco, các Nhóm của Gia đình Salêdiêng chia sẻ sự chọn lựa ưu tiên này. Hiệp hội Mẹ Phù hộ đã xen nhập vào Nội Quy mới của mình công việc tông đồ hướng đặc biệt tới những tầng lớp lao động.”[30]

Khi tận hiến cho cộng đoàn dân chúng rộng lớn và đa dạng này “trong những điều kiện sống hằng ngày”, chúng ta có một kinh nghiệm rất thật về Thiên Chúa: “Thế giới của những tầng lớp lao động là bối cảnh tự nhiên và thông thường trong đó chúng ta gặp gỡ giới trẻ cách riêng những em cần được giúp đỡ hơn cả. Gia đình Don Bosco cam kết nhắm tới dân chúng bình dân khi nâng đỡ nỗ lực của họ để phát triển nhân bản và tăng trưởng trong đức tin, khi chỉ ra và cổ xúy những giá trị nhân bản và Tin Mừng nó biểu thị, chẳng hạn ý nghĩa đời sống, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn và thực thi tình liên đới. Don Bosco cũng vạch ra với Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng và Hiệp hội Mẹ Phù hộ, một lối đường giáo dục đức tin cho dân chúng, khi lợi dụng tốt đẹp những nội dung của các lòng sùng mộ tôn giáo bình dân”.[31]

3.1. Những lòng sủng mộ tôn giáo bình dân (hay “lòng đạo đức bình dân” hay “lối thiêng bình dân”)

Bởi vì nền đào luyện ngài nhận được trong gia đình và tình trạng tôn giáo địa phương, và bởi vì cách thức tổ chức công cuộc mục vụ của ngài với giới trẻ, Don Bosco đã lợi dụng tốt đẹp những lòng sùng mộ tôn giáo bình dân khi coi chúng diễn đạt một cái nhìn lành mạnh về đời sống, và một cách thức tốt đẹp để hòa trộn đời sống và đức tin, cổ xúy những hình thức đạo đức và lối thiêng Kitô hữu tốt tươi. Lời dạy của Giáo hoàng trong Giáo hội và suy tư thần học trong những thập niên mới đây quả là sâu xa và phong phú. Nó đã soi sáng và xác định chúng ta trong cùng niềm xác tín mà Don Bosco đã có và ngày nay chúng ta cũng đang cổ võ và nuôi dưỡng qua ADMA khắp thế giới.

Về điều này Thánh Phaolô VI viết trong Tông huấn Evangelii nuntiandi:

“(…) Nếu được định hướng tốt đẹp, trên hết do một khoa sư phạm loan báo Tin Mừng, lòng đạo bình dân có giá trị phong phú. Nó biểu lộ sự khát mong Thiên Chúa mà chỉ những người đơn sơ và nghèo khổ có thể biết. Nó làm cho dân chúng có thể quảng đại và hy sinh ngay cả tới mức anh hùng, khi nó là vấn đề tỏ lộ đức tin. Nó can dự đến một sự hiểu biết sắc sảo về những thuộc tính sâu xa của Thiên Chúa: tình hiền phụ, sự quan phòng, sự hiện diện yêu thương thường hằng. Nó khai sinh những thái độ nội tâm mà ta không thấy trong cùng một mức độ ở nơi khác: sự kiên nhẫn, cảm thức về thập giá trong đời sống hằng ngày, sự ly thoát, sự rộng mở cho người khác, sự sùng mộ (…) Khi nó được định hướng tốt đẹp, đối với phần đa dân chúng, lòng đạo bình dân này có thể ngày một hơn là một cuộc gặp gỡ chân thật với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.”[32]

Đức Giáo hoàng Phanxicô nhận xét làm thế nào trong cùng một tài liệu vị tiền nhiệm của mình Đức Phaolô VI đề nghị dùng hạn từ đạo đức bình dân hơn là lòng đạo bình dân và sau này làm thế nào các Giám mục Mỹ Latinh trong tài liệu Aparecida đi một bước xa hơn và nói về linh đạo bình dân. “Cả ba khái niệm này đều giá trị nhưng hòa hợp.”[33]

Đang khi ý thức rõ rằng chúng ta luôn cần phải chú tâm đến sự thanh luyện những diễn đạt khác nhau của tính tôn giáo này, Đức Giáo hoàng coi nó là một hình thức loan báo Tin Mừng chân chính, để được cổ xúy và trân trọng mà ta không chút giảm thiểu tầm quan trọng của nó: “Thật sai lầm tin rằng những người đi hành hương sống một linh đạo không cá nhân nhưng “bầy đàn” (en masse). Thực thế, những cuộc hành hương mang với họ lịch sử, đức tin của chính họ, những nét sáng và tối của cuộc đời họ. Mỗi người mang trong lòng mình một niềm hy vọng đặc biệt và một lời cầu nguyện đặc thù. Những người đi vào một đền thánh lập tức cảm thấy thoải mái như ở nhà, được đón chào, thông cảm và nâng đỡ”.[34]

Chúng ta đặt lòng sùng kính Mẹ Phù hộ trong Gia đình Salêdiêng được Don Bosco cha chúng ta cổ xúy chính trong bối cảnh Giáo hội này.

3.2 Lòng sùng kính Mẹ Phù hộ các Giáo hữu

Lòng sùng kính Mẹ Phù hộ các Giáo hữu được Don Bosco hiểu và cổ xúy chính từ quan điểm về sự trợ giúp và bảo vệ đức tin của Dân Thiên Chúa, bị cám dỗ bởi những ý thức hệ vốn loại bỏ cảm thức Kitô hữu về ý nghĩa đời sống, và bởi nhiều phong trào tấn công đức tin và sự hiệp nhất của Giáo hội được thiết lập trên hòn đá vững chắc là lời tuyên xưng đức tin của Phêrô. Nơi Don Bosco lòng sùng kính Đức Mẹ Phù hộ không phải là việc nhấn mạnh đến một tước hiệu vốn là đặc thù, độc đáo mà trước kia không được biết đến; đúng hơn, nó qui chiếu tới Đức Maria với vai trò là mẹ của mọi người, đấng can thiệp vào công cuộc thành lập Gia đình của Mẹ, khi theo cách này, ta có thể nói, thực hiện công cuộc của cả hai. Don Bosco xác tín sâu xa và không lay chuyển điều này: “Mẹ làm hết mọi sự”. Chúng ta có thể tin tưởng vào Đức Maria. Vì thế, chúng ta có thể trao phó chính mình cho ngài. Trong tinh thần Giáo hội đó, Giáo hội nhìn nhận và cho phép tất cả điều này vốn coi trọng những diễn đạt công cộng và riêng tư khác nhau trong phụng vụ, học thuyết, linh đạo, đạo đức bình dân. Don Bosco thâm tín rằng với thời gian có thể thực hiện niềm đam mê tông đồ Da mihi animas cetera tolle chỉ khi nó được gắn liền vững chắc với những cột trụ lớn của khoa linh đạo và khoa sư phạm Kitô hữu và Salêdiêng: Bí tích cực trọng và Đức Maria rất thánh. Từ sự canh tân lòng sùng mộ dành cho Đức Giêsu trong Thánh Thể và Mẹ Phù hộ những tương giao huynh đệ mới có thể được xây dựng lên; chúng có thể phát triển và khuyến khích những tiến trình tốt đẹp của phân định và gợi lên hành động giáo dục và mục vụ hòa hợp với Tin Mừng.

Làm cho Đức Mẹ Phù hộ được biết đến, yêu mến và phục vụ là trách vụ chúng ta muốn đảm nhận được những lời tiên tri của Don Bosco, vị tông đồ của Mẹ Phù hộ, khích lệ: “Sự sùng kính này, nói cách khác, tình yêu này, sự tin tưởng này, sự mê say và kêu nài tới Đức Mẹ Phù hộ đang lớn lên hơn mãi giữa các tín hữu, và dẫn ta nói rằng thời sẽ đến khi mọi Kitô hữu tốt lành cùng với lòng tôn sùng Bí tích cực thánh và Thánh Tâm Đức Giêsu sẽ hãnh diện tuyên xưng một sự sùng kính dịu dàng đối với Mẹ Phù hộ.”[35]

Thực vậy, “Trong Gia đình Salêdiêng, Hiệp hội ấy nhấn mạnh và lan truyền lòng sủng kính bình dân đối với Đức Mẹ như một phương thế loan báo Tin Mừng và thăng tiến tầng lớp lao động và những thiếu niên nghèo khổ.[36]

Thực vậy, nhấn mạnh rằng sự kiện ADMA thuộc về Gia đình Salêdiêng không phải là một cái gì chung chung (generic), nhưng được đâm rễ trong lòng sùng kính Đức Maria đặc thù mà Don Bosco đã sống và lan truyền quả là rất quan trọng. Đặc tính thánh mẫu của Hiệp hội ấy diễn đạt một trong những cấu tố tạo thành đoàn sủng và tinh thần Salêdiêng nhấn mạnh đến sự cam kết để gìn giữ, thực thi và bảo vệ đức tin giữa Dân Thiên Chúa. “Ngày nay khi đức tin bị thử thách và nhiều người trong Dân Thiên Chúa tỏ ra khổ não bởi vì sự trung thành của họ với Chúa Giêsu,[37] khi nhân loại (…) đang kinh nghiệm một sự khủng hoảng nghiêm trọng về những giá trị thiêng liêng, Giáo hội cảm thấy cần sự can thiệp hiền mẫu của Đức Mẹ: kiện cường Giáo hội đính kết với Chúa và Đấng Cứu độ duy nhất, để trao ban một sự sinh động mới và can đảm cho những cội nguồn Kitô hữu đối với việc loan báo Tin Mừng cho thế giới, để soi sáng và hướng dẫn đức tin của các cộng đoàn và cá nhân, và cách riêng để giáo dục người trẻ trong ý nghĩa Kitô hữu về đời sống mà Don Bosco đã hiến mình hoàn toàn cho chúng như người cha và vị thày.”[38]

3.3 Đại hội Quốc tế lần thứ tám của Hiệp hội Đức Mẹ Phù hộ

Từ quan điểm này cha vui sướng gợi nhắc đến việc cử hành Hội nghị Quốc tế lần thứ tám của Hiệp hội Mẹ Phù hộ sẽ xảy ra tại Buenos Aires, Achentina, giữa ngày 7-10 tháng Mười Một 2019 với tựa đề: với Đức Maria, Người Nữ tin.

Biến cố này, đặt việc lắng nghe Lời Chúa ở tại trung tâm, cho thấy đức tin vào Đức Giêsu được chuyển giao làm sao từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi kể những kỳ công được Thiên Chúa thực hiện. Tất cả điều này đều trước tôn nhan Mẹ, Đức Maria đón chào Đức Giêsu và mang Ngài trong cung lòng trinh nữ, và vì thế Đức Maria cũng là mẹ, bà giáo và người hướng đạo trong đức tin, cách đặc biệt trong sự đồng hành với những thế hệ trẻ hơn, trong hành trình của họ đến sự thánh thiện.

Đại hội Quốc tế lần thứ 8 của Hiệp hội Mẹ Phù hộ là một biến cố của Gia đình Salêdiêng được cổ xúy bởi Hiệp hội Mẹ Phù hộ (ADMA), theo những lời đề nghị của Bề Trên Cả và trong đối thoại với Ban Thư ký của Gia đình Salêdiêng và với Gia đình Salêdiêng ở Achentina.

Sự chọn lựa quốc gia này được nhắm là một lời nhắc nhớ đến biên cương truyền giáo đầu tiên đối với Don Bosco và đồng thời là tầm quan trọng đặc biệt mà sự sùng kính Mẹ Phù hộ đối với Giáo hoàng Phanxicô. Vương cung Thánh đường Mẹ Phù hộ ở khu vực Almagro ở Buenos Aires là nơi mà tại đó Jorge Mario Bergoglio được rửa tội và ở đó ngài thường diễn đạt tình yêu đối với Mẹ Phù hộ, mãi đến khi ngài phải rời bỏ quê hương vì được chọn vào ngai tòa Phêrô.

4. TỪ NHÀ CỦA ĐỨC MARIA TỚI CÁC MÁI ẤM CỦA CHÚNG TA

Đoàn sủng Salêdiêng trong sự sinh động của gia đình trở lại cội rễ của mình, và gia đình trong cuộc gặp gỡ với tinh thần của Don Bosco tăng trưởng trong sự sinh động và niềm vui của Tin Mừng. Chúng ta đang chú ý đặc biệt đến hiện trạng của gia đình, tiêu điểm hàng đầu của giáo dục và là chỗ thứ nhất để loan báo Tin Mừng. Toàn Giáo hội trở nên ý thức về những khó khăn nghiêm trọng trong đó gia đình sống và nhận biết cần phải cống hiến những hình thức trợ giúp ngoại thường trong sự đào luyện, phát triển của gia đình cũng như trong việc thực thi có trách nhiệm trách vụ giáo dục của gia đình. Bằng cách này ta thấy rằng Mục vụ Gia đình và Mục vụ Giới trẻ cần phải rộng mở với nhau và cần cùng hành trình với nhau.

Trong Gia đình Salêdiêng “cần phải chú tâm đặc biệt đến gia đình, nơi chốn ở đó tiến trình phát triển nhân bản bắt đầu; điều đó được nhắm chuẩn bị người trẻ cho tình yêu và chấp nhận đời sống, và là trường học đầu tiên dạy tình liên đới giữa mọi người và các dân tộc. Tất cả đều được dấn vào việc đảm bảo rằng gia đình được cung cấp phẩm giá và được xây dựng lành mạnh hầu có thể trở thành một “giáo hội tại gia” nhỏ bé ngày một hiển nhiên hơn mãi.”[39]

Sự chú tâm đến gia đình được nhằm làm phát triển nhân bản, loan báo Tin Mừng và giáo dục những thế hệ mới: “Việc hình thành ‘những Kitô hữu tốt và những công dân ngay chính’ là mục đích thường được Don Bosco diễn tả để chỉ tới mọi sự mà người trẻ cần thiết để sống đời sống nhân bản và Kitô hữu cách sung mãn: áo quần, lương thực, nơi ở, công việc, học hành, giờ rảnh rỗi; niềm vui, tình bạn; đức tin tích cực, ân sủng Thiên Chúa, con đường tới sự thánh thiện; sự tham gia, tính năng động, một chỗ đứng (địa vị) trong xã hội và trong Giáo hội.”[40]

Hiệp hội Đức Mẹ Phù hộ cũng được canh tân về điều này và ngày càng đảm bảo một chỗ cho các gia đình và các cặp vợ chồng trẻ hiện diện; dưới sự hướng dẫn của Đức Maria họ đang chia sẻ một hành trình đời sống bao gồm đào luyện, chia sẻ và cầu nguyện. Đức Maria là Mẹ và Bà giáo của nền giáo dục cần thiết để trở thành các cặp vợ chồng và cha mẹ. Sự canh tân này là kết quả của một mệnh lệnh biệt loại từ phía Bề Trên Cả Pascual Chavez, sau Đại hội Quốc tế lần V của Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu tại Mexicô (2007), một mệnh lệnh mà cha cũng xác quyết nhân dịp Đại hội ở Turin năm 2015.

ADMA hỗ trợ vợ chồng trung thành với ơn gọi của mình, trợ giúp lớn lao trong giáo dục trẻ em. Kế hoạch của ADMA là nhìn vào các gia đình từ quan điểm của toàn thể gia đình. Nó liên kết bước tiến của cha mẹ và của con cái họ với nhau. Thực thế chính trong việc nhìn thấy cha mẹ cầu nguyện và chia sẻ đức tin mà trẻ em học để sống trong gia đình trước tôn nhan Đức Giêsu và Mẹ Maria. Trong việc chăm sóc con cái cha mẹ trở nên thâm tín rằng chứng từ của họ đối với đức tin là tặng phẩm tốt nhất họ có thể cống hiến [cho con cái], là gia sản quí báu nhất họ có thể để lại cho chúng.

Từ đây đi tới sự cam kết để đảm bảo rằng các gia đình trong đời sống hằng ngày của họ trở thành những chỗ đặc biệt để phát triển nhân bản và Kitô hữu khi họ thực hành các nhân đức vốn tạo hình cho chính đời sống. Nhất thiết phải hành trình với các gia đình, đồng hành vói họ trong những tình cảnh phức tạp mà họ thấy mình đang phải đương đầu với chúng, tìm ra những con đường mới và những chiến lược chung để hỗ trợ các cặp vợ chồng trong ơn gọi hôn nhân của họ.

Gia đình là nguồn mạch hàng đầu của giáo dục và là mảnh đất phì nhiêu cho sự phát triển Kitô hữu. Đề xướng một lối đường Kitô hữu cho giới trẻ ngày nay cộng tác với gia đình của chúng và đồng hành với họ quả là cơ bản. Những nơi chốn mà trong đó điều này có thể xảy ra bao gồm tất cả các lãnh vực của đời sống tình cảm và kinh nghiệm gia đình: giáo dục các thiếu niên và người trẻ tới tình yêu, chuẩn bị những người đính hôn cho đời sống gia đình, đồng hành với những đứa con, nam cũng như nữ, mà cảm thấy được kêu gọi tới đời sống thánh hiến hay tác vụ linh mục, cử hành hôn phối, đồng hành với những người trẻ lập gia đình và các bậc cha mẹ, chú ý đặc biệt đến những gia đình gặp khó khăn và trong những tình trạng bất thường, linh đạo hôn nhân và gia đình từ quan điểm của lối thiêng Salêdiêng.

4.1 Một Hành trình Gia đình thân ái

Đây là kinh nghiệm ta tìm thấy trong ADMA, theo chân Don Bosco. Nó là một kế hoạch để sống tới mức sung mãn tiếng gọi là vợ chồng và cha mẹ, anh em chị em, khi tìm thấy trong đời sống hằng ngày thời giờ cầu nguyện, đối thoại, tha thứ và yêu thương. Bằng cách này chính trong sự hài hòa với phong thái gia đình của sự nhân hậu mến thương thuộc đoàn sủng Salêdiêng, phong thái của nguyện xá, dưới cái nhìn của Đức Giêsu, Thánh Giuse và Đức Maria, cố gắng sống mọi thời khắc ngay cả những giờ khắc tẻ nhạt nhất trong tình yêu hỗ tương mà không mất hy vọng. Chứng tá tốt nhất là bảo đảm đúng cách thức mà Thánh Thể và Đức Mẹ Phù hộ thật sự trở thành cột trụ của đời sống, những điểm qui chiếu trong những khó khăn của mọi ngày. Giấc mơ của Don Bsoco về hai cột trụ trở thành cốt lõi trong hành trình của các gia đình. Tình yêu giữa vợ chồng được canh tân mỗi ngày, sự tăng trưởng thiêng liêng như những cá nhân và như gia đình, sự đào luyện cho bậc cha mẹ trong trách vụ khó khăn của giáo dục, tình bạn giữa con cái làm cho chúng có thể chia sẻ đức tin và làm chứng về đức tin cho những người khác. Mỗi gia đình tham gia theo những khả thể tính của nó. Họ cũng được mời gọi chia sẻ vào đời sống Giáo hội địa phương, khi tham gia tích cực vào các hoạt động giáo xứ và trong nguyện xá. Tất cả điều này dường như đối với cha là một con đường vĩ đại để trung thành diễn đạt và phát triển điều mà Don Bosco đã làm, với một nhãn quan thần học và Giáo hội đương thời.

4.2. Gia đình của các gia đình

Ngày nay không gia đình nào có thể đi riêng rẽ. Văn hóa khoái lạc và quấy rối, không nói đến sự cô tịch mà thông thường là một nét trong những phong thái sống của các dân tộc, khiến cần phải kiến tạo những nơi chốn ở đó các giá trị Kitô hữu có thể được phản ánh (suy tư) và vun trồng với những giá trị khác. Điều này có nghĩa là làm việc hướng tới việc trở thành một Gia đình của các gia đình, khi chia sẻ những niềm vui và cùng nhau gánh vác những gánh nặng và lao nhọc, đang khi ghi nhớ một vài điểm.

Đặt hôn nhân ở trung tâm và Đức Giêsu ở trung tâm của hôn nhân

Cố gắng sống ơn gọi của vợ chồng và cha mẹ ý thức rằng cần thiết phải mang Đức Giêsu vào đời sống hằng ngày, đặt vào trong tay Ngài những âu lo và lao nhọc của họ, niềm vui và hy vọng dưới sự hướng dẫn của Đức Maria và sự che chở của Thánh Giuse. Thiên Chúa muốn mặc khải chính mình qua “đời sống hằng ngày của các đôi bạn”, trong việc kiện cường mối tương giao của họ, trong giáo dục con cái, trong cam kết với công việc của họ và với việc tông đồ.

Đảm bảo tính tối thượng của ân sủng

Mọi gia đình nhận lấy tặng phẩm và ân sủng. Khi hằng ngày trung thành cầu nguyện, ý thức tăng trưởng về việc là con cái được Thiên Chúa yêu mến, cũng như tình yêu hôn nhân và gia đình tăng trưởng. Trong cầu nguyện Thiên Chúa canh tân mỗi ngày ân sủng nhận được trong Bí tích hôn nhân, làm đầy đời sống bằng ý nghĩa.

Kinh nghiệm cầu nguyện dẫn tới yêu mến như thế nào

Những tặng phẩm nhận được trong đời sống cầu nguyện và đào luyên được ban lại trong đời sống hằng ngày. Điều này theo nhiều cách thức khác nhau: từ việc rộng mở trước những nhu cầu của gia đình gần bên hay gặp khó khăn, tới một sự cam kết mục vụ cách riêng vì giới trẻ và những người nghèo nhất hay trong đào luyện và chia sẻ đức tin với những gia đình khác dành sự chú tâm đặc biệt cho những gia đình trẻ hơn hầu kinh nghiệm chiếm được bởi những người đã không còn trên cuộc hành trình nữa có thể được tùy ý họ sử dụng.

Được đồng hành cách thiêng liêng

Sự đồng hành thiêng liêng của các cá nhân và các cặp vợ chồng thì cơ bản, với sự hiện diện của các linh mục, những người được thánh hiến và các cặp vợ chồng vốn đảm nhận hành trình đẹp đẽ của gia đình, đời sống hôn nhân, Kitô hữu và Salêdiêng và như vậy trở thành những người hướng dẫn có giá trị trong hành trình đức tin, chia sẻ kinh nghiệm Thiên Chúa vốn ở tại tâm điểm của ơn gọi và sứ mệnh của họ.

4.3. GIỚI TRẺ ADMA

Một ân sủng đặc biệt của Mẹ Phù hộ là khởi sự (khai mào) những nhóm trẻ muốn làm thành của mình linh đạo và sự cam kết tông đồ của ADMA. Cùng với các gia đình “việc tháp nhập” của người trẻ có thể được coi là một ân điển quan phòng của Mẹ Phù hộ Đấng chăm sóc những thế hệ mới. Đây là một điểm quan trọng cần ta tiếp tục suy tư và thảo luận, cũng như trân trọng những tình trạng quan phòng mà ta có thể gặp được. Chắc chắn con đường đi tới là con đường của việc liên đới với Mục vụ Giới trẻ và của việc cung cấp cho giới trẻ những kinh nghiệm và hành trình có ý nghĩa.

Giới trẻ ADMA là một dự phóng đời sống Kitô hữu được nhắm đến các thiếu niên và giới trẻ, theo đoàn sủng của Don Bosco: sống với Mẹ Phù hộ một kinh nghiệm đức tin về tình yêu Chúa Cha, về công trình cứu độ của Chúa Con, về sức mạnh của Thánh Thần, đặt mình phục vụ Tin Mừng và Giáo hội. Nó hệ tại ở việc hân hoan và sẵn sàng đón chào tặng phẩm ân sủng này và làm cho nó sinh hoa kết trái qua những chọn lựa đời sống thực tiễn và nhất quán.

Nghĩ về giới trẻ và về sự sùng kính Đức Maria chúng ta không thể quên điều Don Bosco đã yêu cầu các trẻ của ngài và cách thức ngài dẫn chúng yêu mến Đức Nữ Trinh. Giữa nhiều người có thể được nhắc đến, chúng ta có thể tìm thấy những gương sáng của điều này trong các tiểu sử của Đaminh Savio [41] và của Micae Magone [42] mà Don Bosco viết.

Về Đaminh Savio, Don Bosco viết: “lòng sùng mộ của cậu dành cho Mẹ Thiên Chúa thì vô hạn. Ngày ngày cậu làm một hành vi khổ chế bé nhỏ tôn kính Mẹ (…). cậu sùng kính rất đặc biệt Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ. Mỗi lần tới nhà thờ cậu luôn kính viếng bàn thờ của Mẹ, và ở đó quì trước Mẹ, xin Mẹ giữ lòng mình thoát khỏi mọi sự ô uế (…). Cậu không chỉ thực hành sùng kính Đức Maria song cậu không bao giờ hạnh phúc hơn là khi cậu có thể thành công để đem người khác tới tôn kính Mẹ”.

Về Micae Magone Don Bosco viết: Ta cần nói rằng sự sùng kính Đức Nữ Trinh là một hỗ trợ cho mọi Kitô hữu trung thành, nhưng cách riêng cho giới trẻ (…). Magone chúng ta ý thức chân lý quan trọng này vốn được Chúa Quan phòng mặc khải cho cậu. Cậu muốn tận hiến mình cho Đức Maria, nhưng vị linh hướng của cậu bảo rằng cậu còn quá trẻ để làm những lời khấn quan trọng như thế.” Micae Magone trả lời: “Con muốn hiến mình hoàn toàn cho Đức Maria: và nếu con tận hiến mình cho Mẹ, Mẹ sẽ giúp con giữ lời hứa ấy.”

Truyền thống giáo dục Salêdiêng về tình yêu dành cho Đức Nữ Trinh phải làm chúng ta suy nghĩ rất nghiêm chính về những cách thức vun trồng khía cạnh này trong những chương trình mục vụ giới trẻ. Chính vì lẽ này, như một diễn đạt chiều kích tuổi trẻ của ADMA, những người trẻ tham gia đầy đủ vào tinh thần và đời sống của Hiệp hội đó theo những cách thức và những dịp thích hợp cho họ. Sự kiện rằng ở một số nơi trên thế giới và cách riêng trong Trung Tâm ADMA chính ở Turin nhiều thanh thiếu niên và người trẻ là con cái của các cặp thuộc về ADMA có tầm quan trọng đặc biệt: đây là một sự trợ giúp cho những hành trình đức tin dưới diện các thế hệ, chú tâm tới tình trạng gia đình và được ghi dấu bằng tinh thần gia đình. Trong một bối cảnh xã hội-văn hóa cũng được ghi dấu bởi chủ thuyết tương đối về nhân học và đạo đức, chúng ta nhận biết rằng những mối liên hệ mật thiết với gia đình là một tặng phẩm thật sự chân thật thêm cho tính hiệu quả tông đồ của ADMA, cho việc đào luyện tình cảm của người trẻ và cho sự canh tân giáo dục có tiềm lực theo Tin Mừng. Thực sự ta cần nhận biết trong mọi cộng thể Kitô hữu vai trò giáo dục không thể thay thế được của các bậc phụ huynh và những thành phần khác của gia đình. Trước hết chính cha mẹ trên cơ bản hằng ngày cho thấy Thiên Chúa chăm sóc mọi người trong tình yêu vốn liên kết họ với nhau và với con cái họ.

Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ năm 2018 và Tông tuấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Christus vivit mạnh mẽ mời gọi điều này: đồng hành với  giới trẻ trong việc nhận biết và chấp nhận tiếng gọi tới tình yêu và tới đời sống trong sự sung mãn của nó, và cũng là một thách đố cho chính giới trẻ để ngày nay nhận diện những cách thức loan báo Tin Mừng hiệu quả nhất.

Đồng hành với người trẻ đòi phải đặt sang một bên những kế hoạch được quan niệm trước, song phải gặp chúng ở nơi chúng sống, phải thích ứng với thời gian và nhịp điệu của chúng; nó cũng có nghĩa là nghiêm chỉnh tiếp đón chúng trong những đấu tranh của chúng và giải thích thực tại mà trong đó chúng sống. Họ cần được đồng hành và giúp đỡ hầu sự loan báo, được nhận bằng lời hay hành động, trở nên thiết thân và làm cho hiệu quả chính nỗ lực hằng ngày của họ để kiến tạo câu chuyện cuộc đời và căn tính của họ, khi tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc đời, vốn luôn luôn là một phần trong cuộc hành trình của họ ngay cả khi không được diễn đạt cách minh nhiên hay ý thức.

Tự bản tính giới trẻ có năng lực lớn lao. Họ cần nhiều chỗ trong đó diễn đạt chính mình. Họ cần những chân trời rộng lớn, những thách đố lớn để đáp lại và một tương lai để hoạch định tới. Họ cũng cần những người tỏ ra tin tưởng họ, cho họ những cơ hội, mời gọi và khích lệ họ chuyển dịch những năng lực thành phục vụ, chứng tá và việc tông đồ. Kiến tạo không gian cũng có nghĩa là chấp nhận giới trẻ như họ là; chấp nhận những cách thức và lầm lỗi của họ, cách riêng khi người trẻ dành tất cả cố gắng của mình cho những cơ hội để phục vụ, không quá bận tâm hay tập trung vào những kết quả, hay kỳ vọng từ họ những mức độ cao của “những tiêu chuẩn chuyên nghiệp”. Điều này có nghĩa là nhìn vào những cá nhân như ngôi vị toàn diện hầu họ có thể tăng trưởng tới trưởng thành trong tiến trình phát triển nhân bản và thiêng liêng của họ.

KẾT LUẬN

Khi chúng ta tạ ơn vì 150 năm này trong đời sống của Hiệp hội Mẹ Phù hộ, chúng ta hãy cam kết trung thành với đoàn sủng của Đấng Sáng lập thánh thiện của Gia đình Salêdiêng, cho phép Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong việc canh tân nhiệt tình loan báo Tin Mừng và giáo dục. Điều này có nghĩa là mang đức tin vào Đức Giêsu Kitô và tình yêu đối với Mẹ Maria tới cho mọi người trẻ, thanh thiếu niên nam nữ, cách riêng những em nghèo nhất và thiếu thốn nhất (chúng ta đừng bao giờ quên điều này). Nó có nghĩa là gieo trồng hạt giống này trong những năm sớm sủa nhất khi các trẻ nam nữ vẫn còn sống trong thời kỳ hoàng kim của mối quan tâm đến các giá trị tôn giáo. Nó có nghĩa là chia sẻ đức tin vào Đức Giêsu và tình yêu dành cho Mẹ chúng ta với nhiều bạn hữu, những thành viên gia đình, các bạn đồng trang lứa, những người lân cận và những người thân quen. Khía cạnh cốt yếu của nhiệt tình loan báo Tin Mừng này hệ tại ở sự canh tân của Hiệp hội và chú tâm đặc biệt đến gia đình và những thế hệ mới, cổ xúy và phát triển những tình bạn cá nhân, rộng mở đối với mọi người và một tinh thần phục vụ, làm cho những thái độ Tin Mừng sâu xa của Đức Maria thành của mình: sự sẵn sàng của Mẹ dành cho Thiên Chúa, sự trung thành của Mẹ trong giờ phút thử thách và thập giá, tinh thần vui tươi và tạ ơn của Mẹ vì những kỳ diệu Chúa thực hiện.

Trong tinh thần Magnificat chúng ta hãy hát lời tri ân vì tất cả điều tốt lành được ADMA trải nghiệm suốt 150 năm, kể cả tri ân vì sự trung thành của rất nhiều người khiêm hạ vốn giữ cho ngọn lửa của Hiệp hội ấy sống động trong những lúc khó khăn, khủng hoảng và thách đố hầu tặng phẩm nhận được bởi Don Bosco có thể tiếp tục được chuyển giao cho các thế hệ tương lai.

Gần với bức tranh Mẹ Maria Phù hộ các Giáo hữu trong Vương cung Thánh đường ở Turin, bức tranh Don Bosco đã có với một khuôn mẫu Giáo hội trong tay cho thấy công cuộc Salêdiêng được ghi dấu bởi sự hiện diện của Mẹ Phù hộ như thế nào. Sự trung thành với Don Bosco không thể bị chia tách khỏi sự sùng kính Mẹ Phù hộ vốn rất gần gũi với cõi lòng tông đồ của ngài và với cõi lòng của tất cả những đấng kế vị ngài. Nó là một gia sản đoàn sủng ta phải tái khám phá và cổ xúy.

Sự hiện diện từ mẫu tích cực của Đức Maria là nền tảng của Hiệp hội và sự khởi hứng cho các thành viên cam kết phục vụ Vương quốc Thiên Chúa.”[43] Hiệp hội này và sự kiện thuộc về nó được đặt nền trên kinh nghiệm về sự hiện diện từ mẫu và sự trợ giúp của Đức Maria trong chính đời sống mình. Sự hiện diện từ mẫu này được nhìn xem, chạm đến và kinh nghiệm, sẽ sinh động và nâng đỡ mọi cố gắng, quyết định và hành động tốt lành. Đức Maria ở với chúng ta, ngài yêu mến và chở che chúng ta. Từ đây có được cảm thức Tin Mừng về sự phục vụ vốn lưu xuất từ niềm vui là cảm thấy mình được cứu độ và niềm vui của việc mình nhiệt thành cam kết công bố và xây dựng Vương quốc Thiên Chúa, theo gương và với sự trợ giúp của Đức Maria, Đấng tôn vinh Chúa và đồng thời tuyên bố mình là nữ tỳ khiêm hạ của Ngài.

Chúng ta cũng hãy kinh nghiệm tình yêu hiền mẫu của Đức Maria để trở nên những bàn tay của ngài vươn đến mọi cá nhân hầu mọi người có thể đến gần Thiên Chúa tình yêu. Sự phó thác thường hằng cho Đức Maria là một đặc tính sống động của linh đạo chúng ta. “Sự phó thác có một hành động vươn lên: nó là việc trao ban chính mình để quảng đại đáp lại một sứ mệnh phải được hoàn thành; nhưng cũng có một chuyển động đi xuống: tin tưởng và tri ơn chấp nhận sự trợ giúp của Đấng đã hướng dẫn Don Bosco và tiếp tục hướng dẫn Gia đình thiêng liêng ấy vốn có cội nguồn của mình nơi ngài.”[44]

Sự hiện diện được trải nghiệm mạnh mẽ của Đức Maria trong sứ mệnh giáo dục và loan báo Tin Mừng của chúng ta là một sự xác nhận và sự an toàn rằng chúng ta không làm “việc của riêng mình” và không chỉ lệ thuộc vào những nỗ lực của ta mà thôi: chúng ta đáp lại một tặng phẩm và một tiếng gọi đòi hỏi, với tất cả nỗ lực và kiên nhẫn, những đáp lời của chúng ta, dù chúng luôn luôn giới hạn. Sự trao phó chân chính cho Đức Maria, Đấng đầu tiên được loan báo Tin Mừng và là người đầu tiên loan báo Tin Mừng đối với chúng ta là một sự kiện đoàn sủng vốn làm chúng ta có thể ý thức là những tôi tớ và trung gian của ân sủng Thiên Chúa. Như ngài đã làm ở Cana xứ Galilê, Đức Maria ngôi sao loan báo Tin Mừng, đang giúp đỡ chúng ta, để biết làm thế nào đáp lại những vấn nạn thật sự của giới trẻ và của dân tộc mà Thiên Chúa yêu mến, và Mẹ mời chúng ta chú ý đến Con của Mẹ: “Ngài bảo gì anh em hãy làm theo.”[45]

Hiệp hội Đức Mẹ Phù hộ là một ánh sáng tỏa chiếu ra cho toàn thế giới Salêdiêng và mời gọi chúng ta cùng với Đức Maria là những môn đệ và nhà truyền giáo của Tin Mừng vui tươi. Rất nhiều con mắt đang nhìn vào tổ chức này mà, như một Hiệp hội, có thể làm cho các gia đình, cha mẹ, trẻ em, người trẻ và già, các thiếu niên nam nữ, can dự vào. Ý kiến của cha về tình trạng ấy được đặt trên việc quan sát rằng đôi khi những cơ hội mới nảy sinh giữa chúng ta không phải bởi vì có một chương trình được thiết lập nhưng bởi vì chính sự sống kêu gọi; chính đời sống có thể nêu bật điều gì là quan trọng nhất và điều gì là cần thiết nhất. Khía cạnh loại biệt quí báu nhất của ADMA là sự kiện của đức tin được sống trong một gia đình ở đó Đức Mẹ hiện diện và cung cấp sự đồng hành. Điều này có giá trị lớn lao đối với Giáo hội, có một giá trị ngoại lệ.

Để kết luận, hãy cho phép cha chia sẻ một xác tín sâu xa của mình. Du hành khắp thế giới cha chú ý rằng chúng ta đang đặt quá nhiều nỗ lực vào quá nhiều hoạt động khác nhau để làm chúng thành công tốt đẹp bao có thể, nhiều cố gắng dành cho công cuộc xã hội quảng đại: điều này rất có giá trị và luôn luôn rất Salêdiêng. Tuy nhiên, đôi khi điều đang mất đi, ấy là một cơ hội cho những tương giao thật sự: những dịp để nói về Thiên Chúa, về Đức Giêsu, để cử hành đức tin, để diễn đạt đức tin vốn là sự nâng đỡ của chúng ta. Chúng ta nói về quá nhiều việc, nhưng đôi khi, không may, không nói về điều gì được đâm rễ sâu xa nhất. Trong tình trạng này Hiệp hội Đức Mẹ Phù hộ có nhiều yếu tố tốt đẹp, giữa đó đức tin và cầu nguyện nổi bật lên và những điều này vẫn cần phải còn là một ưu tiên. Nhìn thấy các gia đình, các trẻ em, nhìn thấy những người trẻ và những người già cùng với nhau là một điều tuyệt vời.

Cha cám ơn những người đã làm cho hành trình này thành có thể và cha mời gọi tất cả Gia đình Salêdiêng và tất cả những nơi chốn chúng ta hiện diện hãy lợi dụng tình yêu của người Mẹ này với cùng niềm đam mê giáo dục và loan báo Tin Mừng của Don Bosco. Cha có thể đoan chắc anh chị em rằng sự che chở của Chúa, sự hiện diện từ mẫu của Mẹ Phù hộ và lời chuyển cầu của Don Bosco sẽ không thiếu. Cách riêng, cha xin tất cả Gia đình Salêdiêng cổ xúy sự hiểu biết về Hiệp hội này với sự sáng tạo mục vụ trong những nơi mà nó chưa hiện diện; mặc dù 150 năm đã qua từ khi được thành lập. Mẹ Phù hộ sẽ làm điều còn lại.

Thánh Gioan Phaolô II đã cho chúng ta một đồ thị tốt đẹp, khi nói cho chúng ta như Gia đình Salêdiêng: “Các nhà giáo dục thân mến, do công cuộc của anh chị em, anh chị em chia sẻ cách kỳ diệu vào vai trò hiền mẫu của Giáo hội (Gravissimum educationis, 3). Hãy luôn giữ trước mặt anh chị em Đức Maria cực thánh, người cộng sự cao cả nhất của Thánh Thần, luôn thuần thục trước những soi sáng của Thánh Thần và vì thế trở thành Mẹ Đức Kitô và Mẹ Giáo hội. Qua các thế hệ Mẹ tiếp tục “tỏ ra là một sự hiện diện từ mẫu bởi những lời Đức Kitô nói từ thập giá: “Này là Con Bà” “Này là Mẹ con”. Anh chị em đừng bao giờ rời mắt khỏi Đức Maria”. (RM 24).[46]

Cám ơn anh em vì tất cả những chứng tá anh em đang cống hiến. Chúng ta hãy tiếp tục tiến lên phía trước với năng lực lớn lao: hãy phó thác, hãy tin tưởng, và mỉm cười! Xin Chúa chúc lành cho anh em.

Fr Ángel Fernández Artime S.D.B.

Rector Major

_________________________

[1] G. Bosco, Circolare ai Salesiani sulla diffusione dei buoni libri, in ISS, Fonti  . Don Bosco e la sua opera, LAS, Roma 2014, p. 481.

[2] Francis, Like Don Bosco with the young and for the young. Lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho Bề Trên Cả của những người Salêdiêng nhân dịp 200 năm ngày sinh của Thánh Gioan Bosco, AGC n. 421 p 104.

[3] Cf. BM II, 191.

[4] E. Viganò, Mary renews the Salesian Family of Don Bosco (Lá thư được phát hành trong ACS n. 289).

[5] Nhân dịp này cha cám ơn các Salêdiêng, FMA và ADMA của Valdocco vì sự đóng góp giá trị của họ dành cho cha như một kết quả của suy tư họ thực hiện vào lúc hừng đông của ngày kỷ niệm 150 năm này.

[6] Letture Cattoliche, Anno XVII (Maggio), Fasc. V, pp. 48-50.

[7] Cf. Francis of Sales, Philothea I,1,4; 3,13.

[8] Ibid., Philothea I,1,9.

[9] Ibid., Philothea I,2,8.

[10] E. Ceria, Don Bosco con Dio, SEI, Torino 1929, p. 209.

[11] Cf. L.M. Grignion de Montfort, Treatise on true devotion, III, 1, 120.

[12] S. De Fiores, Maria nella vita dello Spirito, Cirié (Torino) 2003, pp.149-151.

[13] P. Brocardo, Don Bosco. Profondamente uomo profondamente santo, LAS, Roma, 2001, p. 127.

[14] John Paul II, Iuvenum Patris, in AGC n. 325 p. 11: những chữ in nghiêng là của cha và muốn nhấn mạnh đến khía cạnh Thánh Mẫu biệt loại của lối thiêng Don Bosco.

[15] G. Bosco, Meraviglie della Madre di Dio invocata sotto il titolo di Maria Ausiliatrice, Torino 1868, p. 45.

[16] M. Rua, Lettere circolari, Torino 1965, 178, pp. 293-294 ss.

[17] M. Rua, o.c., p. 353.

[18] J. E. Vecchi, Spiritualità Salesiana, Elle Di Ci, Leumann (TO) 2001, p. 229.

[19] P. Brocardo, Ibid, p.131.

[20] P. Brocardo, Ibid, p.132.

[21] E. Viganò, o.c., p. 16.

[22] Ibidem.

[23] P. Braido, Don Bosco prete dei giovani nel secolo delle libertà, LAS, Roma 2003, vol. I, pp. 526-528.

[24] GC24, 80.

[25] www.admadonbosco.org.

[26] Francis, Diễn từ cho dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục,  17 October 2015.

[27] Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám mục trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô, (27 October 2018), nn. 121-122.

[28] Francis, Letter to the President of the Pontifical Commission for Latin America (26.04.2016).

[29] Regulations ADMA, art. 2.

[30] Salesian Family Charter, n. 16.

[31] Ibid, n. 31.

[32] Paul VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi n. 48

[33] Francis, Diễn từ cho những ai dấn thân vào công việc hành hương và cho các Giám đốc của các Đền thánh, Rome 21 January 2016.

[34] Ibidem.

[35] La nuvoletta del Carmelo, ossia la divozione a Maria Ausiliatrice premiata di nuove grazie, per cura del sacerdote Giovanni Bosco, S. Pier d’Arena, Tipografia e libreria di S. Vincenzo De’ Paoli, Torino – Nizza Marittima, Libreria Salesiana Patronato di S. Pietro 1877.

[36] Regulations ADMA, art. 3.

[37] Đang khi viết những trang này lần thứ hai trong một lúc ngắn ngủi, cha nhận được tin buồn về cái chết của một trong những vị truyền giáo của chúng ta. Trong khoảng ba tháng ở Burkina Faso (Tỉnh nói tiếng Pháp miền Tây Châu Phi), đời sống của hai hội viên truyền giáo là cha  Cesar Antonio Fernandez và cha Fernando Hermndez đã bị chấm dứt cách bạo tàn. Những lời của Đức Thánh Cha đã nên thật: “Ngày nay, mỗi ngày hàng ngàn Kitô hữu mất mạng khắp thế giới bởi vì đức tin của họ”.

[38] John Paul II, Angelus (31 January 1988) in AGC n. 325, p.41

[39] Salesian Family Charter, n. 16.

[40] Ibid, n. 17.

[41] G. Bosco, Vita del giovanetto Savio Domenico, allievo dell’Oratorio di S. Francesco di Sales, in ISS, Fonti Salesiane. Don Bosco e la sua opera, LAS, Roma 2014, pp. 1053-1055.

[42] G. Bosco, Cenno biografico sul giovanetto Magone Michele allievo dell’Oratorio di S. Francesco di Sales, in ISS, Fonti Salesiane. Don Bosco e la sua opera, LAS, Roma 2014, pp. 1106-1108.

[43] Regulations ADMA, art. 1.

[44] Salesian Family Charter, n. 37.

[45] Jn 2,5.

[46] John  Paul II, Iuvenum Patris, o.c., pp. 33-34.

Visited 6 times, 1 visit(s) today